Gần 30 năm qua một mình Võ Thị Nhung (SN 1952, ngụ xóm 5, xã Hưng Xá, huyện Hưng Nguyên) phải chăm sóc chồng và hai đứa con bị bệnh tâm thần. Nghị lực và tấm lòng thương con, thương chồng của bà khiến người dân nơi đây vô cùng khâm phục.
Năm 1972, bà Nhung đi dân quân hỏa tuyến để góp phần vào cuộc chiến chống quân xâm lược bảo vệ đất nước. Hòa bình, năm 1975, bà về quê và kết duyên với ông Ngô Xuân Thung, là bộ đội chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Sau khi cưới nhau, ông tiếp tục phục vụ trong quân đội. Đến năm 1982, ông xuất ngũ về quê với nhiều vết thương trên người.
Hơn 26 năm nay, bà Nhung phải một mình nuôi chồng và các con mắc
bạo bệnh. Một mình chăm chồng và hai con tâm thần
Tuy cần cù lao động nhưng cái đói, cái nghèo vấn đeo đẳng bám lấy gia đình họ. Kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào mấy sào ruộng cằn cỗi bạc màu. Hoàn cảnh quá nghèo nên mong ước có một ngôi nhà nhỏ che mưa che nắng họ cũng không thực hiện được. Thương con, bố mẹ bà Nhung đã cất cho đôi vợ chồng trẻ ngôi nhà nhỏ nằm dưới chân đê để sinh sống.
Hai ông bà lần lượt sinh ba người con (hai gái, một trai). Dù cuộc sống vật chất khó khăn, nhưng gia đình nhỏ luôn yêu thương nhau. Thế nhưng, tai họa lại ập xuống gia đình họ. Năm 1998 hai đứa con đầu là Ngô Thị Mai (SN 1981) và Ngô Xuân Long (SN 1985) lần lượt bị bệnh tâm thần khi học hết cấp một. Suốt ngày la hét, xé bỏ quần áo, lang thang khắp nơi. Đặc biệt, mỗi lúc lên cơn điên hai chị em lại tự đánh vào người mình, thân hình lúc nào cũng bầm tím. Vợ chồng bà Nhung đưa hai con đến Bệnh viện Tâm thần Nghệ An để chữa trị.
“Vợ chồng tôi đã vét hết tiền bạc trong nhà để đi chữa trị cho con. Mỗi lần điều trị phải nằm viện hàng tháng trời. Tuy nhiên, sau khi con xuất viện về quê được ít ngày, bệnh tình lại tái phát với mức độ nặng hơn”, bà Nhung nhìn hai đứa con nói trong nước mắt.
Tuy mắc bệnh sau chị nhưng bệnh của Long nặng hơn rất nhiều. Long không ý thức được mọi chuyện, kể cả quần áo mặc trên người cũng bị anh xé rách nát mặc cho thời tiết nóng bức hay giá lạnh. Nhiều lúc Long bỏ nhà đi lang thang, hai vợ chồng bà phải thay phiên nhau ở nhà trông con. Tuy nhiên, cứ hễ bố mẹ sơ hở là Long lại trèo cổng đi. Nhiều lần con trai bỏ đi vợ chồng bà Nhung đi tìm kiếm cả tháng trời mới thấy. Năm năm nay, bà Nhung đành nuốt nước mắt dùng sợi xích sắt xích chân Long lại.
Tai họa nối tiếp tai họa, năm 1997 chồng bà Nhung tự nhiên cũng phát bệnh tâm thần như các con. Từ một người đàn ông hiền lành, tốt bụng hết lòng thương vợ, thương con ông trở thành một người hoàn toàn khác, suốt ngày chửi bới, đánh đập vợ con và hàng xóm láng giềng. Không những thế nhiều khi ông còn ngồi khóc, cười một mình.
Vào năm 2008, trong một lần lên cơn điên, ông Thung đã vác dao rượt đuổi vợ con, rất may hàng xóm đã kịp thời vào can ngăn nên chưa xảy ra sự việc đáng tiếc. Tuy nhiên, mẹ con bà Nhung thường phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ vì thường xuyên bị ông Thung dọa nạt, đánh đập mỗi khi trái gió trở trời.
