Đoàn công tác của Bộ GTVT đi kiểm tra thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng QL1 đoạn Thanh Hóa - Nghệ An vừa phát hiện nhiều trường hợp thi công gây mất an toàn.
Nhà thầu sử dụng xe có thùng cơi nới để chở quá tải sẽ bị xử lý
Một số đơn vị thi công bị Bộ GTVT yêu cầu xử lý như: Công ty xây dựng Vạn Cường, Công ty CP Việt Ren, Công ty CP tập đoàn Trường Thịnh, Liên danh Công ty CP Phương Thành và Tổng công ty đầu tư xây dựng thương mại Miền Trung, Liên danh công ty CP cầu 3 Thăng Long và Công ty CP 16... Các đơn vị này bị phạt về lỗi “Thi công trên đường bộ đang khai thác không bố trí đủ báo hiệu, cọc tiêu di động, rào chắn theo quy định”.
Trong khi đó, Liên danh công ty TNHH Phú Nguyên Hải và công ty CP ây dựng Trung Đức, Liên danh công ty CP Thuận An và Công ty Cp Trường Sơn, Công ty Cp Tân Nam bị phạt lỗi “Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ có Giấy phép thi công hết hạn”.
Bộ GTVT khiển trách Ban QLDA 1 (Bộ GTVT) và đơn vị tư vấn giám sát, yêu cầu tổ chức rút kinh nghiệm đối với tập thể, cá nhân liên quan vì buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát việc bảo đảm ATGT, an toàn lao động và vệ sinh môi trường đối với nhà thầu, để xảy ra tình trạng một số nhà thầu thi công sử dụng xe thay đổi chiều cao thùng hàng để chở nguyên vật liệu.
Từ kết quả kiểm tra, mới đây, Bộ GTVT đã có văn bản yêu cầu các Sở GTVT, Ban quản lý dự án, tư vấn giám sát các dự án cải tạo, mở rộng QL1, QL14 rà soát phương án và kiểm soát chặt chẽ công tác bảo đảm ATGT, an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Đặc biệt là giám sát, xử lý nghiêm đối với vi phạm tự ý thay đổi kích thước thùng hàng xe ô tô tự đổ. Phương tiện vận chuyển, thi công phải đăng ký, đăng kiểm.
Bộ GTVT cũng chỉ đạo thực hiện kiểm soát chặt chẽ nhân sự, lao động; phương tiện, thiết bị thi công. Khi nhà thầu thay đổi nhân sự phải có văn bản báo cáo và được chủ đầu tư chấp thuận, với điều kiện nhân sự mới phải có chuyên môn, kinh nghiệm tối thiểu bằng trình độ mà nhà thầu cam kết trong hồ sơ thầu. Lao động trên công trường phải có hợp đồng lao động, được trang cấp và sử dụng bảo hộ lao động, được huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
Cục Y tế được giao nhiệm vụ chủ động phối hợp với các nhà thầu tổ chức khám sức khỏe lưu động tại công trường cho người lao động, tập trung vào người điều khiển phương tiện, thiết bị thi công, người làm công việc nặng nhọc, độc hại.
Nhà thầu sử dụng xe có thùng cơi nới để chở quá tải sẽ bị xử lý
Một số đơn vị thi công bị Bộ GTVT yêu cầu xử lý như: Công ty xây dựng Vạn Cường, Công ty CP Việt Ren, Công ty CP tập đoàn Trường Thịnh, Liên danh Công ty CP Phương Thành và Tổng công ty đầu tư xây dựng thương mại Miền Trung, Liên danh công ty CP cầu 3 Thăng Long và Công ty CP 16... Các đơn vị này bị phạt về lỗi “Thi công trên đường bộ đang khai thác không bố trí đủ báo hiệu, cọc tiêu di động, rào chắn theo quy định”.
Trong khi đó, Liên danh công ty TNHH Phú Nguyên Hải và công ty CP ây dựng Trung Đức, Liên danh công ty CP Thuận An và Công ty Cp Trường Sơn, Công ty Cp Tân Nam bị phạt lỗi “Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ có Giấy phép thi công hết hạn”.
Bộ GTVT khiển trách Ban QLDA 1 (Bộ GTVT) và đơn vị tư vấn giám sát, yêu cầu tổ chức rút kinh nghiệm đối với tập thể, cá nhân liên quan vì buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát việc bảo đảm ATGT, an toàn lao động và vệ sinh môi trường đối với nhà thầu, để xảy ra tình trạng một số nhà thầu thi công sử dụng xe thay đổi chiều cao thùng hàng để chở nguyên vật liệu.
Từ kết quả kiểm tra, mới đây, Bộ GTVT đã có văn bản yêu cầu các Sở GTVT, Ban quản lý dự án, tư vấn giám sát các dự án cải tạo, mở rộng QL1, QL14 rà soát phương án và kiểm soát chặt chẽ công tác bảo đảm ATGT, an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Đặc biệt là giám sát, xử lý nghiêm đối với vi phạm tự ý thay đổi kích thước thùng hàng xe ô tô tự đổ. Phương tiện vận chuyển, thi công phải đăng ký, đăng kiểm.
Bộ GTVT cũng chỉ đạo thực hiện kiểm soát chặt chẽ nhân sự, lao động; phương tiện, thiết bị thi công. Khi nhà thầu thay đổi nhân sự phải có văn bản báo cáo và được chủ đầu tư chấp thuận, với điều kiện nhân sự mới phải có chuyên môn, kinh nghiệm tối thiểu bằng trình độ mà nhà thầu cam kết trong hồ sơ thầu. Lao động trên công trường phải có hợp đồng lao động, được trang cấp và sử dụng bảo hộ lao động, được huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
Cục Y tế được giao nhiệm vụ chủ động phối hợp với các nhà thầu tổ chức khám sức khỏe lưu động tại công trường cho người lao động, tập trung vào người điều khiển phương tiện, thiết bị thi công, người làm công việc nặng nhọc, độc hại.
Theo GTVT.