22 năm nay, ông Nguyễn Đình Phương, nguyên giáo viên Trường THCS Vân Diên (H.Nam Đàn) gõ cửa nhiều cơ quan để đòi bồi thường việc ông bị bắt giam 115 ngày chỉ vì làm thơ.
Năm 1991, người dân hai xã Nam Tân và Nam Thượng (H.Nam Đàn) tranh chấp đất sản xuất. Hai năm sau, để giải quyết tranh chấp này, lãnh đạo H.Nam Đàn cho đóng cột mốc phân chia ranh giới hai xã.
"Cột mốc hay là cột ngốc"
“Lúc đó, nhiều người dân dè bỉu gọi chệch cột mốc đó là “cột ngốc” tôi liền làm mấy câu thơ châm biếm dựa trên ý này cho vui” ông Phương kể. Bài thơ có tựa Cột mốc hay là cột ngốc của ông Phương nguyên văn như sau: "Cột mốc cắm ở đường biên/Phân chia ranh giới, nối liền quốc gia/“Cột ngốc” của huyện nhà ta/Chia đôi Tân, Thượng như là khối u/“Cá rán dân biếu mèo mù”/Chỉ đạo kiểu ấy đáng “tù mọt gông"/Vì sao Tân - Thượng bất đồng?/Cần chi cột mốc nằm không giữa trời/Đau lòng Tân - Thượng mình ơi/Nhổ ngay “cột ngốc vạn đời vui chung".
“Thời điểm tôi viết bài thơ này, người dân hai xã đang giành nhau đất đai quyết liệt, dẫn đến việc phá hoại hoa màu của nhau. Việc đóng cột mốc hầu như chưa giải quyết được gì thì lập tức, lãnh đạo huyện quay sang quy kết cho bài thơ của tôi đã tạo tâm lý kích động, lôi kéo một số người dân quá khích đứng lên chống lại chủ trương đóng cột mốc của huyện” ông Phương nói.
Sáng 26.7.1993, khi ông Phương ghé vào một ki ốt photocopy tài liệu để đến làm việc với Sở GD-ĐT Nghệ An về chế độ của giáo viên, thì có 2 chiến sĩ công an xuất hiện, rồi khám cặp của ông và phát hiện có bài thơ Cột mốc hay là cột ngốc, sau đó dẫn giải ông về trụ sở Công an TP.Vinh. “Tại đây, họ dẫn tôi lên xe của Công an H.Nam Đàn đang chờ sẵn, áp giải tôi về Nam Đàn!” ông Phương kể.
Công an H.Nam Đàn đề nghị Sở Văn hóa - Thông tin Nghệ An khi đó giám định bài thơ trên. Hội đồng giám định đã đưa ra 7 nội dung đánh giá theo khuynh hướng tích cực và tiêu cực. Về mặt tiêu cực, bản giám định nêu rõ: “Bài thơ bộc lộ nội dung hô hào, cổ động, kích động người nghe; tác phẩm có ý châm biếm, đả kích, coi thường, cản trở lại tổ chức và cá nhân có chủ trương đóng cột mốc đường biên”.
Ngày 27.7.1993, ông Phương bị tạm giữ, rồi bị bắt tạm giam với tội danh lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước, xã hội hoặc của công dân. Viện KSND H.Nam Đàn sau đó truy tố ông về tội danh trên. Cáo trạng của Viện KSND H.Nam Đàn quy kết: “Cột ngốc ở đây ý ông Phương muốn nói là phải thay đổi bộ máy lãnh đạo huyện vì huyện có chủ trương đóng cột mốc, gây ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước, lòng tin của nhân dân”.
Ngày 20.11.1993, ông Phương được trả tự do sau 115 ngày bị bắt giam. 8 ngày sau, TAND H.Nam Đàn ra quyết định đình chỉ vụ án vì xét thấy hành vi của ông Phương chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Chối bỏ trách nhiệm
Ông Phương cho biết sau khi được trả tự do, ông bị triệu tập họp kiểm thảo 28 lần để khai trừ ông ra khỏi Đảng và xem xét kỷ luật ông. Đến tháng 8.1994, ông Phương mới được phục hồi sinh hoạt đảng và không bị một hình thức xử lý kỷ luật nào. Sau đó, ông Phương yêu cầu Viện KSND H.Nam Đàn bồi thường thiệt hại do đã truy tố và bắt tạm giam oan ông. Tuy nhiên, con đường đòi bòi thường oan sai đầy gian nan.
Ngày 7.11.2005, Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin Nghệ An có văn bản trả lời về kết luận giám định bài thơ của ông Phương. Công văn chối bỏ hoàn toàn trách nhiệm cũ khi nêu rằng:
Bài thơ Cột mốc hay là cột ngốc viết ngày 26.3.1993 chưa được in, đăng ở sách, báo nào. Theo luật Xuất bản là chưa được thừa nhận, vì thơ thuộc tính trào phúng nên dễ bị hiểu sai khi truyền miệng tự do. Việc đưa ra 7 quan điểm đánh giá của Sở Văn hóa - Thông tin Nghệ An về bài thơ là hoàn toàn dựng đặt. Sở Văn hóa - Thông tin chưa bao giờ kết luận như thế”.