Bà tâm sự: “Không hiểu vì sao ông ấy lại phát bệnh như vậy. Bình thường ông nhà tôi rất hiền lành, nhưng mỗi lúc lên cơn điên ông dữ tợn lắm, người thân thiết cũng không nhận ra nữa. Bốn năm nay ông thường trốn lên gác chuồng trâu sau nhà để ở vì “dưới đất sợ bóng đèn đốt nóng chân”. Hết con rồi đến chồng lâm bệnh tôi đau đớn vô cùng. Sao ông trời lại đày đọa gia đình tôi như vậy chứ”.
Tấm lòng cao cả của người mẹ
Mỗi lần đến bữa cơm bà Nhung lại lọ mọ bưng tô cơm đi đút cho từng đứa con đang nằm im thin thít. Ở gian nhà trong, cô con gái đầu Ngô Thị Mai suốt ngày chỉ biết chui rúc trong góc giường, không còn ý thức về cuộc sống bên ngoài. Còn em trai Ngô Xuân Long nằm trên tấm phản bằng gỗ đặt dưới góc bếp ẩm thấp với sợi dây xích sắt dưới chân, thân hình trần truồng. Thấy mẹ mang cơm đến cả hai thoáng liếc nhìn xung quanh rồi nhai ngấu nghiến.
Bà Nhung một thân một mình chăm sóc, lo lắng cho ba bố con từ việc nấu ăn, giặt giũ, đút cho con ăn… đến việc vệ sinh cá nhân. Bà cứ làm quần quật như vậy từ sáng cho đến tối mà chẳng có lấy một phút giây nghỉ ngơi cho riêng mình.
“Mùa nóng còn đỡ chứ mùa lạnh thấy hai đứa con nằm co ro vì lạnh mà lòng tôi quặn đau. Thấy con run lên vì lạnh tôi lén mặc áo vào cho nó, nhưng được ít hôm Long lại xé rách nát. Thương con, tôi chỉ biết quấn thật nhiều chăn vào người nó”, người mẹ già nói trong tiếng thở dài.
Thời tiết lạnh càng khiến công việc của bà vất vả hơn, ngoài việc lo cơm nước, vệ sinh cho con cái, bà còn phải giặt giũ chăn chiếu để dự trữ cho các con nằm. Giờ đây, ước mong của bà thật giản dị, bà chỉ mong hôm nào trời cũng nắng ráo để chăn, chiếu được nhanh khô.
Cũng từ ngày chồng con đổ bệnh, mọi công việc đồng áng của gia đình đều đổ dồn lên vai bà. Thế nhưng mấy năm trở lại đây, do già yếu, sức khỏe kém lại phải chăm sóc chồng con nên bà Nhung không thể đi ra đồng làm việc được, đành cho người khác mượn ruộng làm để lấy ít lúa nuôi gia đình.
Chút hy vọng còn lại của bà là đứa con gái út Ngô Thị Phương (SN 1990), đang làm công nhân trong Đồng Nai. Phương vốn sức khỏe cũng rất yếu nên chỉ kiếm đủ tiền nuôi bản thân, thỉnh thoảng có gửi vài trăm về mua thuốc cho anh chị và bố.
Bà Nhung lo lắng bản thân đau ốm sẽ không thể chăm sóc cho chồng con được. Bà lo sau khi mình mất đi sẽ không có ai chăm lo cho chồng và hai con. Hiện nay ước mơ lớn nhất của người phụ nữ tội nghiệp là chồng con mình có thể khỏi bệnh, tự chăm sóc được bản thân để khi bà nhắm mắt xuôi tay có thể yên lòng.
Ông Mai Hữu Thọ, Trưởng xóm cho biết: “Gia đình bà Nhung có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nhiều năm qua gia đình bà đều thuộc diện hộ nghèo của xóm. Thật tội nghiệp, bao nhiêu tai ương liên tiếp ập xuống gia đình đó. Một mình bà ấy phải chăm sóc ba người điên rất vất vả, nhưng tôi chưa khi nào thấy bà Nhung kêu than nửa lời. Người dân trong xóm cũng nghèo khó cả nên chỉ giúp gia đình bà Nhung được bát gạo, bó rau ăn hàng ngày thôi”.
Năm 1972, bà Nhung đi dân quân hỏa tuyến để góp phần vào cuộc chiến chống quân xâm lược bảo vệ đất nước. Hòa bình, năm 1975, bà về quê và kết duyên với ông Ngô Xuân Thung, là bộ đội chiến đấu ở chiến trường miền Nam. Sau khi cưới nhau, ông tiếp tục phục vụ trong quân đội. Đến năm 1982, ông xuất ngũ về quê với nhiều vết thương trên người.
Hơn 26 năm nay, bà Nhung phải một mình nuôi chồng và các con mắc
bạo bệnh.
Tuy cần cù lao động nhưng cái đói, cái nghèo vấn đeo đẳng bám lấy gia đình họ. Kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào mấy sào ruộng cằn cỗi bạc màu. Hoàn cảnh quá nghèo nên mong ước có một ngôi nhà nhỏ che mưa che nắng họ cũng không thực hiện được. Thương con, bố mẹ bà Nhung đã cất cho đôi vợ chồng trẻ ngôi nhà nhỏ nằm dưới chân đê để sinh sống.
Hai ông bà lần lượt sinh ba người con (hai gái, một trai). Dù cuộc sống vật chất khó khăn, nhưng gia đình nhỏ luôn yêu thương nhau. Thế nhưng, tai họa lại ập xuống gia đình họ. Năm 1998 hai đứa con đầu là Ngô Thị Mai (SN 1981) và Ngô Xuân Long (SN 1985) lần lượt bị bệnh tâm thần khi học hết cấp một. Suốt ngày la hét, xé bỏ quần áo, lang thang khắp nơi. Đặc biệt, mỗi lúc lên cơn điên hai chị em lại tự đánh vào người mình, thân hình lúc nào cũng bầm tím. Vợ chồng bà Nhung đưa hai con đến Bệnh viện Tâm thần Nghệ An để chữa trị.
“Vợ chồng tôi đã vét hết tiền bạc trong nhà để đi chữa trị cho con. Mỗi lần điều trị phải nằm viện hàng tháng trời. Tuy nhiên, sau khi con xuất viện về quê được ít ngày, bệnh tình lại tái phát với mức độ nặng hơn”, bà Nhung nhìn hai đứa con nói trong nước mắt.
Tuy mắc bệnh sau chị nhưng bệnh của Long nặng hơn rất nhiều. Long không ý thức được mọi chuyện, kể cả quần áo mặc trên người cũng bị anh xé rách nát mặc cho thời tiết nóng bức hay giá lạnh. Nhiều lúc Long bỏ nhà đi lang thang, hai vợ chồng bà phải thay phiên nhau ở nhà trông con. Tuy nhiên, cứ hễ bố mẹ sơ hở là Long lại trèo cổng đi. Nhiều lần con trai bỏ đi vợ chồng bà Nhung đi tìm kiếm cả tháng trời mới thấy. Năm năm nay, bà Nhung đành nuốt nước mắt dùng sợi xích sắt xích chân Long lại.
Tai họa nối tiếp tai họa, năm 1997 chồng bà Nhung tự nhiên cũng phát bệnh tâm thần như các con. Từ một người đàn ông hiền lành, tốt bụng hết lòng thương vợ, thương con ông trở thành một người hoàn toàn khác, suốt ngày chửi bới, đánh đập vợ con và hàng xóm láng giềng. Không những thế nhiều khi ông còn ngồi khóc, cười một mình.
Vào năm 2008, trong một lần lên cơn điên, ông Thung đã vác dao rượt đuổi vợ con, rất may hàng xóm đã kịp thời vào can ngăn nên chưa xảy ra sự việc đáng tiếc. Tuy nhiên, mẹ con bà Nhung thường phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ vì thường xuyên bị ông Thung dọa nạt, đánh đập mỗi khi trái gió trở trời.
Bà tâm sự: “Không hiểu vì sao ông ấy lại phát bệnh như vậy. Bình thường ông nhà tôi rất hiền lành, nhưng mỗi lúc lên cơn điên ông dữ tợn lắm, người thân thiết cũng không nhận ra nữa. Bốn năm nay ông thường trốn lên gác chuồng trâu sau nhà để ở vì “dưới đất sợ bóng đèn đốt nóng chân”. Hết con rồi đến chồng lâm bệnh tôi đau đớn vô cùng. Sao ông trời lại đày đọa gia đình tôi như vậy chứ”.
Tấm lòng cao cả của người mẹ
Mỗi lần đến bữa cơm bà Nhung lại lọ mọ bưng tô cơm đi đút cho từng đứa con đang nằm im thin thít. Ở gian nhà trong, cô con gái đầu Ngô Thị Mai suốt ngày chỉ biết chui rúc trong góc giường, không còn ý thức về cuộc sống bên ngoài. Còn em trai Ngô Xuân Long nằm trên tấm phản bằng gỗ đặt dưới góc bếp ẩm thấp với sợi dây xích sắt dưới chân, thân hình trần truồng. Thấy mẹ mang cơm đến cả hai thoáng liếc nhìn xung quanh rồi nhai ngấu nghiến.
Bà Nhung một thân một mình chăm sóc, lo lắng cho ba bố con từ việc nấu ăn, giặt giũ, đút cho con ăn… đến việc vệ sinh cá nhân. Bà cứ làm quần quật như vậy từ sáng cho đến tối mà chẳng có lấy một phút giây nghỉ ngơi cho riêng mình.
“Mùa nóng còn đỡ chứ mùa lạnh thấy hai đứa con nằm co ro vì lạnh mà lòng tôi quặn đau. Thấy con run lên vì lạnh tôi lén mặc áo vào cho nó, nhưng được ít hôm Long lại xé rách nát. Thương con, tôi chỉ biết quấn thật nhiều chăn vào người nó”, người mẹ già nói trong tiếng thở dài.
Thời tiết lạnh càng khiến công việc của bà vất vả hơn, ngoài việc lo cơm nước, vệ sinh cho con cái, bà còn phải giặt giũ chăn chiếu để dự trữ cho các con nằm. Giờ đây, ước mong của bà thật giản dị, bà chỉ mong hôm nào trời cũng nắng ráo để chăn, chiếu được nhanh khô.
Cũng từ ngày chồng con đổ bệnh, mọi công việc đồng áng của gia đình đều đổ dồn lên vai bà. Thế nhưng mấy năm trở lại đây, do già yếu, sức khỏe kém lại phải chăm sóc chồng con nên bà Nhung không thể đi ra đồng làm việc được, đành cho người khác mượn ruộng làm để lấy ít lúa nuôi gia đình.
Chút hy vọng còn lại của bà là đứa con gái út Ngô Thị Phương (SN 1990), đang làm công nhân trong Đồng Nai. Phương vốn sức khỏe cũng rất yếu nên chỉ kiếm đủ tiền nuôi bản thân, thỉnh thoảng có gửi vài trăm về mua thuốc cho anh chị và bố.
Bà Nhung lo lắng bản thân đau ốm sẽ không thể chăm sóc cho chồng con được. Bà lo sau khi mình mất đi sẽ không có ai chăm lo cho chồng và hai con. Hiện nay ước mơ lớn nhất của người phụ nữ tội nghiệp là chồng con mình có thể khỏi bệnh, tự chăm sóc được bản thân để khi bà nhắm mắt xuôi tay có thể yên lòng.
Ông Mai Hữu Thọ, Trưởng xóm cho biết: “Gia đình bà Nhung có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nhiều năm qua gia đình bà đều thuộc diện hộ nghèo của xóm. Thật tội nghiệp, bao nhiêu tai ương liên tiếp ập xuống gia đình đó. Một mình bà ấy phải chăm sóc ba người điên rất vất vả, nhưng tôi chưa khi nào thấy bà Nhung kêu than nửa lời. Người dân trong xóm cũng nghèo khó cả nên chỉ giúp gia đình bà Nhung được bát gạo, bó rau ăn hàng ngày thôi”.
Theo PLO.