Quá trình khảo sát tại núi lèn Bò, bản Yên Hòa (xóm 12, xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn), đoàn cán bộ đã phát hiện ra 3 hang động phía trong có nhiều hiện vật liên quan đến người Việt cổ như: công cụ ghè đẽo, đồ gốm, vỏ ốc, tro, xương, thổ hoàng... đặc biệt là phiến đá cổ có khắc hình người kèm theo nhiều ký tự lạ.
Di chỉ hang lèn Bò được xác định bao gồm 3 hang đá có diện tích tương đối rộng nằm trong hệ thống núi Lèn Bò. Hang lớn nhất có kích thước cao 34m, rộng 46m, sâu 18m đến 20m,. Hang nhỏ nhất có chiều cao 5m, rộng 10m, sâu 15m, trần hang cao 5m, phía trong có nhiều ngách hang nhỏ và nhiều lối ra.
Các hang đều hướng ra thung lũng, phía trước có dòng suối tự nhiên chảy qua. Trong các hang có nhiều vỏ ốc, xương động vật, đồ gốm, công cụ ghè đẽo như rìu đá, cuội, thổ hoàng, đặc biệt là phiến đá khắc hình người và các ký tự cổ.
Phía dưới cùng là hình người được khắc với hình tượng nữ với cặp vú tròn trịa, xen kẽ các hình người là các lỗ tròn khắc sâu vào phiến đá, chạy theo đường dích dắc theo một quy luật được chạm khá công phu.
“Cần phải có phương án bảo vệ khẩn cấp và cuộc khai quật quy mô để nghiên cứu và giải mã những bí ẩn tại di chỉ này, đặc biệt là phiến đá cổ có nhiều ký tự lạ”, ông Hồng nói.
Một số hình ảnh Di chỉ khảo cổ học Hang Bò do PV ghi lại
Đoàn khảo sát đang tiến hành đo vẽ hiện trạng phiến đá bia ở Hang Bò.
Ngày 17/8, Phòng Văn hóa huyện Anh Sơn và các nhà khoa học thuộc BQL Di tích và danh thắng Nghệ An đã tiến hành khảo sát các di tích trên địa bàn xã Hoa Sơn.Di chỉ hang lèn Bò được xác định bao gồm 3 hang đá có diện tích tương đối rộng nằm trong hệ thống núi Lèn Bò. Hang lớn nhất có kích thước cao 34m, rộng 46m, sâu 18m đến 20m,. Hang nhỏ nhất có chiều cao 5m, rộng 10m, sâu 15m, trần hang cao 5m, phía trong có nhiều ngách hang nhỏ và nhiều lối ra.
Các hang đều hướng ra thung lũng, phía trước có dòng suối tự nhiên chảy qua. Trong các hang có nhiều vỏ ốc, xương động vật, đồ gốm, công cụ ghè đẽo như rìu đá, cuội, thổ hoàng, đặc biệt là phiến đá khắc hình người và các ký tự cổ.
Dấu tích được cho là giường ngủ của người Việt cổ ở Hang Bò.
Phiến đá lạ này nằm ở phía cửa hang phía Nam của lèn Bò, đây là một phiến đá lớn, bằng phẳng, có chiều cao 2,8m, đỉnh rộng 0,9m, đáy rộng 2,8m. Dấu hiệu ban đầu cho thấy, đây là một tấm đá tự nhiên, bị nứt ra từ một khối đá lớn do sự biến động về mặt địa chất.
Trên mặt phiến đá khắc 4 hình người, phân bố từ đỉnh phiến đá tới đáy. Mỗi hình người có một biểu hiện khác nhau như: ở đỉnh phiến đá là hình người có đầy đủ bộ phận sinh dục, đang dang tay, ở giữa là hình người đang trong tư thế nhảy qua khe suối, 2 tay giơ lên, chân bước sải.Phía dưới cùng là hình người được khắc với hình tượng nữ với cặp vú tròn trịa, xen kẽ các hình người là các lỗ tròn khắc sâu vào phiến đá, chạy theo đường dích dắc theo một quy luật được chạm khá công phu.
Rất nhiều vỏ sò kèm theo tro bếp ở cửa hang
Theo đánh giá ban đầu của PGS.TS Nguyễn Quang Hồng, Khoa Lịch sử Đại Học Vinh thì đây là địa bàn cư trú lâu đời của người Việt cổ. Qua một số hiện vật còn sót lại trong hang, đặc biệt là phiến đá khắc hình người và nhiều ký tự lạ cho thấy đây là di khảo cổ học hang động khá độc đáo và quý hiếm hiện nay ở Việt Nam.“Cần phải có phương án bảo vệ khẩn cấp và cuộc khai quật quy mô để nghiên cứu và giải mã những bí ẩn tại di chỉ này, đặc biệt là phiến đá cổ có nhiều ký tự lạ”, ông Hồng nói.
Một số hình ảnh Di chỉ khảo cổ học Hang Bò do PV ghi lại
Bên cạnh vỏ sò, rìu đá, xương động vật còn có cả đồ gốm.
Rìu đá, thổ hoàng, xương thú được phát hiện tại di tích.
Phiến đá có khắc hình người và nhiều ký tự là cần được giải mã.
Hình người trong tư thế đứng được khắc sâu trong phiến đá.
Hình tượng người đàn ông có đầy đủ bộ phận sinh dục khắc ở phía trên phiến đá.
Bề mặt của phiến đá có nhiều hình tròn lõm được khắc theo một trật tự nhất định.
Hình tượng người phụ nữ được người xưa khắc rất sinh động.
HMO nguồn Vietnamnet.