Chiều chiều, người dân xóm Thái Bình (xã Nghi Thái, Nghi Lộc) thường thấy ông với nụ cười hiền hậu, dáng đi cà nhắc, tay đẩy chiếc xe nhựa đưa cháu đi chơi quanh các trục đường làng. Ít ai biết rằng, dấu chân ông đã in khắp chiến trường, thân xác ông từng bị đày đọa chốn ngục tù tàn bạo nhưng vẫn giữ trọn khí tiết. Ông là Vương Ðức Thuận - một thương binh, một chiến sĩ cộng sản bị địch bắt tù đày.
Giáp mặt “quỷ đội lốt người”
Ngôi nhà đơn sơ của vợ chồng ông Vương Ðức Thuận nằm giữa xóm nhỏ bình yên - đúng như tên gọi Thái Bình. Chiều hè, những làn gió từ biển thổi vào mát rượi, ông Thuận kể chúng tôi nghe về những năm tháng lửa đạn và những năm tháng đối mặt với kẻ thù, khi ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ là gang tấc.
“Tôi đã sắp sửa bước vào độ tuổi 80 nên không còn nhớ hết tất cả những gì diễn ra trong cuộc đời mình. Riêng những năm tháng gian khổ, ác liệt và hiểm nguy, tôi còn nhớ khá rõ, hay nói cách khác đó là những năm tháng không thể nào quên...” - ông Thuận mở đầu câu chuyện.
Vương Ðức Thuận sinh năm 1936, đến năm 1960 ông từ biệt bố mẹ già và 2 con nhỏ để lên đường nhập ngũ. Theo cuộc trường chinh đánh Mỹ, bước chân của người lính này đã in dấu khắp chiến trường Lào, rồi trở về nước tham gia chiến đấu tại mặt trận Trị - Thiên. Trong Chiến dịch Mậu Thân (1968), Vương Ðức Thuận là 1 trong 27 chiến sĩ được Trung đoàn 10 đặc công (Quân khu 4) chọn đánh tập kích Khách sạn Hương Giang (Huế). Ðây là nhiệm vụ vô cùng hiểm nguy nên trước lúc xuất kích, đơn vị đã làm lễ truy điệu sống cho các chiến sĩ.
Theo kế hoạch, các chiến sĩ đặc công đột kích vào khách sạn tiêu diệt khoảng 160 tên sĩ quan và lính Mỹ. Nhưng chưa kịp rút thì địch đã điều một lực lượng lớn đến vao vây, 25 người bị hy sinh, Vương Ðức Thuận bị địch bắn gãy 2 chân và cùng một đồng đội nữa sa vào tay giặc.
Sau khi cứu chữa vết thương, Mỹ - ngụy chuyển ông Thuận vào một trại giam ở Huế, rồi tiếp tục chuyển vào nhà giam Ðà Nẵng. Ðịch đã dùng mọi nhục hình để tra tấn nhưng người lính đặc công của Trung đoàn 10 không khai dù nửa lời. Bị liệt vào hạng “cứng đầu”, Vương Ðức Thuận lập tức bị đày ra nhà giam Phú Quốc, nơi được xem là chốn “địa ngục trần gian”, nơi có những tên cai ngục được mệnh danh là “lũ quỷ đội lốt người”. Tại đây, ông đã không ít lần được “nếm” và chứng kiến cảnh cai ngục dùng các hình thức tra tấn dã man từ trung cổ đến hiện đại đối với các tù nhân cộng sản. Ông bị chúng tra tấn bằng cách gí điện, dội nước sôi, đóng đinh xuyên vào 2 đầu gối. Cho đến bây giờ, 2 đầu gối của ông vẫn lỗ chỗ những vết lõm sâu, là dấu tích của nhục hình tàn bạo ở nhà tù Phú Quốc.
Ông Thuận còn nhiều lần chứng kiến cảnh địch tra tấn các đồng chí, đồng đội cùng nhà giam một cách kinh hoàng, khủng khiếp. Trong đó, phải kể đến cảnh chúng dùng đinh đóng vào sọ của đồng chí Long (quê Quảng Trị) khiến đồng chí này hy sinh sau đó 8 ngày. Rồi cảnh chúng đào hố chôn sống tập thể một lúc mấy chục chiến sĩ của ta để thị uy. Ðó là chưa kể đến cảnh nằm nơi bẩn thỉu, giòi bọ lúc nhúc; phải ăn cơm thiu, cá thối, uống nước bẩn, ít được tắm rửa; thường xuyên đối mặt với các loại dịch bệnh như kiết lỵ, thương hàn, lao phổi... Nhiều chiến sĩ bị địch đánh đập, tra tấn không chết nhưng cuối cùng lại chết vì dịch bệnh.
