Mang trong mình thương tật với 38% kết quả giám định theo Thông tư 18. Những vết thương còn in hằn trên cơ thể ông Trác sau những lần bị tra tấn ở trong nhà lao Côn Đảo… Và cũng hơn 20 năm nay ông Trác đã nhiều lần làm hồ sơ thương bệnh binh cho mình nhưng bị các cơ quan từ chối một cách vô lý mà không rõ nguyên nhân?
Hy sinh tuổi xuân cho quê hương đất nước
Mới đây, PV Dân trí nhận được đơn kêu cứu của ông Nguyễn Hữu Trác (SN 1946, trú tại thôn Sao Vàng, xã Kim Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An), về việc đã hơn 20 năm nay một mình ông đi gõ cửa các cơ quan chức năng để tìm công lý cho mình nhưng vẫn bị chìm trong vô vọng.
Để làm rõ thông tin, chúng tôi tìm về gia đình ông Trác trong một buổi chiều muộn. Xa xa phía vườn của gia đình mình, hình ảnh người lính cụ Hồ năm xưa trong bộ đồ lính màu xanh lá cây, trên vai vác chiếc cuốc vừa mới đi làm đồng về. Những bước chân tập tễnh đôi bàn tay cơ đứng vì những lần ông bị tra tấn tại nhà tù Côn Đảo như vẫn còn mới diễn ra.
Hàm răng của ông không còn nguyên vẹn vì bị giặc nhổ đi vì không chịu khai báo.Khẽ lau những giọt mồ hôi trên khuôn mặt khắc khổ rồi rót nước mời khách, ông Trác tâm sự: “Tháng 12/1967, theo tiếng gọi của Đảng tôi lên đường nhập ngũ ở đơn vị Bắc Ân đặc khu Quảng Nam, Đà Nẵng. Đến năm 1973, tôi đi công tác vùng sâu rồi sau đó được điều xuống thành phố để làm công tác cơ yếu (dịch mật mã để ăn cắp thông tin của giặc trong nội thành).
Cũng trong lần đi này tôi được cấp trên giao nhiệm vụ ám sát, giết tên ác ôn Ngụy Quyền lúc đó. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tôi bị bắt tại đây và di lý về trại giam Non Nước, Đà Nẵng và chúng đàn áp tôi…”, ông Trác buồn bã nhớ lại.
Đôi chân ông Trác bị xâu dây thép nên không thể đi lại như người bình thường.
Đầu 10 ngón tay của ông Trác bị dị tật hoàn toàn sau những lần tra tấn giã man của giặc.Với ý chí kiên cường của người lính, dù bị giặc tra tấn giã man nhưng ông kiên quyết không một lời khai báo. Ông bảo, sau 5 ngày bị nhốt trong buồng giam biệt lập, nhưng bằng nhiều mưu kế ông đã lấy được một dao bấm của người đưa cơm tù và ông đã mở được cửa buồng giam thoát thân.
Sau khi trốn thoát, vì sợ lộ thông tin quan trọng, ông được giao nhiệm vụ mới tại Sài Gòn. Ngày 20/9/1973, ông bị bắt lần 2 tại Quận 1 và giam tại trại giam trung tâm thẩm vấn hỗn hợp Việt - Mỹ. Sau đó ông được đưa ra giam tại Côn Đảo 3 tháng rồi chuyển tới khu 12, A5,A7,B4... của nhà tù Phú Quốc
Giấy chứng nhận bị thương của ông Nguyễn Hữu Trác ngày 20/6/1973 được chứng nhận rõ ràng nhưng khi ông mang để đi làm hồ sơ thì bị các cơ quan không xác thực.Tại đây, ông Trác bị giặc tra tấn giã man. Hậu quả 10 đầu ngón tay bị dị tật hoàn toàn, chân thì bị giặc dùng dây thép xâu qua không thể đi lại, răng thì bị tháo mất 4 chiếc... Cũng trong thời gian bị tù đày ở Côn Đảo ông Trác may mắn được gặp đồng chí Trương Tấn Sang (nguyên Chủ tịch nước sau này) cùng nhiều đồng chí ý yêu nước khác và được chia sẻ những tháng ngày gian khổ ở đây.
Với người lính tù ở Côn Đảo được coi là địa ngục của trần gian, thân xác ông và các đồng đồng như “thân tàn ma dại” bởi những đòn tra tấn man rợ của kẻ thù. Cơm không có ăn, áo không có mặc những lần bị tra tấn trên cơ thể của mỗi người từng thớ thịt cứ rơi, máu chảy tứa tát… nhưng không thể làm nhụt chí của ông cũng như đồng đội.
Chiếc dao bấm dùng để mở cửa trốn tù lần đầu là kỷ vật mà ông Trác vẫn còn lưu giữ bên mình đến ngày hôm nay.Năm 1974, ông và đồng đội đã được trả về đơn vị cũ (lúc này trao đổi tù binh hai bên với nhau). Những năm tháng chiến tranh, làm cách mạng, cống hiến cho đất nước, hoàn thành nhiệm vụ và ông được xuất ngũ vào ngày 25/3/1974. Cùng năm đó, ông Trác trở về quê hương bắt đầu cuộc sống mới sau ngày hòa bình lập lại.
Cuộc sống mới và trang đời khổ cực giữa thời bình
Sau khi được trở về quê hương, ông Trác đã lập gia đình với một người con gái cùng quê. Cuộc sống đời thường sau ngày giải phóng đất nước, ông Trác vẫn là một con người năng nổ tham gia các hoạt động phong trào của địa phương, là một Đảng viên xuất sắc luôn hoàn thành nhiệm vụ.
Tuy nhiên, hiện nay sức khỏe của ông ngày càng yếu đi, một phần do tuổi tác một phần do những vết thương bị giặc đàn áp khi ở nhà tù tái phát… khiến cho ông càng thêm mệt mỏi hơn. Đặc biệt, từ ngày trở về địa phương, một số giấy tờ liên quan ông Trác gửi các cơ quan chức năng để mong được công nhận là thương binh hoặc bệnh binh.
Ông Trác bên danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng là đồng đội năm xưa tặng là phần thưởng vô cùng quý giá của cuộc đời ông.Tuy nhiên, hơn 20 năm qua ông mang hồ sơ đi gõ cửa khắp các cơ quan liên quan nhưng vẫn không được công nhận. Những lần lết đi gõ cửa cơ quan chức năng, ông đều bị trả lại hồ sơ. “Tôi chỉ được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng với số tiền 791 ngàn đồng giành cho những cựu quân nhân tù đày mà thôi”, ông Trác nói.
Thì đến tháng 7/2015, ông Nguyễn Hữu Trác nhận được kết quả: “Phiếu trả hồ sơ thương binh” của tỉnh đội Nghệ An ghi rõ: “Ông đã giám định 38% theo TT18. Ông bị thương tại BT 32 DD559, giấy CNBT do đoàn 72, Quân khu Việt Bắc cấp? Người ký GCNBT không có chức danh nên không thuộc đối tượng để xem xét. Trường hợp vết thương bên trong đang có mảnh kim khí (bom đạn), thì ông đến bệnh viện chụp XQ có kết luận của giám đốc, PGĐ cấp huyện trở lên để có cơ sở xem xét”.
Phiếu trả hồ sơ thương binh ghi sơ sài, không có dấu đỏ.Được biết, đây là phiếu trả hồ sơ thương binh do phòng Chính Trị, ban Chính sách tỉnh đội Nghệ An cấp nhưng không ghi rõ ràng đầy đủ của một văn bản hành chính. Điều đáng nói, phiếu trả lời này chỉ có chữ ký của hai người là Lương Hoàng Tùng (TB chính sách) và Đậu Đức Trường (người thẩm định) mà hoàn toàn không có dấu đỏ.
“Trong lần được đi điều dưỡng của đoàn 72 quân khu Việt Bắc vào năm 1974 tại bệnh viện 108 tại tôi và các đồng đội được đi điều dưỡng và mổ vết thương nên hồ sơ do bệnh viện và quân khu nắm giữ (theo ông Trác đợt điều dưỡng và thăm khám này do quân khu tổ chức cho những ai từng bị thương và có công lao trước khi đi làm nhiệm vụ). Nhưng về hồ sơ lí lịch, giấy chứng nhận bị thương có thẩm định của thủ trưởng cơ quan của quân khu Việt Bắc rõ ràng”, ông Trác chia sẻ.
Dù ông đang nắm giữ những giấy tờ chứng thực (giấy chứng nhận bị thương ngày 20/6/1973) nhưng hơn 20 năm nay ông mỏi mòn đi tìm công lý nhưng vẫn bị từ chối.
Phiếu trả hồ sơ thương binh mặt trước không ghi rõ cơ quan, mặt sau của một tờ giấy A4 đã phô tô được xé ngang .“Nhiều đêm tôi không ngủ được những giọt nước mắt tuôn trôi trong nghẹn đắng, nhưng biết làm gì đây hả các anh? Ông Trác buồn bã nói.
