• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Sự học ở xóm "lụy đò"

HMO

Administrator
Staff member
Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng tại huyện miền núi Quỳ Châu đã có nhiều khởi sắc. Có đường giao thông vào trung tâm xã, học sinh những xã vùng sâu xa đến lớp thuận lợi hơn. Tuy nhiên, ng ay cạnh thị trấn Tân Lạc và xã Châu Hạnh, ngay cạnh trung tâm huyện thì sự học lại vô cùng gian nan.
Hơn nửa thế kỷ chờ cầu

Bữa cơm trong lán trọ
Đường nhựa đã thông suốt đến trung tâm xã từ vài năm nay, học sinh bậc THPT tại xã Châu Hoàn đỡ vất vả hơn nhiều. Ngày trước, học sinh ở xã xa xôi nhất huyện này phải lưu trú tại khu ký túc xá hoặc trong các nhà trọ gần trường cả tháng trời, thậm chí vài ba tháng mới được về nhà. Việc học gian nan vậy nên không ít học sinh đã nản chí bỏ học. Thế nhưng bây giờ có ô tô vào tận xã, chỉ cần nhảy lên xe đi 1 giờ đồng hồ là đến trung tâm huyện.
Nỗi gian nan trong sự học hiện lại đang xảy đến với 4 bản người Thái ở phía tả ngạn sông Hiếu đoạn qua xã Châu Hạnh gồm Định Tiến, Kẻ Nính, Tà Cồ, Pà Cọ, thậm chí là ở khối Hoa Hải thuộc thị trấn Tân Lạc. Tại những xóm bản này, hiện có trên 100 học sinh từ bậc THCS trở lên đang phải ngày ngày quốc bộ đi đường vòng để tới lớp, mặc dù Trường THCS Hạnh Thiết chỉ ở phía bên kia sông.
Bước vào đầu năm học mới 2013 - 2014, em Lang Thanh Hưng, trú khối Hoa Hải bắt đầu vào lớp 6. Điều đầu tiên mà cậu bé 11 tuổi này phải vượt qua là nỗi sợ khi qua đò. Ban đầu em chọn cách đi đường vòng qua các bản Thuận Lập, Định Hoa, Tân Hương khoảng 6km đường đất. Ngày mưa đường lầy lội, phải xắn quần quá gối, dép xách trên tay lội qua các vùng lầy mất hơn 2 giờ đồng hồ mới đến được lớp học. Qua một tuần lội bộ mệt nhọc, em Hưng phải tập làm quen với nỗi sợ khi qua đò. Mùa này nước lớn, dòng sông Hiếu cuồn cuộn trôi, dẫu rằng đã được trang bị máy nổ không còn phải chống qua sông như trước kia nữa nhưng Hưng và nhóm bạn mới vào lớp 6 không cảm thấy an lòng. Còn em Nguyễn Thị Hương học sinh lớp 8 cho biết: Đi đò đến lớp đã hơn 2 năm nhưng vẫn thấy sợ lắm. Nhóm học sinh trên chuyến đò của Hưng và Hương không ai mặc áo phao. Trên thuyền có trang bị phao cứu sinh nhưng sẽ rất thiếu chủ động khi có tình huống xảy ra.
Tình trạng phải "lụy" đò đã có từ ngày những hộ dân đầu tiên từ 2 xã Diễn Hoa và Diễn Hải (Diễn Châu) lên lập nông trang Hoa Hải vào năm 1962. Ông Nguyễn Lương Thiện, một trong những cư dân đầu tiên của khối Hoa Hải (thị trấn Tân Lạc, huyện Quày Châu) cho hay: Từ ngày lập nông trang đến nay đã có 4 lần khởi công xây dựng cầu cho xóm nhưng đều dựng lại không rõ lý do. Mới đây nhất là lễ động thổ xây dựng cầu vào tháng 6/2013 nhưng sau 2 tháng đã thấy đơn vị thi công chuyển máy móc, công nhân cũng đã rút đi nơi khác. Người dân, đặc biệt là học trò trong khối Hoa Hải chỉ còn nước... chờ. Dẫu rằng sự chờ đợi này của những học sinh và người dân làng "kinh tế mới" này đã sang năm thứ 51.
Người "dũng cảm" phải bỏ học

600 ngày thi công mà công trình cầu treo vẫn còn dang dở
Ở phía tả ngạn sông Hiếu đoạn qua xã Châu Hạnh còn có 4 bản Kẻ Nính, Định Tiến, Tà Cồ, Pà Cọ cũng trong tình trạng tương tự. Sau vụ chìm đò làm 18 em học sinh suýt chết năm 2010, bến đò Kẻ Nính bị đình chỉ vì lí do mất an toàn. Sau đó một dự án xây dựng cầu treo qua sông 25 tỷ đồng được tiến hành nhưng sau gần 3 năm cầu vẫn chưa xây xong. Sau vụ tai nạn, bến đò bị đình chỉ, cầu xây mãi không xong. Học sinh Kẻ Nính đến lớp phải vòng lên xóm Hoa Hải sang trường một quãng đường dài gần 10km. Riêng học sinh bản Pà Cọ xa nhất phải đi trên 12km. Nhiều gia đình cũng sắm xe đạp cho con đến lớp, tuy nhiên, đường đất, nhiều khi suối nên lắm đoạn phải dắt bộ, thành ra đi xe đạp cũng chẳng nhanh hơn là bao so với cuốc bộ.
Thế nên một nhóm học sinh thuộc diện nghèo ở 4 bản nói trên cùng nhau dựng một chiếc lán ngay cạnh bến đò Kẻ Nính. Chúng tôi tìm đến nơi vừa lúc gần chục học sinh nữ đang nấu bữa cơm chiều. Phía bên kia sông là bản Kẻ Nính chỉ cách vài trăm mét nhưng em Hoàng Thị Hà không thể về nhà. Kể mà có chiếc cầu, chí ít là một con đò thì mọi chuyện sẽ thật dễ dàng biết bao. Em Hà cho biết: "Nhà khó khăn, không có tiền thuê trọ. Không cầu, không đò nhà gần lại hóa xa. Đi mất nửa ngày đường mới đến được trường".
Còn em Mạc Thị Nguyên, học sinh lớp 11C9 Trường THPT huyện Quỳ Châu cho biết: Khi bến đò bị cấm phải đi học xa đã tính nghỉ học nhưng bố mẹ động viên rằng phải có "cái chữ" mới mong thoát khỏi lạc hậu với lại còn hơn một năm nữa là xong cấp 3 nên bỏ cũng tiếc.
Sau vụ tai nạn bến đò Kẻ Nính bị đình chỉ, công trình cầu xây dựng dang dở khiến việc học của hàng trăm học sinh xã Châu Hạnh (Quỳ Châu) bị đảo lộn.
Về bản Kẻ Nính, hỏi thăm cậu học trò Vi Văn Nhất, một trong 3 người được Trung ương đoàn tặng bằng khen "tuổi trẻ dũng cảm" vì thành tích cứu các bạn nhỏ khỏi dòng nước lũ. Sau hành động dũng cảm đó, bến đò ngừng hoạt động, vì đường xa, không có tiền thuê trọ, Nhất phải bỏ dở việc học trở về lao động giúp gia đình.
Sự chậm trễ của các dự án xây dựng cầu qua sông, khiến học sinh tại những bản của thị trấn Tân Lạc cũng như xã Châu Hạnh, Quỳ Châu phải đi một quãng đường xa không đáng có, đến nỗi những học sinh nghèo phải dựng lều trọ học, trong khi làng bản chỉ cách trường có một con sông.
Về sự chậm trễ này, ông Lê Thanh Hà, Trưởng phòng Công Thương huyện Quỳ Châu cho biết: Công trình cầu qua bến đò Hoa Hải có tổng kinh phí 53 tỷ đồng, cầu Kẻ Nính 25 tỷ đồng nhưng nguồn kinh phí cấp về nhỏ giọt, các nhà thầu không thể thi công liên tục nên chậm tiến độ.
HMO nguồn Giaoducthoidai.vn
 

Ads HMO

Ads HMO

Top