Trong cảnh gông xiềng và nhục hình tàn bạo ấy, ông Thuận và các đồng chí, đồng đội không những không khuất phục mà vẫn tiếp tục đấu tranh. Các tù binh cộng sản vẫn tiếp tục móc nối liên lạc và hình thành tổ chức sinh hoạt, tập hợp lực lượng và xây dựng tình đoàn kết để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh một mất một còn. Tại đây, Vương Ðức Thuận - một người con của quê hương Nghệ An được đứng vào Ban Thường vụ Ðảng ủy nhà tù Phú Quốc, phụ trách chi bộ 6. Người chiến sĩ cộng sản kiên trung ấy đã cùng các đồng chí, đồng đội chỉ đạo, vận động tổ chức các cuộc đấu tranh trong chốn lao tù, đòi cải thiện bữa ăn, được ra ngoài hưởng không khí trong lành, được cấp thuốc men khi đau yếu...
Và điều quan trọng nhất, tổ chức Ðảng trong nhà tù là điểm tựa vừng chắc để những người cộng sản giữ vững ý chí chiến đấu, không khuất phục trước những thế lực hung tàn. Có lúc tổ chức bị địch phát hiện và đánh phá, Bí thư và toàn bộ Ban Thường vụ bị bắt, Vương Ðức Thuận và các đồng chí của mình bị tra tấn dã man, bị biệt giam, tống vào “chuồng cọp” mấy tháng liền. Nhưng khi trở lại buồng giam, ông lại tiếp tục móc nối liên lạc, cùng các đồng chí xây dựng lại tổ chức để tiếp tục cuộc đấu tranh không khoan nhượng.
Kỳ tích đào hầm vượt ngục
Ðầu năm 1971, Ðảng ủy nhà tù quyết định tổ chức, chỉ đạo anh em tù binh đào hầm vượt ngục. Với công việc vô cùng hệ trọng này, Vương Ðức Thuận được Ðảng ủy cử làm Trưởng ban chỉ đạo, có nhiệm vụ chỉ đạo chung, phối hợp với các đồng chí phụ trách lực lượng bảo vệ (12 đồng chí), phụ trách lực lượng đào hầm (20 đồng chí) và phụ trách lực lượng giấu đất (30 đồng chí) quyết tâm hoàn thành khoảng 150m đường hầm từ trại giam ra rừng tranh.
Việc đào hầm chủ yếu được thực hiện vào ban đêm, khi bọn lính canh ít cảnh giác nhất. Vậy, trong chốn tù ngục, trong tay không có các loại dụng cụ đào đất (cuốc, xuổng, xẻng, xà beng), những người cộng sản đào hầm bằng cách nào? Ông Thuận cho biết: “Không có dụng cụ, chúng tôi lấy nắp cà-mèn dùng đựng cơm để đào đất. Rồi lấy những miếng vải bạt chúng vứt lung tung ngoài vườn may thành bao tải đựng đất. Những chiếc bao tải đất này được bí mật chuyển ra ngoài vườn, nén chặt và lấy đất khô rải lên. Sáng mai dậy tuần tra, địch không hề hay biết những việc đã diễn ra trong đêm qua...”.
Cứ thế, đêm này qua đêm khác, tháng này qua tháng khác, những người tù cộng sản kiên trì dùng nắp cà-mèn khoét từng thớ đất, nhẫn nại chuyển từng túi đất ra ngoài và tìm cách phi tang, che mắt kẻ địch. Chúng ta biết rằng, đào hầm vượt ngục ở nhà tù Phú Quốc là việc làm vô cùng khó khăn và nguy hiểm. Bởi lẽ, đảo nằm cách đất liền hàng trăm kilômét, nhà tù được bố phòng cẩn mật với nhiều lớp hàng rào, bãi mìn, lính canh và chó béc-giê. Nếu có điều sơ suất, dù rất nhỏ để địch phát hiện ra kế hoạch này chắc hẳn không còn một ai trong tổ chức sống sót. Vậy mà Vương Ðức Thuận và các đồng chí, đồng đội vẫn kiên gan trước mọi thử thách, sẵn sàng đón nhận tất cả, dù đó là sự hy sinh chính bản thân mình. Ông tâm sự: “Lúc ấy, tất cả chúng tôi không ai nghĩ đến đòn roi và cái chết, mà chỉ nghĩ cách đào hầm thật nhanh để sớm hoàn thành nhiệm vụ được giao...”.
Ðêm 12-5-1971, sau khoảng hơn 4 tháng nhẫn nại khoét từng thớ đất, Vương Ðức Thuận cùng các đồng chí của mình vui sướng khi chọc lỗ thông hơi, thấy phía trên là những bụi cỏ tranh. Vậy là đường hầm đã xuyên qua bãi mìn ra rừng tranh, mục tiêu đã hoàn thành. Ngay trong đêm, Ban Thường vụ Ðảng ủy họp và quyết định lựa chọn những người vượt ngục để ngoài tiếp tục bắt liên lạc và chiến đấu. Hầu hết các đồng chí trong Ban Thường vụ và Bí thư các chi bộ đều có trong danh sách, trong đó có Vương Ðức Thuận. Nhưng điều bất ngờ đã xảy ra, ông Thuận đề nghị với cấp trên: “Tôi xin được ở lại!”. Bí thư Ðảng ủy liền hỏi: “Là người trực tiếp chỉ đạo việc đào hầm, sao đồng chí không ra để chiến đấu?”.
Ông Thuận trả lời: “Tôi bị đóng đinh xuyên đầu gối, đi lại khó khăn, dọc đường sợ phiền lụy đến các đồng chí. Nay tôi xin được ở lại để làm chỗ dựa cho anh em trong này...”.
Khi chúng tôi hỏi: “Giây phút ấy ông nghĩ đến điều gì?”, người tù năm xưa thong thả đáp lời: “Tôi nghĩ tới những đồng chí, đồng đội thức suốt mấy tháng liền để đào hầm bí mật. Tôi sợ khi mình đã vượt ra ngoài, sớm muộn gì địch cũng phát hiện, họ sẽ gặp nhiều rắc rối, có khi mất mạng. Vì thế, tôi phải ở lại để làm chỗ dựa tinh thần, để cùng sẻ chia...”. Sáng dậy, bọn lính gác điểm danh tù binh, thấy thiếu đến 27 người. Bọn chúng biết rằng đêm qua đã xảy ra việc tổ chức vượt ngục nên báo động khẩn cấp, tỏa quân khắp các hướng để truy lùng, điều 3 chiếc trực thăng quần thảo các khu rừng xung quanh trại giam nhưng cuối cùng đành bất lực.
Mỗi người sinh sống ở một miền quê nhưng vẫn thường xuyên giữ liên lạc để ôn lại những kỷ niệm năm xưa trong chốn tù ngục, về kỳ tích đào hầm bí mật để thoát khỏi “địa ngục trần gian”. Ðặc biệt, trong hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, ông Lê Văn Kiệm - Chủ tịch Hội Chiến sĩ cách mạng bị tù đày xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) xác nhận: “Suốt quá trình ở trong tù, đồng chí Vương Ðức Thuận là người lãnh đạo Ðảng kiên trung, bất khuất, dũng cảm đấu tranh với kẻ địch và không đầu hàng địch, đồng chí đã giữ vững khí tiết của người Cộng sản, được tổ chức Ðảng tin tưởng và anh em mến phục.
Tháng 1-1971 Ðảng ủy trại giam chủ trương đào hầm vượt ngục, đồng chí Thuận được giao trực tiếp phụ trách chung và có nhiều sáng tạo, chỉ huy, mưu kế tổ chức, thực hiện những công việc đầy khó khăn và mạo hiểm (không làm sao kể hết)... Bản thân tôi là người cùng ăn cùng ở trong tù với anh và cùng sinh hoạt Ðảng chung một chi bộ, được anh chỉ bảo và tôi cũng đã vượt ngục ra công tác đến ngày hôm nay”.
Năm 2009, có dịp trở lại Phú Quốc, thăm lại chốn bị đày ải, ông Thuận đã góp phần tìm kiếm được 118 bộ hài cốt của các đồng chí, đồng đội năm xưa bị địch sát hại rồi chôn lấp. “Lần ấy trở lại Phú Quốc, khu vực nghĩa địa gần trại giam cây cối đã phủ um tùm, phải mất nhiều thời gian mới định hình, xác định được vị trí ngôi mộ tập thể. Khi khai quật, đội quy tập đã tìm được 118 bộ hài cốt nằm lẫn lộn, tất cả đều không tên không tuổi...” - ông Thuận kể lại. Cũng theo lời ông Thuận, đảo Phú Quốc giờ đây đã ngập tràn và xanh tươi sự sống nhưng cần phải giữ mãi chứng tích của một thời từng là “địa ngục trần gian” để thấy được sức sống trường tồn của một dân tộc.
“Liệt sĩ” trở về
Sau Hiệp định Pa-ri (1973), Vương Ðức Thuận và những người tù Cộng sản được trao trả và ra miền Bắc an dưỡng. Ông vẫn còn nhớ như in ngày dừng chân bên bờ sông Thạch Hãn (Quảng Trị) để làm lễ trao trả, cảm giác bồi hồi, xúc động chợt ùa về. Trong chốn ngục tù với đủ các nhục hình tàn bạo, ông không hề nhỏ dù một giọt nước mắt, vậy mà giờ phút này ông đã khóc. Người tù năm xưa tâm sự: “Hơn 13 năm biền biệt, đối mặt với bao hiểm nguy, nhiều lúc cái chết cận kề nên tình cảm gia đình, quê hương phải nén xuống tận đáy lòng. Giây phút ấy như có sự bung tỏa, nước mắt chợt trào ra...”.
Ðến trại an dưỡng, việc đầu tiên của ông Thuận là viết thư gửi về cho gia đình báo tin mình vẫn con sống và nói rõ lý do bặt tin tức trong những năm qua. Gửi thư đi, ông chờ hồi âm từ quê nhà. Chờ mãi, mấy tháng sau vẫn không nhận được dòng nào, trong lòng phấp phỏng bao nỗi lo âu. Ông quyết định xin kết thúc đợt an dưỡng sớm hơn kế hoạch để về thăm gia đình.
Việc ông Thuận trở về quê cũng là một sự kiện gây “chấn động” cả vùng quê Nghi Thái. Bởi lẽ, năm 1968, sau trận đột kích Khách sạn Hương Giang, đơn vị đã gửi giấy báo tử về cho gia đình, chính quyền địa phương đã tổ chức lễ truy điệu. Những người thân đã khóc thương cạn nước mắt, gia đình đã làm 4 lần giỗ cho ông. Và không hiểu vì lý do gì mà bức thư ông Thuận gửi về từ trại an dưỡng không về đến địa chỉ. Sự ngẫu nhiên này càng làm cho ngày về của người cựu tù Phú Quốc thêm kịch tính.
Bà Vương Thị Hồng - vợ ông Thuận nhớ lại: “Chiều tối, một người đàn ông với vẻ ốm yếu, gầy gò, chân cà nhắc bước vào sân nhà và gọi tên tôi. Tôi giật mình, vì đó là giọng nói và khuôn mặt của chồng, nhưng không lẽ ông ấy vẫn còn sống? Khi rõ sự tình, tôi vừa mừng vừa tủi, rồi bà con hàng xóm đến rất đông. Riêng đứa con gái thứ 2 là Vương Thị Minh không chịu nhận bố vì người này không giống người trong bức ảnh, khi ông đi nó chưa đầy 7 tháng tuổi. Phải mấy ngày sau, dỗ mãi nó mới chịu lại bên bố”.
Những năm ông theo bước chiến chinh và bị đày ải, ở quê nhà người vợ hiền phải gồng mình để gánh vác công việc nhà chồng. Bà làm việc quần quật sớm tối ngoài đồng, ruộng để nuôi ông bà nội, bố mẹ chồng, các em chồng và hai con nhỏ. Những năm địch đánh phá bằng máy bay và pháo hạm, không ít lần bà Hồng đã cận kề cái chết. Có lúc bà đang đi cắt cỏ, một quả rốc-két rơi ngay phía trước, cách chục bước chân. Sức ép của nó đã đẩy bà té ngửa rồi ngất lịm. Khi tỉnh dậy, bà mới biết mình đang nằm trong trạm xá, đầu óc vẫn đau nhức, cảnh vật xung quanh đang quay cuồng... Không nỡ nhìn cảnh người vợ hiền tiếp tục gánh chịu vất vả, cực nhọc một mình, người hùng của trại giam Phú Quốc quyết định trở về thực hiện phận sự một người chồng, người cha.
Vậy là Vương Ðức Thuận lại trở về với đồng ruộng quê hương, với xóm làng, ông lại tìm thấy niềm vui trong sự bình dị, thanh tao. Ðã 78 tuổi nhưng ông vẫn tham gia sinh hoạt chi bộ đều đặn và có nhiều ý kiến đóng góp quý báu, được thế hệ sau tôn trọng, ghi nhận và đánh giá cao. Mấy năm trước, đồng chí, đồng đội và Hội Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tỉnh Nghệ An đã hoàn thành hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho cựu tù Vương Ðức Thuận.
Nhắc đến chuyện này, ông cười hiền: “Khi tổ chức đào hầm vượt ngục, chúng tôi không ai nghĩ đến danh hiệu anh hùng. Mà lúc đó, tất cả anh em đều xác định rằng, vượt ngục là để tiếp tục chiến đấu, chiến đấu để trở về. Và giờ đây, tôi đã trở về chính là niềm hạnh phúc lớn nhất, bởi biết bao đồng chí, đồng đội đã nằm lại chốn rừng sâu, đảo vắng...”.
Giáp mặt “quỷ đội lốt người”
Ngôi nhà đơn sơ của vợ chồng ông Vương Ðức Thuận nằm giữa xóm nhỏ bình yên - đúng như tên gọi Thái Bình. Chiều hè, những làn gió từ biển thổi vào mát rượi, ông Thuận kể chúng tôi nghe về những năm tháng lửa đạn và những năm tháng đối mặt với kẻ thù, khi ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ là gang tấc.
“Tôi đã sắp sửa bước vào độ tuổi 80 nên không còn nhớ hết tất cả những gì diễn ra trong cuộc đời mình. Riêng những năm tháng gian khổ, ác liệt và hiểm nguy, tôi còn nhớ khá rõ, hay nói cách khác đó là những năm tháng không thể nào quên...” - ông Thuận mở đầu câu chuyện.
Vương Ðức Thuận sinh năm 1936, đến năm 1960 ông từ biệt bố mẹ già và 2 con nhỏ để lên đường nhập ngũ. Theo cuộc trường chinh đánh Mỹ, bước chân của người lính này đã in dấu khắp chiến trường Lào, rồi trở về nước tham gia chiến đấu tại mặt trận Trị - Thiên. Trong Chiến dịch Mậu Thân (1968), Vương Ðức Thuận là 1 trong 27 chiến sĩ được Trung đoàn 10 đặc công (Quân khu 4) chọn đánh tập kích Khách sạn Hương Giang (Huế). Ðây là nhiệm vụ vô cùng hiểm nguy nên trước lúc xuất kích, đơn vị đã làm lễ truy điệu sống cho các chiến sĩ.
Theo kế hoạch, các chiến sĩ đặc công đột kích vào khách sạn tiêu diệt khoảng 160 tên sĩ quan và lính Mỹ. Nhưng chưa kịp rút thì địch đã điều một lực lượng lớn đến vao vây, 25 người bị hy sinh, Vương Ðức Thuận bị địch bắn gãy 2 chân và cùng một đồng đội nữa sa vào tay giặc.
Niềm vui của ông Thuận bên cháu nhỏ
Sau khi cứu chữa vết thương, Mỹ - ngụy chuyển ông Thuận vào một trại giam ở Huế, rồi tiếp tục chuyển vào nhà giam Ðà Nẵng. Ðịch đã dùng mọi nhục hình để tra tấn nhưng người lính đặc công của Trung đoàn 10 không khai dù nửa lời. Bị liệt vào hạng “cứng đầu”, Vương Ðức Thuận lập tức bị đày ra nhà giam Phú Quốc, nơi được xem là chốn “địa ngục trần gian”, nơi có những tên cai ngục được mệnh danh là “lũ quỷ đội lốt người”. Tại đây, ông đã không ít lần được “nếm” và chứng kiến cảnh cai ngục dùng các hình thức tra tấn dã man từ trung cổ đến hiện đại đối với các tù nhân cộng sản. Ông bị chúng tra tấn bằng cách gí điện, dội nước sôi, đóng đinh xuyên vào 2 đầu gối. Cho đến bây giờ, 2 đầu gối của ông vẫn lỗ chỗ những vết lõm sâu, là dấu tích của nhục hình tàn bạo ở nhà tù Phú Quốc.
Ông Thuận còn nhiều lần chứng kiến cảnh địch tra tấn các đồng chí, đồng đội cùng nhà giam một cách kinh hoàng, khủng khiếp. Trong đó, phải kể đến cảnh chúng dùng đinh đóng vào sọ của đồng chí Long (quê Quảng Trị) khiến đồng chí này hy sinh sau đó 8 ngày. Rồi cảnh chúng đào hố chôn sống tập thể một lúc mấy chục chiến sĩ của ta để thị uy. Ðó là chưa kể đến cảnh nằm nơi bẩn thỉu, giòi bọ lúc nhúc; phải ăn cơm thiu, cá thối, uống nước bẩn, ít được tắm rửa; thường xuyên đối mặt với các loại dịch bệnh như kiết lỵ, thương hàn, lao phổi... Nhiều chiến sĩ bị địch đánh đập, tra tấn không chết nhưng cuối cùng lại chết vì dịch bệnh.
Trong cảnh gông xiềng và nhục hình tàn bạo ấy, ông Thuận và các đồng chí, đồng đội không những không khuất phục mà vẫn tiếp tục đấu tranh. Các tù binh cộng sản vẫn tiếp tục móc nối liên lạc và hình thành tổ chức sinh hoạt, tập hợp lực lượng và xây dựng tình đoàn kết để giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh một mất một còn. Tại đây, Vương Ðức Thuận - một người con của quê hương Nghệ An được đứng vào Ban Thường vụ Ðảng ủy nhà tù Phú Quốc, phụ trách chi bộ 6. Người chiến sĩ cộng sản kiên trung ấy đã cùng các đồng chí, đồng đội chỉ đạo, vận động tổ chức các cuộc đấu tranh trong chốn lao tù, đòi cải thiện bữa ăn, được ra ngoài hưởng không khí trong lành, được cấp thuốc men khi đau yếu...
Và điều quan trọng nhất, tổ chức Ðảng trong nhà tù là điểm tựa vừng chắc để những người cộng sản giữ vững ý chí chiến đấu, không khuất phục trước những thế lực hung tàn. Có lúc tổ chức bị địch phát hiện và đánh phá, Bí thư và toàn bộ Ban Thường vụ bị bắt, Vương Ðức Thuận và các đồng chí của mình bị tra tấn dã man, bị biệt giam, tống vào “chuồng cọp” mấy tháng liền. Nhưng khi trở lại buồng giam, ông lại tiếp tục móc nối liên lạc, cùng các đồng chí xây dựng lại tổ chức để tiếp tục cuộc đấu tranh không khoan nhượng.
Kỳ tích đào hầm vượt ngục
Ðầu năm 1971, Ðảng ủy nhà tù quyết định tổ chức, chỉ đạo anh em tù binh đào hầm vượt ngục. Với công việc vô cùng hệ trọng này, Vương Ðức Thuận được Ðảng ủy cử làm Trưởng ban chỉ đạo, có nhiệm vụ chỉ đạo chung, phối hợp với các đồng chí phụ trách lực lượng bảo vệ (12 đồng chí), phụ trách lực lượng đào hầm (20 đồng chí) và phụ trách lực lượng giấu đất (30 đồng chí) quyết tâm hoàn thành khoảng 150m đường hầm từ trại giam ra rừng tranh.
Việc đào hầm chủ yếu được thực hiện vào ban đêm, khi bọn lính canh ít cảnh giác nhất. Vậy, trong chốn tù ngục, trong tay không có các loại dụng cụ đào đất (cuốc, xuổng, xẻng, xà beng), những người cộng sản đào hầm bằng cách nào? Ông Thuận cho biết: “Không có dụng cụ, chúng tôi lấy nắp cà-mèn dùng đựng cơm để đào đất. Rồi lấy những miếng vải bạt chúng vứt lung tung ngoài vườn may thành bao tải đựng đất. Những chiếc bao tải đất này được bí mật chuyển ra ngoài vườn, nén chặt và lấy đất khô rải lên. Sáng mai dậy tuần tra, địch không hề hay biết những việc đã diễn ra trong đêm qua...”.
Cứ thế, đêm này qua đêm khác, tháng này qua tháng khác, những người tù cộng sản kiên trì dùng nắp cà-mèn khoét từng thớ đất, nhẫn nại chuyển từng túi đất ra ngoài và tìm cách phi tang, che mắt kẻ địch. Chúng ta biết rằng, đào hầm vượt ngục ở nhà tù Phú Quốc là việc làm vô cùng khó khăn và nguy hiểm. Bởi lẽ, đảo nằm cách đất liền hàng trăm kilômét, nhà tù được bố phòng cẩn mật với nhiều lớp hàng rào, bãi mìn, lính canh và chó béc-giê. Nếu có điều sơ suất, dù rất nhỏ để địch phát hiện ra kế hoạch này chắc hẳn không còn một ai trong tổ chức sống sót. Vậy mà Vương Ðức Thuận và các đồng chí, đồng đội vẫn kiên gan trước mọi thử thách, sẵn sàng đón nhận tất cả, dù đó là sự hy sinh chính bản thân mình. Ông tâm sự: “Lúc ấy, tất cả chúng tôi không ai nghĩ đến đòn roi và cái chết, mà chỉ nghĩ cách đào hầm thật nhanh để sớm hoàn thành nhiệm vụ được giao...”.
Ðêm 12-5-1971, sau khoảng hơn 4 tháng nhẫn nại khoét từng thớ đất, Vương Ðức Thuận cùng các đồng chí của mình vui sướng khi chọc lỗ thông hơi, thấy phía trên là những bụi cỏ tranh. Vậy là đường hầm đã xuyên qua bãi mìn ra rừng tranh, mục tiêu đã hoàn thành. Ngay trong đêm, Ban Thường vụ Ðảng ủy họp và quyết định lựa chọn những người vượt ngục để ngoài tiếp tục bắt liên lạc và chiến đấu. Hầu hết các đồng chí trong Ban Thường vụ và Bí thư các chi bộ đều có trong danh sách, trong đó có Vương Ðức Thuận. Nhưng điều bất ngờ đã xảy ra, ông Thuận đề nghị với cấp trên: “Tôi xin được ở lại!”. Bí thư Ðảng ủy liền hỏi: “Là người trực tiếp chỉ đạo việc đào hầm, sao đồng chí không ra để chiến đấu?”.
Ông Thuận trả lời: “Tôi bị đóng đinh xuyên đầu gối, đi lại khó khăn, dọc đường sợ phiền lụy đến các đồng chí. Nay tôi xin được ở lại để làm chỗ dựa cho anh em trong này...”.
Khi chúng tôi hỏi: “Giây phút ấy ông nghĩ đến điều gì?”, người tù năm xưa thong thả đáp lời: “Tôi nghĩ tới những đồng chí, đồng đội thức suốt mấy tháng liền để đào hầm bí mật. Tôi sợ khi mình đã vượt ra ngoài, sớm muộn gì địch cũng phát hiện, họ sẽ gặp nhiều rắc rối, có khi mất mạng. Vì thế, tôi phải ở lại để làm chỗ dựa tinh thần, để cùng sẻ chia...”. Sáng dậy, bọn lính gác điểm danh tù binh, thấy thiếu đến 27 người. Bọn chúng biết rằng đêm qua đã xảy ra việc tổ chức vượt ngục nên báo động khẩn cấp, tỏa quân khắp các hướng để truy lùng, điều 3 chiếc trực thăng quần thảo các khu rừng xung quanh trại giam nhưng cuối cùng đành bất lực.
Ông Vương Đức Thuận (giữa) và các đồng chí vượt ngục năm xưa
Sau khi 27 đồng chí vượt ngục thành công, địch tra hỏi, Vương Ðức Thuận trả lời: “Tôi không hề biết kế hoạch này, nếu biết tôi cũng đã vượt ra ngoài, giờ không còn ở đây để các anh tra hỏi”. Câu trả lời thông minh này đã đánh lừa được kẻ địch, khiến chúng không lần ra được manh mối để điều tra. Còn tất cả các đồng chí vượt ngục trong đêm ấy đều bắt liên lạc được với Tỉnh đội Kiên Giang và trở về hoạt động, chiến đấu ở địa bàn Sài Gòn và miền Ðông Nam Bộ. Nhiều người lập được chiến công lớn, trở thành những sĩ quan cao cấp của quân đội, có người được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.Mỗi người sinh sống ở một miền quê nhưng vẫn thường xuyên giữ liên lạc để ôn lại những kỷ niệm năm xưa trong chốn tù ngục, về kỳ tích đào hầm bí mật để thoát khỏi “địa ngục trần gian”. Ðặc biệt, trong hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, ông Lê Văn Kiệm - Chủ tịch Hội Chiến sĩ cách mạng bị tù đày xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) xác nhận: “Suốt quá trình ở trong tù, đồng chí Vương Ðức Thuận là người lãnh đạo Ðảng kiên trung, bất khuất, dũng cảm đấu tranh với kẻ địch và không đầu hàng địch, đồng chí đã giữ vững khí tiết của người Cộng sản, được tổ chức Ðảng tin tưởng và anh em mến phục.
Tháng 1-1971 Ðảng ủy trại giam chủ trương đào hầm vượt ngục, đồng chí Thuận được giao trực tiếp phụ trách chung và có nhiều sáng tạo, chỉ huy, mưu kế tổ chức, thực hiện những công việc đầy khó khăn và mạo hiểm (không làm sao kể hết)... Bản thân tôi là người cùng ăn cùng ở trong tù với anh và cùng sinh hoạt Ðảng chung một chi bộ, được anh chỉ bảo và tôi cũng đã vượt ngục ra công tác đến ngày hôm nay”.
Năm 2009, có dịp trở lại Phú Quốc, thăm lại chốn bị đày ải, ông Thuận đã góp phần tìm kiếm được 118 bộ hài cốt của các đồng chí, đồng đội năm xưa bị địch sát hại rồi chôn lấp. “Lần ấy trở lại Phú Quốc, khu vực nghĩa địa gần trại giam cây cối đã phủ um tùm, phải mất nhiều thời gian mới định hình, xác định được vị trí ngôi mộ tập thể. Khi khai quật, đội quy tập đã tìm được 118 bộ hài cốt nằm lẫn lộn, tất cả đều không tên không tuổi...” - ông Thuận kể lại. Cũng theo lời ông Thuận, đảo Phú Quốc giờ đây đã ngập tràn và xanh tươi sự sống nhưng cần phải giữ mãi chứng tích của một thời từng là “địa ngục trần gian” để thấy được sức sống trường tồn của một dân tộc.
“Liệt sĩ” trở về
Sau Hiệp định Pa-ri (1973), Vương Ðức Thuận và những người tù Cộng sản được trao trả và ra miền Bắc an dưỡng. Ông vẫn còn nhớ như in ngày dừng chân bên bờ sông Thạch Hãn (Quảng Trị) để làm lễ trao trả, cảm giác bồi hồi, xúc động chợt ùa về. Trong chốn ngục tù với đủ các nhục hình tàn bạo, ông không hề nhỏ dù một giọt nước mắt, vậy mà giờ phút này ông đã khóc. Người tù năm xưa tâm sự: “Hơn 13 năm biền biệt, đối mặt với bao hiểm nguy, nhiều lúc cái chết cận kề nên tình cảm gia đình, quê hương phải nén xuống tận đáy lòng. Giây phút ấy như có sự bung tỏa, nước mắt chợt trào ra...”.
