Lấy mảng tường nhỏ ở góc phòng làm bảng, học viên là những học sinh cũ mến mộ tài năng và tâm huyết của thầy, ai nấy đều say sưa nghe thầy giảng.
Thầy Chấm tặng sách học trò cũ. Ảnh: LVVẤn tượng sâu đậm của học sinh
Đó là thầy Trần Trọng Chấm (82 tuổi, nguyên giáo viên môn Hóa học, Trường THPT Hương Sơn, Hà Tĩnh). Thầy là một trong “bộ ba” Toán - Lý - Hóa lừng danh của đất học Hương Sơn. Toán có thầy Đoàn Dánh, Vật lý có thầy Đinh Nho Quỳ và Hóa học là thầy.
Ngày hội khóa, thầy lặn lội hơn 1.500 km từ TP HCM trở về nơi gắn bó gần 40 năm sự nghiệp giáo dục. Đi đường mệt mỏi, nhưng mới chập tối, thầy đã tranh thủ trao đổi một vài vấn đề đổi mới phương pháp dạy môn Hóa cho đồng nghiệp – vốn là những học sinh cũ của thầy.
Bị “trách” không để thầy nghỉ ngơi, cô giáo T.L (giáo viên môn Hóa học, Trường THPT Hương Sơn) vội giãi bày: Thầy lo ngày mai hội khóa, mải mê thăm hỏi, sợ không còn thời gian.
Được học thầy Chấm là vinh dự của mọi thế hệ học sinh. Thầy để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bao thế hệ học sinh không chỉ tri thức uyên bác mà cả tấm lòng yêu thương, nhiệt huyết, đam mê. Thầy đã biến những điều phức tạp thành đơn giản, dễ hiểu với cách trình bày khúc chiết, sáng rõ.
Còn nhớ, những năm tháng chiến tranh, thiết bị dạy học vô cùng thiếu thốn, thầy được nhà trường giao cho quản lý thiết bị thí nghiệm Hóa học. Thầy đã liên hệ với nhà bà Sinh (thôn Tiên Long, xã Sơn Trung) cho mượn đất trong vườn để dựng ngôi nhà tranh tre 5 gian. Ba gian đựng dụng cụ thí nghiệm và hóa chất, một làm phòng thí nghiệm, còn gian cuối là nơi ở của gia đình thầy.
Trừ những giờ lên lớp, còn lại thầy ngồi trong phòng thí nghiệm. Ba năm học thầy tôi chưa thấy tiết dạy nào thầy không dùng dụng cụ thí nghiệm.
Không những thế, từ phòng thí nghiệm, thầy đã hướng dẫn học sinh nối liền bài học với cuộc sống, khám phá cuộc sống. Từ phòng thí nghiệm này thầy đã thí nghiệm thành công nấm rơm, chế rượu và một thời nổi tiếng với sản phẩm mang thương hiệu Trần Trọng Chấm. Đó là đề tài: “Dụng cụ thu khí ôxy theo phương pháp Trần Trọng Chấm” và “Thiết bị Hóa học đa năng” được Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai xác nhận. Hơn thế, chuyên đề Thực hành thí nghiệm Hóa học của tỉnh năm 2009 đã được tổ chức với hơn 300 giáo viên tham dự. Thầy đã nghiên cứu và cho ra đời 10 bộ dụng cụ thí nghiệm hóa học, phục vụ trong các giờ học hóa học, không chỉ mang lại giá trị thực tiễn mà còn kích thích sáng tạo với đồng nghiệp và học trò.
Mỗi lần trở về quê nhà Hương Sơn, thầy tranh thủ chia sẻ một số chuyên đề về lý thuyết và thí nghiệm Hóa cho giáo viên THCS của huyện và tặng cho trường chuyên của huyện một số bộ đồ dùng dạy học môn Hóa học.
“Cốt lõi phương pháp dạy-học ở thầy là “truyền lửa”, truyền khát khao hiểu biết. Sau mỗi bài giảng, thầy luôn chú ý gợi mở để học sinh tự học, tự mày mò sáng tạo. Những thí nghiệm của thầy bao giờ cũng đơn giản, dể hiểu, thầy hướng dẫn học trò làm thí nghiệm rất dễ dàng và hiệu quả”. Đặc biệt là những thí nghiệm về nhận biết các chất và tách các chất ra khỏi hỗn hợp thí nghiệm”, Nguyễn Minh Đăng, một cựu học sinh Trường THPT Hương Sơn nhớ lại…
Đua thời gian giúp đồng nghiệp trẻ
Gần một phần tư thế kỷ về hưu, nhưng với thầy Chấm, “về hưu không là nghỉ việc”. Thầy vẫn đam mê dạy ôn thi môn Hóa học cho học sinh THPT nơi thầy cư trú. Các trường học, các thầy giáo cô giáo ở Đồng Nai, Nha Trang, TP Vinh (Nghệ An), huyện Hương Sơn, TP Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) biết đến danh thầy đã mời thầy dạy hàng loạt chuyên đề. Đặc biệt, tất cả thầy đều miễn phí.
Ngoài ra, thầy còn viết sách, viết đề tài tham gia hội thảo. Năm 2017, thầy xuất bản cuốn “Tư liệu Hóa học phổ thông” nhằm giúp cho giáo viên hệ thống kiến thức căn bản, bổ sung kiến thức cần thiết nhằm tháo gỡ những lúng túng khi dạy chương trình Hóa học phổ thông.
Bên những thế hệ học trò, có người đã tóc điểm bạc, thầy tâm sự: “Tôi 82 tuổi rồi. Thời gian không còn bao nhiêu nữa, nên cố gắng tranh thủ, tận dụng, chạy đua với thời gian để có thể làm được điều gì đó giúp cho học sinh và các bạn trẻ trực tiếp học, dạy môn Hóa học. Làm việc tôi thấy vui, khỏe hơn. Làm việc hữu ích thì thanh thản”.
Thầy Chấm tặng sách học trò cũ. Ảnh: LVV
Đó là thầy Trần Trọng Chấm (82 tuổi, nguyên giáo viên môn Hóa học, Trường THPT Hương Sơn, Hà Tĩnh). Thầy là một trong “bộ ba” Toán - Lý - Hóa lừng danh của đất học Hương Sơn. Toán có thầy Đoàn Dánh, Vật lý có thầy Đinh Nho Quỳ và Hóa học là thầy.
Ngày hội khóa, thầy lặn lội hơn 1.500 km từ TP HCM trở về nơi gắn bó gần 40 năm sự nghiệp giáo dục. Đi đường mệt mỏi, nhưng mới chập tối, thầy đã tranh thủ trao đổi một vài vấn đề đổi mới phương pháp dạy môn Hóa cho đồng nghiệp – vốn là những học sinh cũ của thầy.
Bị “trách” không để thầy nghỉ ngơi, cô giáo T.L (giáo viên môn Hóa học, Trường THPT Hương Sơn) vội giãi bày: Thầy lo ngày mai hội khóa, mải mê thăm hỏi, sợ không còn thời gian.
Được học thầy Chấm là vinh dự của mọi thế hệ học sinh. Thầy để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bao thế hệ học sinh không chỉ tri thức uyên bác mà cả tấm lòng yêu thương, nhiệt huyết, đam mê. Thầy đã biến những điều phức tạp thành đơn giản, dễ hiểu với cách trình bày khúc chiết, sáng rõ.
Còn nhớ, những năm tháng chiến tranh, thiết bị dạy học vô cùng thiếu thốn, thầy được nhà trường giao cho quản lý thiết bị thí nghiệm Hóa học. Thầy đã liên hệ với nhà bà Sinh (thôn Tiên Long, xã Sơn Trung) cho mượn đất trong vườn để dựng ngôi nhà tranh tre 5 gian. Ba gian đựng dụng cụ thí nghiệm và hóa chất, một làm phòng thí nghiệm, còn gian cuối là nơi ở của gia đình thầy.
Trừ những giờ lên lớp, còn lại thầy ngồi trong phòng thí nghiệm. Ba năm học thầy tôi chưa thấy tiết dạy nào thầy không dùng dụng cụ thí nghiệm.
Không những thế, từ phòng thí nghiệm, thầy đã hướng dẫn học sinh nối liền bài học với cuộc sống, khám phá cuộc sống. Từ phòng thí nghiệm này thầy đã thí nghiệm thành công nấm rơm, chế rượu và một thời nổi tiếng với sản phẩm mang thương hiệu Trần Trọng Chấm. Đó là đề tài: “Dụng cụ thu khí ôxy theo phương pháp Trần Trọng Chấm” và “Thiết bị Hóa học đa năng” được Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai xác nhận. Hơn thế, chuyên đề Thực hành thí nghiệm Hóa học của tỉnh năm 2009 đã được tổ chức với hơn 300 giáo viên tham dự. Thầy đã nghiên cứu và cho ra đời 10 bộ dụng cụ thí nghiệm hóa học, phục vụ trong các giờ học hóa học, không chỉ mang lại giá trị thực tiễn mà còn kích thích sáng tạo với đồng nghiệp và học trò.
Mỗi lần trở về quê nhà Hương Sơn, thầy tranh thủ chia sẻ một số chuyên đề về lý thuyết và thí nghiệm Hóa cho giáo viên THCS của huyện và tặng cho trường chuyên của huyện một số bộ đồ dùng dạy học môn Hóa học.
“Cốt lõi phương pháp dạy-học ở thầy là “truyền lửa”, truyền khát khao hiểu biết. Sau mỗi bài giảng, thầy luôn chú ý gợi mở để học sinh tự học, tự mày mò sáng tạo. Những thí nghiệm của thầy bao giờ cũng đơn giản, dể hiểu, thầy hướng dẫn học trò làm thí nghiệm rất dễ dàng và hiệu quả”. Đặc biệt là những thí nghiệm về nhận biết các chất và tách các chất ra khỏi hỗn hợp thí nghiệm”, Nguyễn Minh Đăng, một cựu học sinh Trường THPT Hương Sơn nhớ lại…
Đua thời gian giúp đồng nghiệp trẻ
Gần một phần tư thế kỷ về hưu, nhưng với thầy Chấm, “về hưu không là nghỉ việc”. Thầy vẫn đam mê dạy ôn thi môn Hóa học cho học sinh THPT nơi thầy cư trú. Các trường học, các thầy giáo cô giáo ở Đồng Nai, Nha Trang, TP Vinh (Nghệ An), huyện Hương Sơn, TP Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) biết đến danh thầy đã mời thầy dạy hàng loạt chuyên đề. Đặc biệt, tất cả thầy đều miễn phí.
Ngoài ra, thầy còn viết sách, viết đề tài tham gia hội thảo. Năm 2017, thầy xuất bản cuốn “Tư liệu Hóa học phổ thông” nhằm giúp cho giáo viên hệ thống kiến thức căn bản, bổ sung kiến thức cần thiết nhằm tháo gỡ những lúng túng khi dạy chương trình Hóa học phổ thông.
Bên những thế hệ học trò, có người đã tóc điểm bạc, thầy tâm sự: “Tôi 82 tuổi rồi. Thời gian không còn bao nhiêu nữa, nên cố gắng tranh thủ, tận dụng, chạy đua với thời gian để có thể làm được điều gì đó giúp cho học sinh và các bạn trẻ trực tiếp học, dạy môn Hóa học. Làm việc tôi thấy vui, khỏe hơn. Làm việc hữu ích thì thanh thản”.
Thep Lê Văn Vỵ (Giadinh.net.vn)