Chị là Nguyễn Thị Thìn, một cựu binh Trường Sơn quê ở X.Văn Sơn–Đô Lương hiện tại đang làm nghề giúp việc đã tích cóp tiền bạc để in tập truyện ngắn “Liều thuốc thần kỳ”. Miền Trung xứ Nghệ quê tôi mưa sập sùi không dứt. Chị Thìn gọi điện cho tôi từ tối hôm trước, đến sáng hôm sau chị vượt hơn 70 cây số từ xã Văn Sơn huyện Đô Lương xuống Vinh để đi khám lại đôi mắt do di chứng chất độc da cam để lại. Gần mười năm nay, sức khỏe yếu hơn nên đôi mắt chị ngày càng mờ dần.
Người đàn bà “lạc quan” và những nỗi đau không tên
Trời tháng 10 chưa hẳn đã lạnh lắm mà chị Thìn co ro xuýt xoa, môi tím tái. Như để thanh minh cho cái thể chất yếu ớt của mình, chị cười gượng gạo: “Chị mới yếu đây thôi, mấy năm ni không chịu được lạnh, với lại mắt cũng hơi mờ”.
Chị Nguyễn Thị Thìn.
Bệnh tật. Đó là tất cả những gì chị mang về quê nhà sau 4 năm cống hiến tuổi thanh xuân nơi Trường Sơn “xanh ngút cây ngàn, xanh ngút mộng mơ” như trong 1 câu thơ chị đã viết. Tuổi 20 phơi phới thanh xuân, nhưng quê nhà nghèo lắm, cha mẹ cũng nghèo, lại mang phận chị cả, chị bắt tay vào trồng rau nuôi lợn. Quê nghèo dang tay đón chị như đón bất kỳ người con nào từ chiến trường trở về, thế nhưng cuộc đời đâu mãi rộng mở vòng tay với chị.
Cuộc sống tần tảo trồng rau nuôi lợn, phụng dưỡng cha mẹ cứ vậy trôi qua. Nhưng tâm hồn người phụ nữ này quá nhạy cảm, quá đa đoan nên hết lần này đến lần khác, những vết thương lòng cứ chồng chất lên tấm thân gầy nhỏ bé của người cựu binh Trường Sơn. Tất cả những vết thương lòng đó, sau này được chị kể lại trong tập truyện ngắn “Liều thuốc thần kỳ”. Tôi gọi tập truyện ngắn này là nhật ký cuộc đời chị. Bởi khi gặp chị để lấy tư liệu viết bài, tôi nhận ra tất cả những chi tiết chị kể trong sách với những gì chị cung cấp cho tôi đều chỉ là một.
Gặp chị lần này, tôi chợt nhận ra cái từ “vết thương lòng” mà tôi đã dùng ở trên hóa ra chỉ là một mỹ từ. Phải nói trắng ra, nói rõ ra may chăng bạn đọc mới có thể hiểu và thông cảm phần nào cho người phụ nữ này. Đó chính là những nỗi đau được kìm nén dưới cái vỏ bọc “lạc quan” do chính chị gán vào mình. Chị nói với tôi: “Chị lạc quan nên chị không sợ đau khổ nữa”.
Chị - người đàn bà 60 tuổi, ốm yếu bệnh tật, nghèo xơ xác, bước chân quê mùa chậm chạp, lại trải qua bao nỗi đau đời người giờ ngồi đây, tự nhận mình là lạc quan.
Người phụ nữ ấy đã đi vào cuộc chiến tranh khốc liệt chỉ với thân hình nhỏ bé vỏn vẹn 39kg , đã bao ngày đêm băng rừng lội suối để chuyển công văn, thư từ, sách vở cho các chiến sỹ. Và rồi chị đi ra cuộc chiến với bao bệnh tật dày vò. Nhưng có thấm vào đâu so với những nỗi đau tinh thần chị phải gánh chịu. Người yêu đầu đời chưa kịp trao nhau lời hẹn thề thì anh đã ra đi vì một tai nạn giao thông.