Ðến trại an dưỡng, việc đầu tiên của ông Thuận là viết thư gửi về cho gia đình báo tin mình vẫn con sống và nói rõ lý do bặt tin tức trong những năm qua. Gửi thư đi, ông chờ hồi âm từ quê nhà. Chờ mãi, mấy tháng sau vẫn không nhận được dòng nào, trong lòng phấp phỏng bao nỗi lo âu. Ông quyết định xin kết thúc đợt an dưỡng sớm hơn kế hoạch để về thăm gia đình.
Việc ông Thuận trở về quê cũng là một sự kiện gây “chấn động” cả vùng quê Nghi Thái. Bởi lẽ, năm 1968, sau trận đột kích Khách sạn Hương Giang, đơn vị đã gửi giấy báo tử về cho gia đình, chính quyền địa phương đã tổ chức lễ truy điệu. Những người thân đã khóc thương cạn nước mắt, gia đình đã làm 4 lần giỗ cho ông. Và không hiểu vì lý do gì mà bức thư ông Thuận gửi về từ trại an dưỡng không về đến địa chỉ. Sự ngẫu nhiên này càng làm cho ngày về của người cựu tù Phú Quốc thêm kịch tính.
Bà Vương Thị Hồng - vợ ông Thuận nhớ lại: “Chiều tối, một người đàn ông với vẻ ốm yếu, gầy gò, chân cà nhắc bước vào sân nhà và gọi tên tôi. Tôi giật mình, vì đó là giọng nói và khuôn mặt của chồng, nhưng không lẽ ông ấy vẫn còn sống? Khi rõ sự tình, tôi vừa mừng vừa tủi, rồi bà con hàng xóm đến rất đông. Riêng đứa con gái thứ 2 là Vương Thị Minh không chịu nhận bố vì người này không giống người trong bức ảnh, khi ông đi nó chưa đầy 7 tháng tuổi. Phải mấy ngày sau, dỗ mãi nó mới chịu lại bên bố”.
Vợ chồng ông Vương Đức Thuận
Trở về quê, Vương Ðức Thuận được bố trí làm cán bộ Ban Chính sách Tỉnh đội Nghệ An. Khi chiến tranh biên giới phía bắc nổ ra, một lần nữa ông lại tình nguyện đăng ký lên đường. Nhưng với điều kiện sức khỏe giảm sút và thương tật đầy mình, cấp trên không đồng ý cho ông tham gia chiến đấu. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, thương bố mẹ già yếu, thương vợ vất vả nuôi đàn con nhỏ, ông Thuận xin về để được hỗ trợ gia đình, chia sẻ gánh nặng với người vợ bao năm tần tảo.Những năm ông theo bước chiến chinh và bị đày ải, ở quê nhà người vợ hiền phải gồng mình để gánh vác công việc nhà chồng. Bà làm việc quần quật sớm tối ngoài đồng, ruộng để nuôi ông bà nội, bố mẹ chồng, các em chồng và hai con nhỏ. Những năm địch đánh phá bằng máy bay và pháo hạm, không ít lần bà Hồng đã cận kề cái chết. Có lúc bà đang đi cắt cỏ, một quả rốc-két rơi ngay phía trước, cách chục bước chân. Sức ép của nó đã đẩy bà té ngửa rồi ngất lịm. Khi tỉnh dậy, bà mới biết mình đang nằm trong trạm xá, đầu óc vẫn đau nhức, cảnh vật xung quanh đang quay cuồng... Không nỡ nhìn cảnh người vợ hiền tiếp tục gánh chịu vất vả, cực nhọc một mình, người hùng của trại giam Phú Quốc quyết định trở về thực hiện phận sự một người chồng, người cha.
Vậy là Vương Ðức Thuận lại trở về với đồng ruộng quê hương, với xóm làng, ông lại tìm thấy niềm vui trong sự bình dị, thanh tao. Ðã 78 tuổi nhưng ông vẫn tham gia sinh hoạt chi bộ đều đặn và có nhiều ý kiến đóng góp quý báu, được thế hệ sau tôn trọng, ghi nhận và đánh giá cao. Mấy năm trước, đồng chí, đồng đội và Hội Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tỉnh Nghệ An đã hoàn thành hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho cựu tù Vương Ðức Thuận.
Nhắc đến chuyện này, ông cười hiền: “Khi tổ chức đào hầm vượt ngục, chúng tôi không ai nghĩ đến danh hiệu anh hùng. Mà lúc đó, tất cả anh em đều xác định rằng, vượt ngục là để tiếp tục chiến đấu, chiến đấu để trở về. Và giờ đây, tôi đã trở về chính là niềm hạnh phúc lớn nhất, bởi biết bao đồng chí, đồng đội đã nằm lại chốn rừng sâu, đảo vắng...”.
Theo Petrotimes.