“Tôi xuống Viện KSND tỉnh kêu oan, đòi bồi thường, họ bảo phải về Viện KSND H.Nam Đàn đòi lại hồ sơ gốc thì mới có sơ sở. Tôi đến Viện KSND H.Nam Đàn thì họ nói hồ sơ gốc không còn” ông Phương nói?
Ngày 22.9.2006, Viện KSND tối cao có công văn trả lời Viện KSND tỉnh Nghệ An về việc giải quyết đơn yêu cầu bồi thường của ông Nguyễn Đình Phương, công văn nêu rõ: Nếu việc rút quyết định truy tố để miễn truy cứu trách nhiệm đối với ông Phương thì trường hợp này không được bồi thường theo Nghị quyết số 388; còn nếu việc rút quyết định truy tố căn cứ vào điều 89 bộ luật Tố tụng hình sự 1988 thì phải xem xét cụ thể lý do của việc rút quyết định truy tố, để có căn cứ giải quyết đơn khiếu nại của ông Nguyễn Đinh Phương.
Tuy nhiên, Viện KSND tỉnh Nghệ An sau đó có văn bản trả lời ông Phương là dựa trên báo cáo của Viện KSND H.Nam Đàn cho rằng việc truy tố ông Phương là đúng và ông không thuộc diện được bồi thường. Đến nay, sau 22 năm được trả tự đo, ông Phương vẫn mệt mỏi với việc đi đòi bồi thường.
Khánh Hoan/ Theo Thanh Niên
Ngày 15.4, trả lời phóng viên Thanh Niên, ông Hoàng Văn Sơn, Viện trưởng Viện KSND H. Nam Đàn, cho rằng vụ án đã xảy ra lâu, khả năng hồ sơ lưu trữ không còn nên rất khó để xem xét lại vụ án này.
Trong khi đó, luật sư Nguyễn Trọng Hải, Trưởng văn phòng luật sư Trọng Hải & Cộng sự ( Nghệ An), cho rằng: “ Việc ông Phương bị tạm giữ, rồi bị bắt tạm giam 115 ngày và bị Viện KSND H. Nam Đàn truy tố nhưng sau đó lại quyết định trả tự do là có căn cứ để khẳng định ông Phương không phạm tội. Do đó, nhà nước cần phải áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành để bồi thường thiệt hại đã gây ra cho ông Phương. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường là Viện KSND H. Nam Đàn”.
Ảnh minh họa
Năm 1991, người dân hai xã Nam Tân và Nam Thượng (H.Nam Đàn) tranh chấp đất sản xuất. Hai năm sau, để giải quyết tranh chấp này, lãnh đạo H.Nam Đàn cho đóng cột mốc phân chia ranh giới hai xã.
"Cột mốc hay là cột ngốc"
“Lúc đó, nhiều người dân dè bỉu gọi chệch cột mốc đó là “cột ngốc” tôi liền làm mấy câu thơ châm biếm dựa trên ý này cho vui” ông Phương kể. Bài thơ có tựa Cột mốc hay là cột ngốc của ông Phương nguyên văn như sau: "Cột mốc cắm ở đường biên/Phân chia ranh giới, nối liền quốc gia/“Cột ngốc” của huyện nhà ta/Chia đôi Tân, Thượng như là khối u/“Cá rán dân biếu mèo mù”/Chỉ đạo kiểu ấy đáng “tù mọt gông"/Vì sao Tân - Thượng bất đồng?/Cần chi cột mốc nằm không giữa trời/Đau lòng Tân - Thượng mình ơi/Nhổ ngay “cột ngốc vạn đời vui chung".
“Thời điểm tôi viết bài thơ này, người dân hai xã đang giành nhau đất đai quyết liệt, dẫn đến việc phá hoại hoa màu của nhau. Việc đóng cột mốc hầu như chưa giải quyết được gì thì lập tức, lãnh đạo huyện quay sang quy kết cho bài thơ của tôi đã tạo tâm lý kích động, lôi kéo một số người dân quá khích đứng lên chống lại chủ trương đóng cột mốc của huyện” ông Phương nói.
Sáng 26.7.1993, khi ông Phương ghé vào một ki ốt photocopy tài liệu để đến làm việc với Sở GD-ĐT Nghệ An về chế độ của giáo viên, thì có 2 chiến sĩ công an xuất hiện, rồi khám cặp của ông và phát hiện có bài thơ Cột mốc hay là cột ngốc, sau đó dẫn giải ông về trụ sở Công an TP.Vinh. “Tại đây, họ dẫn tôi lên xe của Công an H.Nam Đàn đang chờ sẵn, áp giải tôi về Nam Đàn!” ông Phương kể.
Công an H.Nam Đàn đề nghị Sở Văn hóa - Thông tin Nghệ An khi đó giám định bài thơ trên. Hội đồng giám định đã đưa ra 7 nội dung đánh giá theo khuynh hướng tích cực và tiêu cực. Về mặt tiêu cực, bản giám định nêu rõ: “Bài thơ bộc lộ nội dung hô hào, cổ động, kích động người nghe; tác phẩm có ý châm biếm, đả kích, coi thường, cản trở lại tổ chức và cá nhân có chủ trương đóng cột mốc đường biên”.
Ngày 27.7.1993, ông Phương bị tạm giữ, rồi bị bắt tạm giam với tội danh lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước, xã hội hoặc của công dân. Viện KSND H.Nam Đàn sau đó truy tố ông về tội danh trên. Cáo trạng của Viện KSND H.Nam Đàn quy kết: “Cột ngốc ở đây ý ông Phương muốn nói là phải thay đổi bộ máy lãnh đạo huyện vì huyện có chủ trương đóng cột mốc, gây ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước, lòng tin của nhân dân”.
Ngày 20.11.1993, ông Phương được trả tự do sau 115 ngày bị bắt giam. 8 ngày sau, TAND H.Nam Đàn ra quyết định đình chỉ vụ án vì xét thấy hành vi của ông Phương chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Chối bỏ trách nhiệm
Ông Phương cho biết sau khi được trả tự do, ông bị triệu tập họp kiểm thảo 28 lần để khai trừ ông ra khỏi Đảng và xem xét kỷ luật ông. Đến tháng 8.1994, ông Phương mới được phục hồi sinh hoạt đảng và không bị một hình thức xử lý kỷ luật nào. Sau đó, ông Phương yêu cầu Viện KSND H.Nam Đàn bồi thường thiệt hại do đã truy tố và bắt tạm giam oan ông. Tuy nhiên, con đường đòi bòi thường oan sai đầy gian nan.
Ngày 7.11.2005, Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin Nghệ An có văn bản trả lời về kết luận giám định bài thơ của ông Phương. Công văn chối bỏ hoàn toàn trách nhiệm cũ khi nêu rằng:
Bài thơ Cột mốc hay là cột ngốc viết ngày 26.3.1993 chưa được in, đăng ở sách, báo nào. Theo luật Xuất bản là chưa được thừa nhận, vì thơ thuộc tính trào phúng nên dễ bị hiểu sai khi truyền miệng tự do. Việc đưa ra 7 quan điểm đánh giá của Sở Văn hóa - Thông tin Nghệ An về bài thơ là hoàn toàn dựng đặt. Sở Văn hóa - Thông tin chưa bao giờ kết luận như thế”.
“Tôi xuống Viện KSND tỉnh kêu oan, đòi bồi thường, họ bảo phải về Viện KSND H.Nam Đàn đòi lại hồ sơ gốc thì mới có sơ sở. Tôi đến Viện KSND H.Nam Đàn thì họ nói hồ sơ gốc không còn” ông Phương nói?
Ngày 22.9.2006, Viện KSND tối cao có công văn trả lời Viện KSND tỉnh Nghệ An về việc giải quyết đơn yêu cầu bồi thường của ông Nguyễn Đình Phương, công văn nêu rõ: Nếu việc rút quyết định truy tố để miễn truy cứu trách nhiệm đối với ông Phương thì trường hợp này không được bồi thường theo Nghị quyết số 388; còn nếu việc rút quyết định truy tố căn cứ vào điều 89 bộ luật Tố tụng hình sự 1988 thì phải xem xét cụ thể lý do của việc rút quyết định truy tố, để có căn cứ giải quyết đơn khiếu nại của ông Nguyễn Đinh Phương.
Tuy nhiên, Viện KSND tỉnh Nghệ An sau đó có văn bản trả lời ông Phương là dựa trên báo cáo của Viện KSND H.Nam Đàn cho rằng việc truy tố ông Phương là đúng và ông không thuộc diện được bồi thường. Đến nay, sau 22 năm được trả tự đo, ông Phương vẫn mệt mỏi với việc đi đòi bồi thường.
Khánh Hoan/ Theo Thanh Niên
Ngày 15.4, trả lời phóng viên Thanh Niên, ông Hoàng Văn Sơn, Viện trưởng Viện KSND H. Nam Đàn, cho rằng vụ án đã xảy ra lâu, khả năng hồ sơ lưu trữ không còn nên rất khó để xem xét lại vụ án này.
Trong khi đó, luật sư Nguyễn Trọng Hải, Trưởng văn phòng luật sư Trọng Hải & Cộng sự ( Nghệ An), cho rằng: “ Việc ông Phương bị tạm giữ, rồi bị bắt tạm giam 115 ngày và bị Viện KSND H. Nam Đàn truy tố nhưng sau đó lại quyết định trả tự do là có căn cứ để khẳng định ông Phương không phạm tội. Do đó, nhà nước cần phải áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành để bồi thường thiệt hại đã gây ra cho ông Phương. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường là Viện KSND H. Nam Đàn”.
Theo Soha