Đã gần 50 năm trôi qua nhưng người dân phường Bến Thủy, thành phố Vinh vẫn nhớ và kể lại cho con cháu hành động dũng cảm của chàng thanh niên làng Yên, Trần Ngọc Thái khi một mình vượt qua dòng sông Lam bắt sống giặc lái Mỹ.
Từ năm 1964 đến năm 1968, phường Bến Thủy là một trong những trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ. Đây được xem là huyết mạch giao thông để chi viện cho chiến trường miền Nam với 3 vị trí trọng điểm là Kho xăng dầu mỡ, Nhà máy điện thành phố Vinh và phà Bến Thủy.
Ông Trần Ngọc Thái bên bức ảnh kỷ niệm.Với âm mưu cắt huyết mạch giao thông chi viện cho chiến trường, phường Bến Thủy ngày đó đã trở thành túi bom đánh phá của đế quốc Mỹ.
Nhiều con em Bến Thủy đã anh dũng hy sinh để đảm bảo giao thông thông suốt, quân dân Bến Thủy lập nhiều chiến công hiển hách mà điển hình nhất phải kể đến hành động dũng cảm của chàng thanh niên Trần Ngọc Thái vượt qua dòng sông Lam bắt sống giặc lái Mỹ, đã góp phần thôi thúc, cổ vũ ý chí quyết tâm của quân dân xứ Nghệ đánh thắng giặc.
Chiến tranh lùi xa nhưng ông Trần Ngọc Thái vẫn nhớ như in cái đêm mình bắt sống tên giặc lái Mỹ nhảy dù xuống dòng sông Lam. Vào khoảng 21 giờ ngày 6/9/1968, ông và một số đồng chí khác được phân công trực chống bão lụt bên dòng sông Lam.
Khi đó, một máy bay địch bị lưới lửa phòng không của quân và dân thành phố Vinh bắn rơi xuống phía Nam dòng sông Lam thuộc địa phận xã Xuân Giang 2, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), tên phi công Mỹ nhảy dù để thoát thân, thì hàng chục máy bay các loại của Mỹ từ ngoài biển bay vào, quần đảo, bắn phá, tìm mọi cách cứu tên giặc lái này.
Với quyết tâm không để tên giặc lái Mỹ chạy thoát, khoác vội khẩu súng tiểu liên lên vai, Trần Ngọc Thái một mình chèo thuyền băng qua dòng sông Lam rộng khoảng 800m khi nước lũ đang dâng cao và chảy rất xiết. Khi sang tới nơi cũng là lúc máy bay trực thăng của địch thả thang dây xuống hòng cứu thoát tên phi công.
Nhanh trí, ông Thái nâng khẩu tiểu liên bắn trúng tay trái đang cầm súng của tên phi công Mỹ. Dù bị thương và mất súng nhưng tên giặc lái vẫn không đầu hàng chịu trói mà cố kháng cự. Ông Thái tiếp tục dùng thanh mái chèo thuyền đập tiếp vào vai tên giặc lái, khiến hắn ngã quỵ, làm vỡ bộ đàm khoác trên vai, mất tín hiệu với máy bay cứu viện.
Khi đó, tên giặc lái mới chịu trói. Ngay sau đó, ông Thái đã cùng một số anh em dân quân du kích thuộc phà 33 Bến Thủy áp giải tên phi công Mỹ về.
Tên phi công do ông Trần Ngọc Thái bắt sống là trung tá Coos Kfyker, lái chiếc máy bay A6, bị đại đội C1 và C3 của Trung đoàn 233 lực lượng phòng không bảo vệ thành phố Vinh bắn rơi. Việc bắt sống tên phi công Mỹ không những góp công lớn trong việc khai thác thông tin cho bộ đội ta mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc cổ vũ, khích lệ tinh thần quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ của nhân dân xứ Nghệ.
Hiện nay, khẩu súng tiểu liên do ông Trần Ngọc Thái sử dụng để bắt tên lính Mỹ cùng áo, quần, súng, giày của tên phi công vẫn đang được trưng bày tại Nhà truyền thống thành phố Vinh như một trong những chứng tích lịch sử quan trọng nhằm lưu giữ và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ mai sau.
Không dấu được cảm xúc khi kể về câu chuyện năm xưa, ông Trần Ngọc Thái chia sẻ: Lúc nhìn thấy tên phi công Mỹ nhảy dù, như xuất hiện trong ông một sự quyết tâm rất lớn phải bắt sống tên lính Mỹ, không để nó chạy thoát.
Dù chỉ một mình vượt qua dòng sông Lam trong hoàn cảnh thời tiết không thuận lợi, trời tối, nước sông Lam dâng cao và chảy xiết; phải một mình đối mặt với kẻ thù trong khi chúng đang nhận sự hỗ trợ của đồng bọn nhưng ý chí và lòng căm thù giặc đã giúp ông vượt lên tất cả.
Nói về truyền thống, ông Phạm Thanh Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy phường Bến Thủy cho rằng, hành động dũng cảm, thông minh của ông Trần Ngọc Thái đã nêu một tấm gương sáng về tinh thần quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ.
Cùng với tấm gương ông Trần Ngọc Thái, qua 9 năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, nhất là trong 4 năm ác liệt của cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất 1964 - 1968 đã có hàng trăm cán bộ và nhân dân phường Bến Thủy đạt các danh hiệu "Dũng sỹ quyết thắng", "Chiến sỹ xuất sắc", "Lao động tiên tiến", Phụ nữ "3 đảm đang".
Sau hành động dũng cảm đó, ông Trần Ngọc Thái lại hăng hái lên đường nhập ngũ và biên chế tại Tiểu đoàn 40, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An chiến đấu ở chiến trường phía Nam. Năm 1972 trong khi làm nhiệm vụ, ông bị thương nặng và trở về quê nhà là thương binh 2/4, bị cụt một chân.
Với quyết tâm "tàn nhưng không phế", ông Thái vẫn tiếp tục tham gia công tác xã hội, góp phần xây dựng quê hương, đảm nhận công tác Thống kê ở phường Bến Thủy một thời gian, sau đó ông chuyển sang làm Ban kiểm soát viên chợ Bến Thủy (thành phố Vinh) cho đến hôm nay.
Cựu chiến binh, thương binh Trần Ngọc Thái đã góp phần viết tiếp trang sử vẻ vang của quân dân xứ Nghệ nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, là một trong những tấm gương sáng để thế hệ trẻ học tập.
Từ năm 1964 đến năm 1968, phường Bến Thủy là một trong những trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ. Đây được xem là huyết mạch giao thông để chi viện cho chiến trường miền Nam với 3 vị trí trọng điểm là Kho xăng dầu mỡ, Nhà máy điện thành phố Vinh và phà Bến Thủy.
Ông Trần Ngọc Thái bên bức ảnh kỷ niệm.
Nhiều con em Bến Thủy đã anh dũng hy sinh để đảm bảo giao thông thông suốt, quân dân Bến Thủy lập nhiều chiến công hiển hách mà điển hình nhất phải kể đến hành động dũng cảm của chàng thanh niên Trần Ngọc Thái vượt qua dòng sông Lam bắt sống giặc lái Mỹ, đã góp phần thôi thúc, cổ vũ ý chí quyết tâm của quân dân xứ Nghệ đánh thắng giặc.
Chiến tranh lùi xa nhưng ông Trần Ngọc Thái vẫn nhớ như in cái đêm mình bắt sống tên giặc lái Mỹ nhảy dù xuống dòng sông Lam. Vào khoảng 21 giờ ngày 6/9/1968, ông và một số đồng chí khác được phân công trực chống bão lụt bên dòng sông Lam.
Khi đó, một máy bay địch bị lưới lửa phòng không của quân và dân thành phố Vinh bắn rơi xuống phía Nam dòng sông Lam thuộc địa phận xã Xuân Giang 2, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), tên phi công Mỹ nhảy dù để thoát thân, thì hàng chục máy bay các loại của Mỹ từ ngoài biển bay vào, quần đảo, bắn phá, tìm mọi cách cứu tên giặc lái này.
Với quyết tâm không để tên giặc lái Mỹ chạy thoát, khoác vội khẩu súng tiểu liên lên vai, Trần Ngọc Thái một mình chèo thuyền băng qua dòng sông Lam rộng khoảng 800m khi nước lũ đang dâng cao và chảy rất xiết. Khi sang tới nơi cũng là lúc máy bay trực thăng của địch thả thang dây xuống hòng cứu thoát tên phi công.
Nhanh trí, ông Thái nâng khẩu tiểu liên bắn trúng tay trái đang cầm súng của tên phi công Mỹ. Dù bị thương và mất súng nhưng tên giặc lái vẫn không đầu hàng chịu trói mà cố kháng cự. Ông Thái tiếp tục dùng thanh mái chèo thuyền đập tiếp vào vai tên giặc lái, khiến hắn ngã quỵ, làm vỡ bộ đàm khoác trên vai, mất tín hiệu với máy bay cứu viện.
Khi đó, tên giặc lái mới chịu trói. Ngay sau đó, ông Thái đã cùng một số anh em dân quân du kích thuộc phà 33 Bến Thủy áp giải tên phi công Mỹ về.
Tên phi công do ông Trần Ngọc Thái bắt sống là trung tá Coos Kfyker, lái chiếc máy bay A6, bị đại đội C1 và C3 của Trung đoàn 233 lực lượng phòng không bảo vệ thành phố Vinh bắn rơi. Việc bắt sống tên phi công Mỹ không những góp công lớn trong việc khai thác thông tin cho bộ đội ta mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc cổ vũ, khích lệ tinh thần quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ của nhân dân xứ Nghệ.
Hiện nay, khẩu súng tiểu liên do ông Trần Ngọc Thái sử dụng để bắt tên lính Mỹ cùng áo, quần, súng, giày của tên phi công vẫn đang được trưng bày tại Nhà truyền thống thành phố Vinh như một trong những chứng tích lịch sử quan trọng nhằm lưu giữ và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ mai sau.
Không dấu được cảm xúc khi kể về câu chuyện năm xưa, ông Trần Ngọc Thái chia sẻ: Lúc nhìn thấy tên phi công Mỹ nhảy dù, như xuất hiện trong ông một sự quyết tâm rất lớn phải bắt sống tên lính Mỹ, không để nó chạy thoát.
Dù chỉ một mình vượt qua dòng sông Lam trong hoàn cảnh thời tiết không thuận lợi, trời tối, nước sông Lam dâng cao và chảy xiết; phải một mình đối mặt với kẻ thù trong khi chúng đang nhận sự hỗ trợ của đồng bọn nhưng ý chí và lòng căm thù giặc đã giúp ông vượt lên tất cả.
Nói về truyền thống, ông Phạm Thanh Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy phường Bến Thủy cho rằng, hành động dũng cảm, thông minh của ông Trần Ngọc Thái đã nêu một tấm gương sáng về tinh thần quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ.
Cùng với tấm gương ông Trần Ngọc Thái, qua 9 năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, nhất là trong 4 năm ác liệt của cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất 1964 - 1968 đã có hàng trăm cán bộ và nhân dân phường Bến Thủy đạt các danh hiệu "Dũng sỹ quyết thắng", "Chiến sỹ xuất sắc", "Lao động tiên tiến", Phụ nữ "3 đảm đang".
Sau hành động dũng cảm đó, ông Trần Ngọc Thái lại hăng hái lên đường nhập ngũ và biên chế tại Tiểu đoàn 40, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An chiến đấu ở chiến trường phía Nam. Năm 1972 trong khi làm nhiệm vụ, ông bị thương nặng và trở về quê nhà là thương binh 2/4, bị cụt một chân.
Với quyết tâm "tàn nhưng không phế", ông Thái vẫn tiếp tục tham gia công tác xã hội, góp phần xây dựng quê hương, đảm nhận công tác Thống kê ở phường Bến Thủy một thời gian, sau đó ông chuyển sang làm Ban kiểm soát viên chợ Bến Thủy (thành phố Vinh) cho đến hôm nay.
Cựu chiến binh, thương binh Trần Ngọc Thái đã góp phần viết tiếp trang sử vẻ vang của quân dân xứ Nghệ nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, là một trong những tấm gương sáng để thế hệ trẻ học tập.
Theo Tin Tức