Hai lần gá nghĩa vợ chồng là cả hai lần chị mất đi người đàn ông của đời mình vì những lý do đau đớn nhất. Lần thứ nhất, sau ba năm chung sống mặn nồng, anh ra đi sau một tai nạn lao động thương tâm khi anh chị chưa kịp có với nhau một mụn con. Bởi những lần chị mang thai đều không giữ được. Mãi sau này chị mới biết đó chính là hậu quả đớn đau nhất mà chiến tranh đã vô tình để lại cho chị. Chiến tranh đã không cho chị những đứa con lành lặn như mơ ước cháy bỏng bao nhiêu năm qua. Những mơ ước mới đơn giản làm sao nhưng với chị, chúng quá xa vời. “Giá như mình được dang tay ôm gọn cả hai đứa bé vào lòng mà vuốt ve, mà nựng nịu chúng nó, thật sung sướng biết bao”.
Đó là tâm sự của chị khi nằm trong bệnh viện để vĩnh biệt những hài nhi máu thịt của mình. Lần thứ hai, sau khi được bố trí làm việc ở nông trường An Ngãi – huyện Tân Kỳ năm 1978, chị tự nguyện ra đi khi cuộc sống vợ chồng có quá nhiều khác biệt. Chị ra đi với hai bàn tay trắng, không dám về quê sợ xóm làng chê cười, sợ cha mẹ xấu hổ với láng giềng, chị xuôi ra Hải Phòng nhờ cậy người anh họ vốn rất thương chị từ khi còn nhỏ, éo le thay, khi đặt chân đến Hải Phòng chị mới biết người anh đang mang trọng bệnh. Vậy là chị đành ở lại phụ giúp chăm sóc cho anh. Và rồi, chính từ đây, cái nghiệp làm thuê giúp việc đã vướng vào đời chị đến mãi tận bây giờ.
Tập truyện ngắn “Liều thuốc thần kỳ” .Đi làm thuê và nuôi heo đất để in sách
Sau khi người anh họ ở Hải Phòng qua đời, chị nhận lời giúp việc nhà cho những người ở quanh đó, rồi số phận đưa đẩy chị lên Hà Nội. Với bản tính hiền lành chất phác cộng với một tình yêu thương đặc biệt đối với những đứa trẻ, những năm làm phận người ở, làm thuê nơi đất khách, chị được rất nhiều gia chủ quý mến.
Một lần, chị nhận làm giúp việc cho một người đàn ông tốt bụng, biết chị hay đọc sách, ông thường lấy sách báo ở cơ quan về cho chị đọc. Chị đọc nhiều, và rồi chị ngẫm nghĩ lại cuộc đời mình, rồi chị cầm bút. Ông chủ tốt bụng đọc và khuyến khích chị viết, khuyến khích chị gửi báo, in sách. Năm truyện ngắn trong cuốn sách “Liều thuốc thần kỳ” đã ra đời sau những giờ làm việc, chong đèn trong ngôi nhà xa xứ, chị ngồi cặm cụi viết, cặm cụi hình dung lại cuộc đời dâu bể của mình.
Vậy nhưng, để đến hôm nay tôi được cầm trên tay cuốn sách thì chị cũng phải trải qua bao nhiêu vất vả khó nhọc. Đầu tiên là tìm nhà xuất bản. Thương chị, đứa cháu là sinh viên nghèo giữa thủ đô đã rong ruổi xe đạp khắp nơi để tìm nhà xuất bản. Sau hơn một tháng chờ đợi, cuối cùng chị cũng cầm trên tay tờ giấy phép của Nhà xuất bản Hội nhà văn. Khó nhọc gấp bội phần là việc tìm nhà in. Nhà in giữa đất Hà Nội thì nhiều, nhưng để tìm được một nhà in phù hợp với túi tiền của chị là cả một vấn đề. Những năm làm giúp việc, tiền công chỉ đủ để chị trang trải thuốc men và giúp đỡ mẹ già ở quê nhà. Một số ít nhỏ nhoi chị để dành nuôi heo đất. Ngày đi tìm nhà in cùng với đứa cháu, chị đập heo và chỉ có vẻn vẹn 6 triệu đồng. Chị phải năn nỉ mãi mới có nhà in chấp nhận in cho chị 200 cuốn với giá 5 triệu 5 trăm nghìn đồng.
Và rồi, mới đây, chị hân hoan, mừng mừng tủi tủi cầm trên tay giấc mơ đã thành hiện thực của mình – Tập truyện ngắn “Liều thuốc thần kỳ”, đó cũng là một liều thuốc trái tim dành cho độc giả, trong đó có tôi.
Người đàn bà “lạc quan” và những nỗi đau không tên
Trời tháng 10 chưa hẳn đã lạnh lắm mà chị Thìn co ro xuýt xoa, môi tím tái. Như để thanh minh cho cái thể chất yếu ớt của mình, chị cười gượng gạo: “Chị mới yếu đây thôi, mấy năm ni không chịu được lạnh, với lại mắt cũng hơi mờ”.
Chị Nguyễn Thị Thìn.
Bệnh tật. Đó là tất cả những gì chị mang về quê nhà sau 4 năm cống hiến tuổi thanh xuân nơi Trường Sơn “xanh ngút cây ngàn, xanh ngút mộng mơ” như trong 1 câu thơ chị đã viết. Tuổi 20 phơi phới thanh xuân, nhưng quê nhà nghèo lắm, cha mẹ cũng nghèo, lại mang phận chị cả, chị bắt tay vào trồng rau nuôi lợn. Quê nghèo dang tay đón chị như đón bất kỳ người con nào từ chiến trường trở về, thế nhưng cuộc đời đâu mãi rộng mở vòng tay với chị.
Cuộc sống tần tảo trồng rau nuôi lợn, phụng dưỡng cha mẹ cứ vậy trôi qua. Nhưng tâm hồn người phụ nữ này quá nhạy cảm, quá đa đoan nên hết lần này đến lần khác, những vết thương lòng cứ chồng chất lên tấm thân gầy nhỏ bé của người cựu binh Trường Sơn. Tất cả những vết thương lòng đó, sau này được chị kể lại trong tập truyện ngắn “Liều thuốc thần kỳ”. Tôi gọi tập truyện ngắn này là nhật ký cuộc đời chị. Bởi khi gặp chị để lấy tư liệu viết bài, tôi nhận ra tất cả những chi tiết chị kể trong sách với những gì chị cung cấp cho tôi đều chỉ là một.
Gặp chị lần này, tôi chợt nhận ra cái từ “vết thương lòng” mà tôi đã dùng ở trên hóa ra chỉ là một mỹ từ. Phải nói trắng ra, nói rõ ra may chăng bạn đọc mới có thể hiểu và thông cảm phần nào cho người phụ nữ này. Đó chính là những nỗi đau được kìm nén dưới cái vỏ bọc “lạc quan” do chính chị gán vào mình. Chị nói với tôi: “Chị lạc quan nên chị không sợ đau khổ nữa”.
Chị - người đàn bà 60 tuổi, ốm yếu bệnh tật, nghèo xơ xác, bước chân quê mùa chậm chạp, lại trải qua bao nỗi đau đời người giờ ngồi đây, tự nhận mình là lạc quan.
Người phụ nữ ấy đã đi vào cuộc chiến tranh khốc liệt chỉ với thân hình nhỏ bé vỏn vẹn 39kg , đã bao ngày đêm băng rừng lội suối để chuyển công văn, thư từ, sách vở cho các chiến sỹ. Và rồi chị đi ra cuộc chiến với bao bệnh tật dày vò. Nhưng có thấm vào đâu so với những nỗi đau tinh thần chị phải gánh chịu. Người yêu đầu đời chưa kịp trao nhau lời hẹn thề thì anh đã ra đi vì một tai nạn giao thông.
Hai lần gá nghĩa vợ chồng là cả hai lần chị mất đi người đàn ông của đời mình vì những lý do đau đớn nhất. Lần thứ nhất, sau ba năm chung sống mặn nồng, anh ra đi sau một tai nạn lao động thương tâm khi anh chị chưa kịp có với nhau một mụn con. Bởi những lần chị mang thai đều không giữ được. Mãi sau này chị mới biết đó chính là hậu quả đớn đau nhất mà chiến tranh đã vô tình để lại cho chị. Chiến tranh đã không cho chị những đứa con lành lặn như mơ ước cháy bỏng bao nhiêu năm qua. Những mơ ước mới đơn giản làm sao nhưng với chị, chúng quá xa vời. “Giá như mình được dang tay ôm gọn cả hai đứa bé vào lòng mà vuốt ve, mà nựng nịu chúng nó, thật sung sướng biết bao”.
Đó là tâm sự của chị khi nằm trong bệnh viện để vĩnh biệt những hài nhi máu thịt của mình. Lần thứ hai, sau khi được bố trí làm việc ở nông trường An Ngãi – huyện Tân Kỳ năm 1978, chị tự nguyện ra đi khi cuộc sống vợ chồng có quá nhiều khác biệt. Chị ra đi với hai bàn tay trắng, không dám về quê sợ xóm làng chê cười, sợ cha mẹ xấu hổ với láng giềng, chị xuôi ra Hải Phòng nhờ cậy người anh họ vốn rất thương chị từ khi còn nhỏ, éo le thay, khi đặt chân đến Hải Phòng chị mới biết người anh đang mang trọng bệnh. Vậy là chị đành ở lại phụ giúp chăm sóc cho anh. Và rồi, chính từ đây, cái nghiệp làm thuê giúp việc đã vướng vào đời chị đến mãi tận bây giờ.
Tập truyện ngắn “Liều thuốc thần kỳ” .
Sau khi người anh họ ở Hải Phòng qua đời, chị nhận lời giúp việc nhà cho những người ở quanh đó, rồi số phận đưa đẩy chị lên Hà Nội. Với bản tính hiền lành chất phác cộng với một tình yêu thương đặc biệt đối với những đứa trẻ, những năm làm phận người ở, làm thuê nơi đất khách, chị được rất nhiều gia chủ quý mến.
Một lần, chị nhận làm giúp việc cho một người đàn ông tốt bụng, biết chị hay đọc sách, ông thường lấy sách báo ở cơ quan về cho chị đọc. Chị đọc nhiều, và rồi chị ngẫm nghĩ lại cuộc đời mình, rồi chị cầm bút. Ông chủ tốt bụng đọc và khuyến khích chị viết, khuyến khích chị gửi báo, in sách. Năm truyện ngắn trong cuốn sách “Liều thuốc thần kỳ” đã ra đời sau những giờ làm việc, chong đèn trong ngôi nhà xa xứ, chị ngồi cặm cụi viết, cặm cụi hình dung lại cuộc đời dâu bể của mình.
Vậy nhưng, để đến hôm nay tôi được cầm trên tay cuốn sách thì chị cũng phải trải qua bao nhiêu vất vả khó nhọc. Đầu tiên là tìm nhà xuất bản. Thương chị, đứa cháu là sinh viên nghèo giữa thủ đô đã rong ruổi xe đạp khắp nơi để tìm nhà xuất bản. Sau hơn một tháng chờ đợi, cuối cùng chị cũng cầm trên tay tờ giấy phép của Nhà xuất bản Hội nhà văn. Khó nhọc gấp bội phần là việc tìm nhà in. Nhà in giữa đất Hà Nội thì nhiều, nhưng để tìm được một nhà in phù hợp với túi tiền của chị là cả một vấn đề. Những năm làm giúp việc, tiền công chỉ đủ để chị trang trải thuốc men và giúp đỡ mẹ già ở quê nhà. Một số ít nhỏ nhoi chị để dành nuôi heo đất. Ngày đi tìm nhà in cùng với đứa cháu, chị đập heo và chỉ có vẻn vẹn 6 triệu đồng. Chị phải năn nỉ mãi mới có nhà in chấp nhận in cho chị 200 cuốn với giá 5 triệu 5 trăm nghìn đồng.
Và rồi, mới đây, chị hân hoan, mừng mừng tủi tủi cầm trên tay giấc mơ đã thành hiện thực của mình – Tập truyện ngắn “Liều thuốc thần kỳ”, đó cũng là một liều thuốc trái tim dành cho độc giả, trong đó có tôi.
nguồn Phụ Nữ Thủ Đô
Attachments
-
18.8 KB Lượt xem: 10
Last edited by a moderator: