Nhà xuất bản Hội Nhà văn vừa ấn hành tập truyện ngắn mang tiêu đề Liều thuốc thần kỳ, tác giả là bà Nguyễn Thị Thìn (61 tuổi, ngụ xã Văn Sơn, H.Đô Lương), một người phụ nữ có số phận long đong không kém những nhân vật trong trang sách bà viết ra.
Bà Nguyễn Thị Thìn nói, bỏ ra gần 10 triệu đồng để in sách là một quyết định đầy táo bạo vì đó gần như là cả gia sản của bà. Hơn 10 năm đi giúp việc, tiền công cũng chỉ đủ thuốc men cho bà và còn dư chút ít thì cho đứa cháu (con của em trai bà, bị tật nguyền) đang đi học, nên với bà mười triệu bạc là số tiền quá lớn. Nhưng từ tận cùng của nỗi khổ, với bà, viết lại là một cách để “giải nén” nỗi lòng.
Hai lần mặc áo cưới, ba lần mang thai nhưng bà không được làm mẹ. Người chồng đầu tiên bỏ rơi bà. Năm 34 tuổi, người bà bỗng dưng nổi đầy vết thâm. Bác sĩ bệnh viện huyện khám xong khẳng định bà bị bệnh máu không đông, có thể sẽ chuyển sang máu trắng. 43 tuổi, bà thành góa phụ khi người chồng thứ hai là một thợ hồ mất vì tai nạn lao động. Cuộc sống không nhà, không con cái, bệnh tật hành hạ liên miên khiến bà bơ vơ, lay lắt. 61 tuổi, bà vẫn là người không nhà. Quanh năm suốt tháng đi giúp việc cho người ta. Chốn để đi về là người mẹ già đang sống trong căn nhà cũ nghèo nàn với vợ chồng người em trai tàn tật.
Bà Thìn nói, bà đến với văn chương như tìm đến một người bạn. In sách chỉ để trải lòng cho bớt đau khổ chứ không dám mong ước gì cao xa hơn. Bà học đến lớp 9 rồi nghỉ, chưa hề biết thế nào là nghệ thuật viết truyện, thậm chí sách để đọc với bà cũng là điều xa xỉ. Sáu truyện ngắn trong tập truyện Liều thuốc thần kỳ như là sáu lát cắt từ cuộc đời của bà, đầy bi kịch và khổ đau.
Bà Nguyễn Thị Thìn nói, bỏ ra gần 10 triệu đồng để in sách là một quyết định đầy táo bạo vì đó gần như là cả gia sản của bà. Hơn 10 năm đi giúp việc, tiền công cũng chỉ đủ thuốc men cho bà và còn dư chút ít thì cho đứa cháu (con của em trai bà, bị tật nguyền) đang đi học, nên với bà mười triệu bạc là số tiền quá lớn. Nhưng từ tận cùng của nỗi khổ, với bà, viết lại là một cách để “giải nén” nỗi lòng.
Hai lần mặc áo cưới, ba lần mang thai nhưng bà không được làm mẹ. Người chồng đầu tiên bỏ rơi bà. Năm 34 tuổi, người bà bỗng dưng nổi đầy vết thâm. Bác sĩ bệnh viện huyện khám xong khẳng định bà bị bệnh máu không đông, có thể sẽ chuyển sang máu trắng. 43 tuổi, bà thành góa phụ khi người chồng thứ hai là một thợ hồ mất vì tai nạn lao động. Cuộc sống không nhà, không con cái, bệnh tật hành hạ liên miên khiến bà bơ vơ, lay lắt. 61 tuổi, bà vẫn là người không nhà. Quanh năm suốt tháng đi giúp việc cho người ta. Chốn để đi về là người mẹ già đang sống trong căn nhà cũ nghèo nàn với vợ chồng người em trai tàn tật.
Bà Thìn nói, bà đến với văn chương như tìm đến một người bạn. In sách chỉ để trải lòng cho bớt đau khổ chứ không dám mong ước gì cao xa hơn. Bà học đến lớp 9 rồi nghỉ, chưa hề biết thế nào là nghệ thuật viết truyện, thậm chí sách để đọc với bà cũng là điều xa xỉ. Sáu truyện ngắn trong tập truyện Liều thuốc thần kỳ như là sáu lát cắt từ cuộc đời của bà, đầy bi kịch và khổ đau.
HMO nguồn Thanh Niên.
Last edited by a moderator: