Ngày 3/11 vừa rồi, bên cạnh việc trao tặng cho CLB SLNA số tiền các CĐV quyên góp để giữ chân cầu thủ cho mùa bóng 2014, Hội CĐV SLNA cũng đã bàn bạc với đại diện CLB về việc kiểm soát công tác phát hành vé ở khu vực khán đài B, C, D sân Vinh, tránh tình trạng phe vé xoay vòng trở lại.
1. Sân Vinh mùa bóng V-League 2013 được coi là điểm sáng của bóng đá Việt Nam, khi tất cả các trận đấu của SLNA tại đây đều nêm chặt khán giả. Theo số liệu thống kê của BTC, trung bình mỗi trận trên sân Vinh mùa bóng 2013 thu hút khoảng 15.000 khán giả (gấp 1,5 lần so với mùa bóng 2012).
Tuy nhiên, công tác phát hành và phân phối vé của BTC sân Vinh ở mùa bóng vừa qua lại thật sự không tốt. Sức chứa của sân Vinh tối đa khoảng 2,5 vạn người, nhưng BTC chỉ làm tốt công tác in ấn, phát hành bán vé cho khu vực khán đài A khoảng 5.000 chỗ ngồi, số còn lại tùy thuộc vào “độ nóng” của mỗi trận đấu mà tiên liệu số lượng vé phát hành, nên một số trận đấu như SLNA gặp Ninh Bình, SG.XT, HN.T&T… đã xảy ra tình trạng vé cung không đủ cầu.
Do đó, tình trạng lộn xộn, tranh giành vé, chen lấn dẫn đến hiện tượng vỡ cổng, sập khán đài chỉ xảy ra ở khu vực khán đài B, C, D.
Và chính cách phát hành vé theo kiểu “đếm cua trong lỗ” ấy của BTC sân Vinh đã khiến họ nhiều trận rơi vào cảnh bên trong sân không còn một chỗ trống, nhưng lượng khán giả ở bên ngoài sân vẫn còn rất nhiều.
Với bóng đá Việt Nam hiện tại, chưa có CLB nào có thể sống khỏe với nguồn thu từ bán vé, quảng cáo trên sân, bản quyền truyền hình…, mà tất cả đều phụ thuộc vào nhà tài trợ, ngay cả với những đội bóng có lực lượng CĐV đông đảo và cuồng nhiệt như SLNA hay Hải Phòng thì nguồn thu từ bán vé cũng không thấm tháp vào đâu so với chi phí mà họ bỏ ra.
Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là CLB bỏ qua một nguồn thu không nhỏ từ sự đóng góp của CĐV thông qua việc bỏ tiền mùa vé vào sân hàng tuần. Theo ước tính, mỗi trận SLNA thi đấu trên sân Vinh chật cứng khán giả thì BTC cũng thu được khoảng 300 đến 400 triệu đồng.
Bên cạnh đó, còn có hiện tượng vé vẫn được tuồn đều đặn ra ngoài cho dân phe vé. Có những trận đấu giá vé khán đài B được niêm yết 20.000 đồng/vé bị hét lên thành 200.000 đến 250.000 đồng/vé. Không phải BTC không biết điều đó, nhưng dường như họ đã không có giải pháp xử lý triệt để, và người chịu thiệt tất nhiên là những khán giả chân chính.
Và trên hết là giá trị hình ảnh của CLB nhìn từ khán đài. Mới đây, CLB Consadole Sapporo tại giải J-League 2 đã tặng vé tặng cờ Việt Nam cho các Việt kiều đang sinh sống và làm ăn ở Nhật Bản vào sân xem bóng đá và cổ vũ cho tiền đạo Công Vinh, vì họ biết rõ giá trị thực sự của những khán đài chật kín khán giả đối với ý định đầu tư của các nhà tài trợ. Đó là điều mà SLNA đang thiếu lúc này.
1. Sân Vinh mùa bóng V-League 2013 được coi là điểm sáng của bóng đá Việt Nam, khi tất cả các trận đấu của SLNA tại đây đều nêm chặt khán giả. Theo số liệu thống kê của BTC, trung bình mỗi trận trên sân Vinh mùa bóng 2013 thu hút khoảng 15.000 khán giả (gấp 1,5 lần so với mùa bóng 2012).
