Đó là phát biểu của PGS.TS Ngô Đình Phương - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Vinh, tại Ngày hội việc làm vừa được nhà trường tổ chức.
Đặc biệt, PGS.TS Ngô Đình Phương nhấn mạnh, nhiều sinh viên Việt Nam đang chỉ học trong “những căn phòng đóng kín” mà không chịu “bung” mình ra thế giới việc làm bên ngoài. Nhiều sinh viên từ chối những công việc làm thêm bán thời gian mà chỉ mơ đến những công việc ở các tập đoàn lớn với mức lương nghìn đô.
“Các em phải chấp nhận làm từ những công việc đơn giản trước. Để rồi chuyển hóa từ chỗ mình là người đi tìm việc, đi làm bán thời gian, qua đó kỹ năng dần được hình thành. Sau một vài năm, công việc lại “tìm” mình. Điều đó thể hiện năng lực. Và khi đấy thì chúng ta mới nói đến chuyện thành công” - PGS.TS Ngô Đình Phương chia sẻ.
Bạn Phan Thị Quỳnh Trang - Phó Chủ tịch Hội sinh viên tỉnh Nghệ An, chia sẻ: “Rất nhiều bạn sinh viên, trong đó có cả những bạn tốt nghiệp bằng giỏi, bằng xuất sắc, nhưng khi ra trường vẫn mãi loay hoay vì chưa xin được việc. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là khi sinh viên ngồi trên ghế nhà trường chỉ trau dồi kiến thức từ giáo trình và bài giảng của thầy cô… Song lại chưa thấy được tầm quan trọng của những kỹ năng tưởng như rất đơn giản, nhưng lại vô cùng quan trọng, như: tìm công ty phù hợp với năng lực và nguyện vọng, , trình bày email ứng tuyển...”.
Nhấn mạnh và bổ sung thêm cho quan điểm của PGS.TS. Ngô Đình Phương, thầy Bùi Văn Dũng - Trưởng khoa Kinh tế, Trường Đại học Vinh phân tích, có 3 điểm chung phổ biến của sinh viên, đó là: Muốn có việc làm ngay khi ra trường, thậm chí là khi đang ngồi trên giảng đường đại học; thích làm việc ở công ty nổi tiếng và ước mơ được ra nước ngoài làm việc với mức lương cao hoặc đãi ngộ cao.
PGS.TS Ngô Đình Phương - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Vinh thay mặt cho ban tổ chức trao quà và hoa cho các đơn vị đồng hành cùng chương trình "Ngày hội việc làm lần thứ nhất năm 2017".Đồng thời, thầy cũng chỉ ra rằng, có một điểm chung không mong muốn nữa của sinh viên Việt Nam là ước mơ việc làm thì rất lớn, nhưng hầu hết đều không biết mình cần chuẩn bị những điều gì và chuẩn bị từ khi nào để có thể hiện thực hóa ước mơ đó.
Giải đáp cho thắc mắc ấy của nhiều sinh viên, thầy Bùi Văn Dũng khuyên rằng: “Để “bắt tay” được với thế giới việc làm, các em phải có quyết tâm cao, phải chấp nhận va chạm để trưởng thành. Nhiều sinh viên hiện nay chỉ thích “học bơi trên cạn”. Nghĩa là bạn mơ ước có thể bơi giỏi, nhưng lại không bao giờ chịu nhảy xuống nước”. Nhận xét này của thầy Bùi Văn Dũng nhận được sự đồng tình của rất nhiều đại diện đến từ các công ty, tập đoàn uy tín.
Anh Nguyễn Hữu Bắc - Chủ tịch công ty Đầu tư du lịch PhucGroup, Phó chủ tịch Hiệp hội UNESCO Miền Trung chia sẻ, áp lực tìm việc ở Việt Nam ngày càng lớn, nhưng tại sao chúng ta cứ phải nhất định đi theo một hướng là “tìm việc” mà không phải là tự tạo ra công việc cho mình.
Anh nhấn mạnh: “Cái thứ ba và cũng là cái quan trọng nhất của khởi nghiệp là sản phẩm. Nếu các bạn khởi nghiệp ở lĩnh vực thương mại điện tử, các bạn sẽ bị “đè chết”, vì đã có rất nhiều công ty khác làm trước các bạn và rất thành công. Vậy các bạn cần tạo ra sản phẩm độc và lạ. Đó là hai yếu tố để kinh doanh tồn tại. Các bạn muốn thành công, các bạn phải bán cái các bạn có mà người ta không có”.
Cuối cùng, anh Nguyễn Hữu Bắc dành lời khuyên tâm huyết cho các bạn trẻ rằng, nếu các bạn trẻ không thể dẫn đầu, không cạnh tranh hay tham gia được vào lĩnh vực mà mình đang kinh doanh, thì hãy tìm vào thị trường ngách, tạo ra một phân khúc riêng. Và như thế các bạn trẻ có thể trở thành người dẫn đầu; có thể điều phối, điều tiết được thị trường.
Cũng tại chương trình “Ngày hội việc làm lần thứ nhất năm 2017”, các bạn sinh viên trường Đại học Vinh đã được lắng nghe và truyền cảm hứng bởi câu chuyện khởi nghiệp của thạc sĩ Trần Kim Việt, một người khuyết tật nhưng đã vượt qua hoàn cảnh, thành công lập nên Công ty TNHH sản xuất thương mại Vườn ươm Việt.
Sinh viên tham gia phỏng vấn tại Ngày hội việc làm Trường ĐH Vinh
Chia sẻ thông tin việc làm với sinh viên, PGS.TS. Ngô Đình Phương - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Vinh cho biết: “Từ năm 2015, các nguyên thủ quốc gia khối Asian đã ký Hiệp định Working net. Điều này tạo cơ hội cho sinh viên tốt nghiệp có thể di chuyển đến làm việc ở các nước trong khối Asian. Các sinh viên phải biết nắm bắt cơ hội đó. Tuy nhiên, trong thế giới việc làm đầy biến động này thì các sinh viên thế kỷ 21 không thể chờ đến khi cầm bằng tốt nghiệp mới đi tìm kiếm việc làm. Các nhà tuyển dụng không tự tìm đến chúng ta, mà chúng ta phải chủ động tìm công việc phù hợp với mình.”Đặc biệt, PGS.TS Ngô Đình Phương nhấn mạnh, nhiều sinh viên Việt Nam đang chỉ học trong “những căn phòng đóng kín” mà không chịu “bung” mình ra thế giới việc làm bên ngoài. Nhiều sinh viên từ chối những công việc làm thêm bán thời gian mà chỉ mơ đến những công việc ở các tập đoàn lớn với mức lương nghìn đô.
“Các em phải chấp nhận làm từ những công việc đơn giản trước. Để rồi chuyển hóa từ chỗ mình là người đi tìm việc, đi làm bán thời gian, qua đó kỹ năng dần được hình thành. Sau một vài năm, công việc lại “tìm” mình. Điều đó thể hiện năng lực. Và khi đấy thì chúng ta mới nói đến chuyện thành công” - PGS.TS Ngô Đình Phương chia sẻ.
Bạn Phan Thị Quỳnh Trang - Phó Chủ tịch Hội sinh viên tỉnh Nghệ An, chia sẻ: “Rất nhiều bạn sinh viên, trong đó có cả những bạn tốt nghiệp bằng giỏi, bằng xuất sắc, nhưng khi ra trường vẫn mãi loay hoay vì chưa xin được việc. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là khi sinh viên ngồi trên ghế nhà trường chỉ trau dồi kiến thức từ giáo trình và bài giảng của thầy cô… Song lại chưa thấy được tầm quan trọng của những kỹ năng tưởng như rất đơn giản, nhưng lại vô cùng quan trọng, như: tìm công ty phù hợp với năng lực và nguyện vọng, , trình bày email ứng tuyển...”.
Nhấn mạnh và bổ sung thêm cho quan điểm của PGS.TS. Ngô Đình Phương, thầy Bùi Văn Dũng - Trưởng khoa Kinh tế, Trường Đại học Vinh phân tích, có 3 điểm chung phổ biến của sinh viên, đó là: Muốn có việc làm ngay khi ra trường, thậm chí là khi đang ngồi trên giảng đường đại học; thích làm việc ở công ty nổi tiếng và ước mơ được ra nước ngoài làm việc với mức lương cao hoặc đãi ngộ cao.
PGS.TS Ngô Đình Phương - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Vinh thay mặt cho ban tổ chức trao quà và hoa cho các đơn vị đồng hành cùng chương trình "Ngày hội việc làm lần thứ nhất năm 2017".
Giải đáp cho thắc mắc ấy của nhiều sinh viên, thầy Bùi Văn Dũng khuyên rằng: “Để “bắt tay” được với thế giới việc làm, các em phải có quyết tâm cao, phải chấp nhận va chạm để trưởng thành. Nhiều sinh viên hiện nay chỉ thích “học bơi trên cạn”. Nghĩa là bạn mơ ước có thể bơi giỏi, nhưng lại không bao giờ chịu nhảy xuống nước”. Nhận xét này của thầy Bùi Văn Dũng nhận được sự đồng tình của rất nhiều đại diện đến từ các công ty, tập đoàn uy tín.
Anh Nguyễn Hữu Bắc - Chủ tịch công ty Đầu tư du lịch PhucGroup, Phó chủ tịch Hiệp hội UNESCO Miền Trung chia sẻ, áp lực tìm việc ở Việt Nam ngày càng lớn, nhưng tại sao chúng ta cứ phải nhất định đi theo một hướng là “tìm việc” mà không phải là tự tạo ra công việc cho mình.
Trong thời gian vừa qua, tại Việt Nam rầm rộ lên những từ như “khởi nghiệp”, “start-up”. Anh Bắc đã nêu ra 3 yêu cầu để khởi nghiệp thành công.
Mỗi bạn sinh viên khi tham dự chương trình Ngày hội việc làm sẽ nhận được những mẫu đơn đăng ký của các đơn vị tuyển dụng.
“Cái gốc đầu tiên của khởi nghiệp là sáng tạo. Cái quan trọng thứ hai là vốn. Chúng ta chỉ lấy được vốn khởi nghiệp từ 3F, đó là: bạn bè của chúng ta, gia đình của chúng ta và … những kẻ ngu ngốc. Chỉ có họ mới cho chúng ta vay tiền, bởi không ai dại gì tin vào những người khởi nghiệp. Đừng mất công đàm phán với những người không tin tưởng vào kế hoạch và năng lực của các bạn”.Mỗi bạn sinh viên khi tham dự chương trình Ngày hội việc làm sẽ nhận được những mẫu đơn đăng ký của các đơn vị tuyển dụng.
Anh nhấn mạnh: “Cái thứ ba và cũng là cái quan trọng nhất của khởi nghiệp là sản phẩm. Nếu các bạn khởi nghiệp ở lĩnh vực thương mại điện tử, các bạn sẽ bị “đè chết”, vì đã có rất nhiều công ty khác làm trước các bạn và rất thành công. Vậy các bạn cần tạo ra sản phẩm độc và lạ. Đó là hai yếu tố để kinh doanh tồn tại. Các bạn muốn thành công, các bạn phải bán cái các bạn có mà người ta không có”.
Cuối cùng, anh Nguyễn Hữu Bắc dành lời khuyên tâm huyết cho các bạn trẻ rằng, nếu các bạn trẻ không thể dẫn đầu, không cạnh tranh hay tham gia được vào lĩnh vực mà mình đang kinh doanh, thì hãy tìm vào thị trường ngách, tạo ra một phân khúc riêng. Và như thế các bạn trẻ có thể trở thành người dẫn đầu; có thể điều phối, điều tiết được thị trường.
Cũng tại chương trình “Ngày hội việc làm lần thứ nhất năm 2017”, các bạn sinh viên trường Đại học Vinh đã được lắng nghe và truyền cảm hứng bởi câu chuyện khởi nghiệp của thạc sĩ Trần Kim Việt, một người khuyết tật nhưng đã vượt qua hoàn cảnh, thành công lập nên Công ty TNHH sản xuất thương mại Vườn ươm Việt.
Theo Dân Trí