• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Quỳnh Lưu Người viết sách làng Quỳnh

HMO

Administrator
Staff member
Gần 20 năm nay, ông Phan Hữu Thịnh (xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu) miệt mài đọc, khảo cứu và viết. 13 cuốn sách về làng Quỳnh với nhiều góc nhìn đã ra đời từ tâm huyết và đồng lương hưu ít ỏi của ông.


Ông Phan Hữu Thịnh - Ảnh: K.Hoan

Ngôi nhà cấp 4 cũ kỹ nằm nép sau khu vườn um tùm rau cỏ trong con ngõ nhỏ ở Quỳnh Đôi, vùng đất nổi tiếng về sự học của cả nước, là nơi “ở ẩn” của ông Thịnh. Ông nói cơ ngơi này vợ chồng ông xây dựng từ năm 1995, sau khi cả hai quyết định rời Hà Nội về quê sinh sống để thực hiện sự ủy thác của một vị giáo sư nổi tiếng.



Ông Thịnh có một tuổi thơ cơ cực. Lên 6 tuổi, ông mồ côi cha. Mẹ ông vì quá nghèo, không nuôi được con, phải nhờ ông bà, chú bác nuôi hộ. 18 tuổi, ông tham gia Đoàn Thanh niên cứu quốc. 29 tuổi, làm Trưởng Ban tuyên huấn Huyện ủy Quỳnh Lưu. Trước khi nghỉ hưu, ông là chuyên viên cao cấp của Ban Tuyên giáo T.Ư.

Số là năm 1977, ông Thịnh gặp giáo sư Đặng Thai Mai (con rể của làng Quỳnh) ở Viện Nghiên cứu Văn học. Giáo sư nói với ông, làng Quỳnh là một kho tàng lịch sử, văn hóa phong phú và quý báu, trước đây đã có người khai thác nhưng chưa được nhiều. Ngày nay có điều kiện hơn, các anh nên cố gắng khai thác, được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Sự ủy thác này đã khiến ông trăn trở và như thấy mình mắc nợ với quê hương.

“Nghỉ hưu, tui quyết định dọn về quê ở để thực hiện sự ủy thác này. Tui nghĩ, hơn nửa cuộc đời đã cống hiến vì sự nghiệp chung, thời gian còn lại, không lẽ mình lại thua con tằm, nó “đến chết hãy còn vương tơ” mà. Và tui bắt đầu bỏ thời gian khảo cứu, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và những con người tài danh của làng Quỳnh”, ông Thịnh kể.

Từ xưa, làng Quỳnh có một số cuốn ghi chép về lịch sử làng như “Quỳnh Đôi cổ kim sự tích hương biên” do cụ Hồ Phi Hội viết khoảng giữa thế kỷ 19, bản hương ước làng Quỳnh do cụ Phan Khuê biên soạn năm 1936 và một vài cuốn khác. Đó là một nguồn tư liệu quý. Tuy nhiên, để có cơ sở chính xác, khách quan, sinh động về mọi mặt của làng Quỳnh từ xưa đến nay là một việc vô cùng gian nan. Sau gần 20 năm miệt mài đọc, đến hơn 40 dòng họ để khảo cứu, đến nay ông Thịnh đã cho ra đời 13 đầu sách về con người, văn hóa, lịch sử và truyền thống hiếu học, khoa bảng của làng Quỳnh. Mỗi “đứa con” của ông ra đời là một sự đánh đổi rất nhiều công sức trong việc tìm tư liệu và cả đồng lương hưu còm cõi của ông. Ông nói 13 cuốn sách ấy đã “móc túi” của ông hơn trăm triệu đồng tiền in xuất bản. Trong đó, riêng tiền công đánh máy và giấy in đã tốn hơn 30 triệu đồng.

Những cuốn sách của ông Thịnh phác họa rất rõ nét đời sống con người làng Quỳnh xưa và nay. Nhờ hiếu học, khổ học nên làng Quỳnh thời nào cũng có bậc hiền tài, danh sĩ, những người yêu nước. Đó là những người con tài năng của làng Quỳnh, như: Hồ Xuân Hương, Hồ Tùng Mậu, Cù Chính Lan, Phan Cự Nhân, Phan Cự Đệ, Văn Như Cương, Hoàng Trung Thông… Số liệu của ông Thịnh thống kê cho thấy, người làng Quỳnh đỗ đạt, thành danh đến nay đã lên đến hàng ngàn người.

“Mừng là trời đã cho tui sức khỏe để thực hiện được tâm nguyện với quê hương. Nếu không có Napoleon thì cũng sẽ có người khác, huống chi mình. Mình mà không viết được thì sẽ có người khác viết thay, làng Quỳnh thiếu chi người”, ông Thịnh khiêm tốn nói.

Theo TNO
 

Ads HMO

Ads HMO

Top