Tuy nhiên, công tác phát hành và phân phối vé của BTC sân Vinh ở mùa bóng vừa qua lại thật sự không tốt. Sức chứa của sân Vinh tối đa khoảng 2,5 vạn người, nhưng BTC chỉ làm tốt công tác in ấn, phát hành bán vé cho khu vực khán đài A khoảng 5.000 chỗ ngồi, số còn lại tùy thuộc vào “độ nóng” của mỗi trận đấu mà tiên liệu số lượng vé phát hành, nên một số trận đấu như SLNA gặp Ninh Bình, SG.XT, HN.T&T… đã xảy ra tình trạng vé cung không đủ cầu.
Do đó, tình trạng lộn xộn, tranh giành vé, chen lấn dẫn đến hiện tượng vỡ cổng, sập khán đài chỉ xảy ra ở khu vực khán đài B, C, D.
Và chính cách phát hành vé theo kiểu “đếm cua trong lỗ” ấy của BTC sân Vinh đã khiến họ nhiều trận rơi vào cảnh bên trong sân không còn một chỗ trống, nhưng lượng khán giả ở bên ngoài sân vẫn còn rất nhiều.
CĐV SLNA xếp hàng rồng rắn bên ngoài sân Vinh để mua vé vào sân. Ảnh: Đại Nghĩa
2. Vì thế, Hội CĐV SLNA đã đề nghị BTC sân Vinh xem xét phương án phát hành vé cả mùa khu vực khán đài B và nếu cần thiết Hội sẽ hỗ trợ BTC trong công việc này. Nếu làm được như thế, BTC sân Vinh sẽ ổn định được số lượng vé phát hành theo từng khu vực và có thể giảm tải được sức nóng trong mỗi lần bán vé ở quầy trước mỗi trận cầu đinh. Hơn nữa, CLB cũng sẽ ổn định được nguồn thu từ số lượng vé cả mùa được bán ra, và bản thân đội bóng cũng sẽ có lượng khán giả trung thành cổ vũ trong từng trận đấu.Với bóng đá Việt Nam hiện tại, chưa có CLB nào có thể sống khỏe với nguồn thu từ bán vé, quảng cáo trên sân, bản quyền truyền hình…, mà tất cả đều phụ thuộc vào nhà tài trợ, ngay cả với những đội bóng có lực lượng CĐV đông đảo và cuồng nhiệt như SLNA hay Hải Phòng thì nguồn thu từ bán vé cũng không thấm tháp vào đâu so với chi phí mà họ bỏ ra.
Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là CLB bỏ qua một nguồn thu không nhỏ từ sự đóng góp của CĐV thông qua việc bỏ tiền mùa vé vào sân hàng tuần. Theo ước tính, mỗi trận SLNA thi đấu trên sân Vinh chật cứng khán giả thì BTC cũng thu được khoảng 300 đến 400 triệu đồng.
Bên cạnh đó, còn có hiện tượng vé vẫn được tuồn đều đặn ra ngoài cho dân phe vé. Có những trận đấu giá vé khán đài B được niêm yết 20.000 đồng/vé bị hét lên thành 200.000 đến 250.000 đồng/vé. Không phải BTC không biết điều đó, nhưng dường như họ đã không có giải pháp xử lý triệt để, và người chịu thiệt tất nhiên là những khán giả chân chính.
Và trên hết là giá trị hình ảnh của CLB nhìn từ khán đài. Mới đây, CLB Consadole Sapporo tại giải J-League 2 đã tặng vé tặng cờ Việt Nam cho các Việt kiều đang sinh sống và làm ăn ở Nhật Bản vào sân xem bóng đá và cổ vũ cho tiền đạo Công Vinh, vì họ biết rõ giá trị thực sự của những khán đài chật kín khán giả đối với ý định đầu tư của các nhà tài trợ. Đó là điều mà SLNA đang thiếu lúc này.
HMO nguồn Thể thao & Văn hóa
Last edited by a moderator: