Nghệ An có 10 huyện miền núi, kinh tế nhìn chung phát triển chưa đồng đều. Một số huyện miền núi cơ sở hạ tầng không thuận lợi ảnh hưởng cho việc cung cấp hàng hoá và giao thương giữa các vùng, nhất là các huyện giáp biên.
Hệ thống chợ ở các huyện miền núi Nghệ An phân bố không đều, một số huyện có mật độ chợ khá lớn gần như cứ một xã có một chợ (huyện Thanh Chương có 32 chợ), song một số huyện số lượng chợ rất ít (huyện Quỳ Châu có 5 chợ). Như vậy, mạng lưới chợ khu vực miền núi phát triển chưa mạnh, nhiều xã miền núi chưa có chợ. Mạng lưới phân bố xăng dầu và khí hoá lỏng tập trung chủ yếu ở thị trấn và thị tứ. Huyện có hệ thống cửa hàng xăng dầu nhiều nhất là Quỳ Hợp với 24 cửa hàng, huyện có hệ thống cửa hàng ít nhất là Kỳ Sơn với 5 cửa hàng. Mạng lưới cung ứng hàng hoá chủ lực như lương thực, sữa, phân bón, vật liệu xây dựng, sách vở... phát triển tự phát làm ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển thương mại của vùng miền núi.
Để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và đáp ứng được nhu cầu của thị trường, Sở Công Thương Nghệ An đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng quy hoạch hệ thống phân phối hàng hoá trong đó quan tâm phát triển quy hoạch hệ thống mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, xăng dầu, khí dầu mỏ hoá lỏng...
Đối với quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu đến năm 2020, tỉnh Nghệ An chú trọng đến phát triển mạng lưới xăng dầu các huyện miền núi. Theo đó, phân bố mạng lưới xăng dầu đối với từng địa bàn cụ thể nhằm đáp ứng được nhu cầu và đặc trưng của mỗi vùng như thu nhập bình quân, dân số, cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông, tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, huyện Quỳ Châu, dự kiến giai đoạn đến năm 2020 xây dựng 3 cửa hàng xăng dầu (CHXD) mới; huyện Con Cuông, giai đoạn đến năm 2020 xây dựng 6 CHXD mớii; huyện Tương Dương, giai đoạn đến năm 2020 xây dựng 1 CHXD mới; huyện Kỳ Sơn, giai đoanh 2020 xây dựng 6 CHXD mới…
Đối với quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại... tỉnh quan tâm thu hút đầu tư phát triển thương mại miền núi, khai thác những thế mạnh sẵn có của vùng, phấn đấu đến năm 2020, mạng lưới bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại sẽ được đầu tư ở một số địa bàn trọng điểm của khu vực miền núi.
Đối với quy hoạch cung ứng hàng hoá, tỉnh chú trọng phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ các mặt hàng chủ lực, khuyến khích đầu tư phát triển cửa hàng, đại lý phân phối phân bón, vật liệu xây dựng, sữa, sách vở, lương thực ... đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các xã miền núi .
Để khu vực miền núi phát triển và nâng cao hơn nữa đời sống của người dân, trong những năm qua, tỉnh Nghệ An đã xây dựng và triển khai có hiệu quả một số cơ chế chính sách: Chính sách khuyến khích phát triển thương mại miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít người trên địa bàn tỉnh, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ nông thôn...
Cùng với đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các cấp thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, tỉnh đã quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền tây thành một trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, gắn vùng nguyên liệu với khai thác, chế biến khoáng sản, sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp.
Đối với Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, UBND tỉnh đã đề nghị với Chính phủ, Bộ Công Thương nâng cấp cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy thành cửa khẩu quốc tế, trở thành đầu mối giao thương quan trọng với Lào, Thái Lan, Myanmar.
Tuy nhiên, để các huyện miền núi phát triển thương mại - công nghiệp mạnh mẽ, tạo sức hút đầu tư và dần theo kịp với nông thôn, thành thị, UBND Tỉnh cũng như các cấp, các ngành đã đưa ra các giải pháp để thúc đẩy công nghiệp - thương mại phát triển. UBND tỉnh Nghệ An đã có công văn số 4006/UBND-CNTM ngày 14/6/2013 về việc hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách Trung ương để đầu tư xây dựng hệ thống Chợ biên giới thuộc các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Hiện nay, 8 chợ biên giới có tên trong danh mục các dự án chợ biên giới. Nghệ An cần có sự hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách Trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác mà chưa được hỗ trợ. Bên cạnh đó, Sở Công Thương Nghệ An cũng đã đề nghị Bộ Công Thương tham mưu và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về xuất nhập khẩu, hải quan, kiểm dịch... nhằm rút ngắn thời gian làm thủ tục cho hàng hoá, người và phương tiện qua lại giữa hai nước, thúc đẩy phát triển giao thương giữa các huyện miền núi giáp biên, các huyện miền núi có cửa khẩu.
Với sự quan tâm của Bộ Công Thương, UBND tỉnh, Sở Công Thương về phát triển thương mại các huyện miền núi đã quy hoạch, cơ chế chính sách ra đời; qua đó cho thấy, các cấp, các ngành không chỉ quan tâm phát triển thương mại nội địa mà còn quan tâm đến phát triển thương mại mậu biên. Điều này góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống của người dân làm thay đổi dần thói quen, phong tục tập quán tiêu dùng của đồng bào dân tộc miền núi, thúc đẩy kinh tế các huyện miền núi Nghệ An ngày một đi lên.
Để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và đáp ứng được nhu cầu của thị trường, Sở Công Thương Nghệ An đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng quy hoạch hệ thống phân phối hàng hoá trong đó quan tâm phát triển quy hoạch hệ thống mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, xăng dầu, khí dầu mỏ hoá lỏng...
Đối với quy hoạch mạng lưới kinh doanh xăng dầu đến năm 2020, tỉnh Nghệ An chú trọng đến phát triển mạng lưới xăng dầu các huyện miền núi. Theo đó, phân bố mạng lưới xăng dầu đối với từng địa bàn cụ thể nhằm đáp ứng được nhu cầu và đặc trưng của mỗi vùng như thu nhập bình quân, dân số, cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông, tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, huyện Quỳ Châu, dự kiến giai đoạn đến năm 2020 xây dựng 3 cửa hàng xăng dầu (CHXD) mới; huyện Con Cuông, giai đoạn đến năm 2020 xây dựng 6 CHXD mớii; huyện Tương Dương, giai đoạn đến năm 2020 xây dựng 1 CHXD mới; huyện Kỳ Sơn, giai đoanh 2020 xây dựng 6 CHXD mới…
Đối với quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại... tỉnh quan tâm thu hút đầu tư phát triển thương mại miền núi, khai thác những thế mạnh sẵn có của vùng, phấn đấu đến năm 2020, mạng lưới bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại sẽ được đầu tư ở một số địa bàn trọng điểm của khu vực miền núi.
Đối với quy hoạch cung ứng hàng hoá, tỉnh chú trọng phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ các mặt hàng chủ lực, khuyến khích đầu tư phát triển cửa hàng, đại lý phân phối phân bón, vật liệu xây dựng, sữa, sách vở, lương thực ... đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các xã miền núi .
Để khu vực miền núi phát triển và nâng cao hơn nữa đời sống của người dân, trong những năm qua, tỉnh Nghệ An đã xây dựng và triển khai có hiệu quả một số cơ chế chính sách: Chính sách khuyến khích phát triển thương mại miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít người trên địa bàn tỉnh, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ nông thôn...
Cùng với đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các cấp thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, tỉnh đã quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền tây thành một trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, gắn vùng nguyên liệu với khai thác, chế biến khoáng sản, sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp.
Đối với Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, UBND tỉnh đã đề nghị với Chính phủ, Bộ Công Thương nâng cấp cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy thành cửa khẩu quốc tế, trở thành đầu mối giao thương quan trọng với Lào, Thái Lan, Myanmar.
Tuy nhiên, để các huyện miền núi phát triển thương mại - công nghiệp mạnh mẽ, tạo sức hút đầu tư và dần theo kịp với nông thôn, thành thị, UBND Tỉnh cũng như các cấp, các ngành đã đưa ra các giải pháp để thúc đẩy công nghiệp - thương mại phát triển. UBND tỉnh Nghệ An đã có công văn số 4006/UBND-CNTM ngày 14/6/2013 về việc hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách Trung ương để đầu tư xây dựng hệ thống Chợ biên giới thuộc các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Hiện nay, 8 chợ biên giới có tên trong danh mục các dự án chợ biên giới. Nghệ An cần có sự hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách Trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác mà chưa được hỗ trợ. Bên cạnh đó, Sở Công Thương Nghệ An cũng đã đề nghị Bộ Công Thương tham mưu và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về xuất nhập khẩu, hải quan, kiểm dịch... nhằm rút ngắn thời gian làm thủ tục cho hàng hoá, người và phương tiện qua lại giữa hai nước, thúc đẩy phát triển giao thương giữa các huyện miền núi giáp biên, các huyện miền núi có cửa khẩu.
Với sự quan tâm của Bộ Công Thương, UBND tỉnh, Sở Công Thương về phát triển thương mại các huyện miền núi đã quy hoạch, cơ chế chính sách ra đời; qua đó cho thấy, các cấp, các ngành không chỉ quan tâm phát triển thương mại nội địa mà còn quan tâm đến phát triển thương mại mậu biên. Điều này góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống của người dân làm thay đổi dần thói quen, phong tục tập quán tiêu dùng của đồng bào dân tộc miền núi, thúc đẩy kinh tế các huyện miền núi Nghệ An ngày một đi lên.
Theo Công Thương.