Cử tri phản ánh hiện nay nhiều dự án thủy điện nhỏ lẻ, manh mún tập trung ở các huyện miền núi nhưng hiệu quả không cao, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Đề nghị UBND tỉnh và các chủ đầu tư có cơ chế hỗ trợ cho đồng bào miền núi ổn định đời sống và sản xuất do ảnh hưởng từ các dự án thủy điện.
Vấn đề này ngành chức năng trả lời như sau:
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 46 dự án, công suất 1.403,6 MW được phê duyệt quy hoạch. Trong quá trình thực hiện rà soát quy hoạch, UBND tỉnh đã trình Bộ Công Thương loại khỏi quy hoạch 14 dự án thủy điện (35,15MW) có quy mô nhỏ, hiệu quả dự án không cao. Như vậy hiện nay trên địa bàn tỉnh có 32 dự án có tổng công suất 1.372,45 MW.
Đối với các dự án thủy điện vừa và nhỏ đã vận hành và đang được triển khai xây dựng ít có di dân tái định cư do đó ít ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân, công tác bồi thường GPMB thực hiện theo đúng quy định. Chỉ có, có 3 dự án lớn có số lượng di dân tương đối lớn với 5.009 hộ dân phải di dời (Bản Vẽ: 3.022 hộ dân, Hủa Na: 1.402 hộ dân, Khe Bố: 585 hộ dân).
Công trình nhà máy thủy điện Hủa Na nhìn từ lòng hồ. Ảnh tư liệu Trong số 11 dự án vận hành phát điện đã mang lại hiệu quả:
- Cung ứng sản lượng điện cho hệ thống điện quốc gia. Sản lượng điện phát từ các nhà máy thủy điện khoảng 2,1 tỷ kWh/năm. Đến thời điểm hiện nay, tổng sản lượng điện từ các nhà máy thủy điện phát lên hệ thống là 11,251 tỷ kWh;
- Cung ứng năng lượng để phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh; góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương (gần 600 lao động trực tiếp là các cán bộ kỹ sư, công nhân kỹ thuật); đóng góp một phần quan trọng vào ngân sách; (hàng năm thu các loại thuế khoảng 396 tỷ đồng).
- Việc đầu tư các dự án thủy điện góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển thủy sản, phát triển nông nghiệp, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, cải tạo khí hậu, phát triển du lịch…
- Việc đầu tư nâng cấp, xây mới các công trình giao thông, cấp điện, cấp nước phục vụ thi công các dự án thủy điện cũng góp phần nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Đối với các dự án có di dân tái định cư: Các khu tái định cư được xây dựng mới có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ: điện, giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống nước sinh hoạt, trạm xá, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng... là tốt hơn so với nơi ở cũ, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tiếp cận thông tin và các dịch vụ công cho đồng bào tái định cư, đã góp phần không nhỏ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; các công trình công cộng nhằm góp phần ổn định dân cư, nâng cao đời sống văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và tinh thần cho đồng bào các dân tộc; Một số bộ phân nhân dân chuyển đến nơi ở mới đã sớm thích nghi được sản xuất, từng bước ổn định, tiếp cận được cách thức sản xuất nơi ở mới.
* Về kiến nghị có cơ chế hỗ trợ cho đồng bào miền núi ổn định đời sống và sản xuất do ảnh hưởng từ các dự án thủy điện:
Ngoài những chế độ chính sách bồi thường, hỗ trợ mà người dân TĐC các dự án thủy điện được hưởng theo các quy định của nhà nước, thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các chủ đầu tư, các cấp, các ngành, chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ cho đồng bào miền núi ổn định đời sống và sản xuất do ảnh hưởng từ các dự án thủy điện, cụ thể:
Tại dự án thủy điện Bản Vẽ:
- Hỗ trợ kinh phí giải quyết các tồn tại như sửa chữa nước sinh hoạt, hỗ trợ đào giếng, sửa chữa nhà ở của đồng bào, các công trình công cộng bị xuống cấp.
- UBND tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ về lương thực thời gian 36 tháng kể từ khi đến nơi ở mới mối khẩu 30kg/tháng. Hỗ trợ thêm 24 tháng lương thực cho đồng bào theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 627/TTg-KN ngày 11/05/2012.
Hồ thủy điện Bản Vẽ. Ảnh tư liệu - UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành lồng ghép các đề án, chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư, chương trình 30A, áp dụng mô hình sản xuất mới phát triển sản xuất tăng thu nhập cho người dân vùng tái định cư. Kết quả đã triển khai các hạng mục sau: Chăn nuôi lợn rừng, Trồng gừng dưới tán rừng, trồng cây rễ hương, trồng rau xanh, trồng cây trám ghép. Đến nay, các mô hình đã bước đầu phát huy hiệu quả, chăn nuôi lợn đã sinh sản, trồng rau, trồng rễ hương đã cho sản phẩm, đánh giá ban đầu khả năng dự án sẽ thành công.
Dự án “đầu tư phát triển chè vùng TĐC nhà máy thủy điện Bản Vẽ” tại huyện Thanh Chương. Tổng số vốn phê duyệt là 922 triệu đồng với diện tích 556 ha. Đến nay, đã trồng được 250 ha, đã phát triển tốt và bước đầu tạo thu nhập đều cho các hộ gia đình. Khi dự án đưa vào khai thác sẽ giải quyết việc làm, ổn định và nâng cao đời sống cho đồng bào TĐC.
- Hỗ trợ đào tạo nghề để đưa lao động vùng tái định cư thủy điện đi xuất khẩu lao động.
Tại thủy điện Hủa Na:
- Về công tác hỗ trợ ổn định sản xuất: Hội đồng bồi thường đang triển khai thực hiện cấp phát giống cây trồng vật nuôi cho nhân dân, tổng giá trị đã thực hiện là 21,63 tỷ đồng /29,98 tỷ đồng được duyệt;
- Về công tác hỗ trợ lương thực ổn định đời sống: Thực hiện hỗ trợ gạo cho nhân dân các điểm TĐC. Tính đến thời điểm hiện tại, đã thực hiện 15/16 đợt (tương đương 45/48 tháng).
Tại thủy điện Khe Bố:
Thực hiện cơ chế hỗ trợ cho đồng bào miền núi ổn định đời sống và sản xuất theo Quyết đinh 4027/QĐ-UBND.CNXD ngày 18/8/2009 của UBND tỉnh Nghệ An, trong đó có hỗ trợ về lương thực, hỗ trợ tiền sử dụng điện, hỗ trợ tiền mua cây giống, hỗ trợ di dời,...như các dự án thủy điện khác. Ngoài ra, theo quy định tại Quyết định 4027/QĐ-UBND.CNXD, Chủ đầu tư còn thực hiện hỗ trợ hộ nghèo với mức 5.760.000 đồng/khẩu ở nông thôn; 3.600.000 đồng/khẩu ở thị trấn. Đối với các hộ tái định cư thủy điện Khe Bố thì việc quy định cơ chế hỗ trợ cho đời sống và sản xuất người dân cơ bản là đảm bảo.
Bản tái định cư Đình Tiến ở xã Tam Đình, Tương Dương. Ảnh tư liệu Vừa qua, UBND tỉnh đã có báo cáo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các Bộ, ngành, chủ đầu tư các dự án thủy điện giải quyết các tồn tại để ổn định đời sống và sản xuất cho nhân dân TĐC.
Thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo yêu cầu chủ đầu tư, các sở ngành và các địa phương giải quyết dứt điểm các tồn tại liên quan đến công tác, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án thủy điện Bản Vẽ.
Vấn đề này ngành chức năng trả lời như sau:
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 46 dự án, công suất 1.403,6 MW được phê duyệt quy hoạch. Trong quá trình thực hiện rà soát quy hoạch, UBND tỉnh đã trình Bộ Công Thương loại khỏi quy hoạch 14 dự án thủy điện (35,15MW) có quy mô nhỏ, hiệu quả dự án không cao. Như vậy hiện nay trên địa bàn tỉnh có 32 dự án có tổng công suất 1.372,45 MW.
Đối với các dự án thủy điện vừa và nhỏ đã vận hành và đang được triển khai xây dựng ít có di dân tái định cư do đó ít ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân, công tác bồi thường GPMB thực hiện theo đúng quy định. Chỉ có, có 3 dự án lớn có số lượng di dân tương đối lớn với 5.009 hộ dân phải di dời (Bản Vẽ: 3.022 hộ dân, Hủa Na: 1.402 hộ dân, Khe Bố: 585 hộ dân).
Công trình nhà máy thủy điện Hủa Na nhìn từ lòng hồ. Ảnh tư liệu
- Cung ứng sản lượng điện cho hệ thống điện quốc gia. Sản lượng điện phát từ các nhà máy thủy điện khoảng 2,1 tỷ kWh/năm. Đến thời điểm hiện nay, tổng sản lượng điện từ các nhà máy thủy điện phát lên hệ thống là 11,251 tỷ kWh;
- Cung ứng năng lượng để phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh; góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương (gần 600 lao động trực tiếp là các cán bộ kỹ sư, công nhân kỹ thuật); đóng góp một phần quan trọng vào ngân sách; (hàng năm thu các loại thuế khoảng 396 tỷ đồng).
- Việc đầu tư các dự án thủy điện góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển thủy sản, phát triển nông nghiệp, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, cải tạo khí hậu, phát triển du lịch…
- Việc đầu tư nâng cấp, xây mới các công trình giao thông, cấp điện, cấp nước phục vụ thi công các dự án thủy điện cũng góp phần nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Đối với các dự án có di dân tái định cư: Các khu tái định cư được xây dựng mới có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ: điện, giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống nước sinh hoạt, trạm xá, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng... là tốt hơn so với nơi ở cũ, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tiếp cận thông tin và các dịch vụ công cho đồng bào tái định cư, đã góp phần không nhỏ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; các công trình công cộng nhằm góp phần ổn định dân cư, nâng cao đời sống văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và tinh thần cho đồng bào các dân tộc; Một số bộ phân nhân dân chuyển đến nơi ở mới đã sớm thích nghi được sản xuất, từng bước ổn định, tiếp cận được cách thức sản xuất nơi ở mới.
* Về kiến nghị có cơ chế hỗ trợ cho đồng bào miền núi ổn định đời sống và sản xuất do ảnh hưởng từ các dự án thủy điện:
Ngoài những chế độ chính sách bồi thường, hỗ trợ mà người dân TĐC các dự án thủy điện được hưởng theo các quy định của nhà nước, thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các chủ đầu tư, các cấp, các ngành, chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ cho đồng bào miền núi ổn định đời sống và sản xuất do ảnh hưởng từ các dự án thủy điện, cụ thể:
Tại dự án thủy điện Bản Vẽ:
- Hỗ trợ kinh phí giải quyết các tồn tại như sửa chữa nước sinh hoạt, hỗ trợ đào giếng, sửa chữa nhà ở của đồng bào, các công trình công cộng bị xuống cấp.
- UBND tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ về lương thực thời gian 36 tháng kể từ khi đến nơi ở mới mối khẩu 30kg/tháng. Hỗ trợ thêm 24 tháng lương thực cho đồng bào theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 627/TTg-KN ngày 11/05/2012.
Hồ thủy điện Bản Vẽ. Ảnh tư liệu
Dự án “đầu tư phát triển chè vùng TĐC nhà máy thủy điện Bản Vẽ” tại huyện Thanh Chương. Tổng số vốn phê duyệt là 922 triệu đồng với diện tích 556 ha. Đến nay, đã trồng được 250 ha, đã phát triển tốt và bước đầu tạo thu nhập đều cho các hộ gia đình. Khi dự án đưa vào khai thác sẽ giải quyết việc làm, ổn định và nâng cao đời sống cho đồng bào TĐC.
- Hỗ trợ đào tạo nghề để đưa lao động vùng tái định cư thủy điện đi xuất khẩu lao động.
Tại thủy điện Hủa Na:
- Về công tác hỗ trợ ổn định sản xuất: Hội đồng bồi thường đang triển khai thực hiện cấp phát giống cây trồng vật nuôi cho nhân dân, tổng giá trị đã thực hiện là 21,63 tỷ đồng /29,98 tỷ đồng được duyệt;
- Về công tác hỗ trợ lương thực ổn định đời sống: Thực hiện hỗ trợ gạo cho nhân dân các điểm TĐC. Tính đến thời điểm hiện tại, đã thực hiện 15/16 đợt (tương đương 45/48 tháng).
Tại thủy điện Khe Bố:
Thực hiện cơ chế hỗ trợ cho đồng bào miền núi ổn định đời sống và sản xuất theo Quyết đinh 4027/QĐ-UBND.CNXD ngày 18/8/2009 của UBND tỉnh Nghệ An, trong đó có hỗ trợ về lương thực, hỗ trợ tiền sử dụng điện, hỗ trợ tiền mua cây giống, hỗ trợ di dời,...như các dự án thủy điện khác. Ngoài ra, theo quy định tại Quyết định 4027/QĐ-UBND.CNXD, Chủ đầu tư còn thực hiện hỗ trợ hộ nghèo với mức 5.760.000 đồng/khẩu ở nông thôn; 3.600.000 đồng/khẩu ở thị trấn. Đối với các hộ tái định cư thủy điện Khe Bố thì việc quy định cơ chế hỗ trợ cho đời sống và sản xuất người dân cơ bản là đảm bảo.
Bản tái định cư Đình Tiến ở xã Tam Đình, Tương Dương. Ảnh tư liệu
Thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo yêu cầu chủ đầu tư, các sở ngành và các địa phương giải quyết dứt điểm các tồn tại liên quan đến công tác, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án thủy điện Bản Vẽ.
Theo Gia Huy (báo Nghệ An)