Với ông Trác - một người tù Côn Đảo đã hy sinh tuổi thanh xuân, hy sinh bản thân, đổ máu cho đất nước… Nhưng hơn 20 năm nay người dân Kim Thành vẫn thường thấy hình bóng ông Trác đã ngoài 70 tuổi mòn mỏi đi đòi công lý cho bản thân nhưng đều bị các cơ quan từ chối một cách phũ phàng. Bao nhiêu hồ sơ được gửi đi cho các cơ quan từ nhỏ đến lớn nhưng kết quả mà ông Trác nhận được là con số không, tất cả vì không hợp lệ?.
Trở về đời thường dù cuộc sống còn muôn vàn khó khăn nhưng ông Trác vẫn là tấm gương sáng trong các phong trào của địa phương.Câu hỏi này chúng tôi xin gửi về các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh nghệ An để xem xét trả lời chính đáng cho ông. Đó cũng là mong mỏi cuối cùng của người lính tù đã từng vào sinh ra tử đã hy sinh tuổi trẻ của mình cho quê hương đất nước.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc này đến bạn đọc.
Căn cứ vào quy định số 395/QP, ngày 25/12/1969 của Bộ quốc phòng: Quân nhân chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ được hưởng các khoản trợ cấp theo các Nghị định số 250/TTG, ngày 12/6/1967; số 95/TTG, ngày 11/3/1961; số 185/CP ngày 25/9/1969 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định số 111/ND ngày 28/6/1967; số 496/ND ngày 11/11/1958 của Bộ quốc phòng thì ông Trác được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng với số tiền 791 ngàn đồng giành cho những cựu quân nhân tù đày.
Ngày 2/7/1994, khi đi giám định theo Thông tư 18, ông Nguyễn Hữu Trác bị thương tật 38%, với các vết thương cụ thể: Sức ép bom, hai vết thương ở chốt đầu phải - trái, đa vết thương ở đầu trái, vết thương gãy cánh xương sống bên trái, vết thương ở chân phải, hai gối bị đục chốt kim loại... .
Hy sinh tuổi xuân cho quê hương đất nước
Mới đây, PV Dân trí nhận được đơn kêu cứu của ông Nguyễn Hữu Trác (SN 1946, trú tại thôn Sao Vàng, xã Kim Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An), về việc đã hơn 20 năm nay một mình ông đi gõ cửa các cơ quan chức năng để tìm công lý cho mình nhưng vẫn bị chìm trong vô vọng.
Để làm rõ thông tin, chúng tôi tìm về gia đình ông Trác trong một buổi chiều muộn. Xa xa phía vườn của gia đình mình, hình ảnh người lính cụ Hồ năm xưa trong bộ đồ lính màu xanh lá cây, trên vai vác chiếc cuốc vừa mới đi làm đồng về. Những bước chân tập tễnh đôi bàn tay cơ đứng vì những lần ông bị tra tấn tại nhà tù Côn Đảo như vẫn còn mới diễn ra.
Hàm răng của ông không còn nguyên vẹn vì bị giặc nhổ đi vì không chịu khai báo.
Cũng trong lần đi này tôi được cấp trên giao nhiệm vụ ám sát, giết tên ác ôn Ngụy Quyền lúc đó. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tôi bị bắt tại đây và di lý về trại giam Non Nước, Đà Nẵng và chúng đàn áp tôi…”, ông Trác buồn bã nhớ lại.
Đôi chân ông Trác bị xâu dây thép nên không thể đi lại như người bình thường.
Đầu 10 ngón tay của ông Trác bị dị tật hoàn toàn sau những lần tra tấn giã man của giặc.
Sau khi trốn thoát, vì sợ lộ thông tin quan trọng, ông được giao nhiệm vụ mới tại Sài Gòn. Ngày 20/9/1973, ông bị bắt lần 2 tại Quận 1 và giam tại trại giam trung tâm thẩm vấn hỗn hợp Việt - Mỹ. Sau đó ông được đưa ra giam tại Côn Đảo 3 tháng rồi chuyển tới khu 12, A5,A7,B4... của nhà tù Phú Quốc
Giấy chứng nhận bị thương của ông Nguyễn Hữu Trác ngày 20/6/1973 được chứng nhận rõ ràng nhưng khi ông mang để đi làm hồ sơ thì bị các cơ quan không xác thực.
Với người lính tù ở Côn Đảo được coi là địa ngục của trần gian, thân xác ông và các đồng đồng như “thân tàn ma dại” bởi những đòn tra tấn man rợ của kẻ thù. Cơm không có ăn, áo không có mặc những lần bị tra tấn trên cơ thể của mỗi người từng thớ thịt cứ rơi, máu chảy tứa tát… nhưng không thể làm nhụt chí của ông cũng như đồng đội.
Chiếc dao bấm dùng để mở cửa trốn tù lần đầu là kỷ vật mà ông Trác vẫn còn lưu giữ bên mình đến ngày hôm nay.
Cuộc sống mới và trang đời khổ cực giữa thời bình
Sau khi được trở về quê hương, ông Trác đã lập gia đình với một người con gái cùng quê. Cuộc sống đời thường sau ngày giải phóng đất nước, ông Trác vẫn là một con người năng nổ tham gia các hoạt động phong trào của địa phương, là một Đảng viên xuất sắc luôn hoàn thành nhiệm vụ.
Tuy nhiên, hiện nay sức khỏe của ông ngày càng yếu đi, một phần do tuổi tác một phần do những vết thương bị giặc đàn áp khi ở nhà tù tái phát… khiến cho ông càng thêm mệt mỏi hơn. Đặc biệt, từ ngày trở về địa phương, một số giấy tờ liên quan ông Trác gửi các cơ quan chức năng để mong được công nhận là thương binh hoặc bệnh binh.
Ông Trác bên danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng là đồng đội năm xưa tặng là phần thưởng vô cùng quý giá của cuộc đời ông.
Thì đến tháng 7/2015, ông Nguyễn Hữu Trác nhận được kết quả: “Phiếu trả hồ sơ thương binh” của tỉnh đội Nghệ An ghi rõ: “Ông đã giám định 38% theo TT18. Ông bị thương tại BT 32 DD559, giấy CNBT do đoàn 72, Quân khu Việt Bắc cấp? Người ký GCNBT không có chức danh nên không thuộc đối tượng để xem xét. Trường hợp vết thương bên trong đang có mảnh kim khí (bom đạn), thì ông đến bệnh viện chụp XQ có kết luận của giám đốc, PGĐ cấp huyện trở lên để có cơ sở xem xét”.
Phiếu trả hồ sơ thương binh ghi sơ sài, không có dấu đỏ.
“Trong lần được đi điều dưỡng của đoàn 72 quân khu Việt Bắc vào năm 1974 tại bệnh viện 108 tại tôi và các đồng đội được đi điều dưỡng và mổ vết thương nên hồ sơ do bệnh viện và quân khu nắm giữ (theo ông Trác đợt điều dưỡng và thăm khám này do quân khu tổ chức cho những ai từng bị thương và có công lao trước khi đi làm nhiệm vụ). Nhưng về hồ sơ lí lịch, giấy chứng nhận bị thương có thẩm định của thủ trưởng cơ quan của quân khu Việt Bắc rõ ràng”, ông Trác chia sẻ.
Dù ông đang nắm giữ những giấy tờ chứng thực (giấy chứng nhận bị thương ngày 20/6/1973) nhưng hơn 20 năm nay ông mỏi mòn đi tìm công lý nhưng vẫn bị từ chối.
Phiếu trả hồ sơ thương binh mặt trước không ghi rõ cơ quan, mặt sau của một tờ giấy A4 đã phô tô được xé ngang .
Với ông Trác - một người tù Côn Đảo đã hy sinh tuổi thanh xuân, hy sinh bản thân, đổ máu cho đất nước… Nhưng hơn 20 năm nay người dân Kim Thành vẫn thường thấy hình bóng ông Trác đã ngoài 70 tuổi mòn mỏi đi đòi công lý cho bản thân nhưng đều bị các cơ quan từ chối một cách phũ phàng. Bao nhiêu hồ sơ được gửi đi cho các cơ quan từ nhỏ đến lớn nhưng kết quả mà ông Trác nhận được là con số không, tất cả vì không hợp lệ?.
Trở về đời thường dù cuộc sống còn muôn vàn khó khăn nhưng ông Trác vẫn là tấm gương sáng trong các phong trào của địa phương.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc này đến bạn đọc.
Căn cứ vào quy định số 395/QP, ngày 25/12/1969 của Bộ quốc phòng: Quân nhân chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ được hưởng các khoản trợ cấp theo các Nghị định số 250/TTG, ngày 12/6/1967; số 95/TTG, ngày 11/3/1961; số 185/CP ngày 25/9/1969 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định số 111/ND ngày 28/6/1967; số 496/ND ngày 11/11/1958 của Bộ quốc phòng thì ông Trác được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng với số tiền 791 ngàn đồng giành cho những cựu quân nhân tù đày.
Ngày 2/7/1994, khi đi giám định theo Thông tư 18, ông Nguyễn Hữu Trác bị thương tật 38%, với các vết thương cụ thể: Sức ép bom, hai vết thương ở chốt đầu phải - trái, đa vết thương ở đầu trái, vết thương gãy cánh xương sống bên trái, vết thương ở chân phải, hai gối bị đục chốt kim loại... .
Theo Nguyễn Tú - Nguyễn Duy (Dân Trí)