Về xóm 5, xã Quỳnh Hoa (Quỳnh Lưu) hỏi thăm o Hoàng Thị Nguyệt, sinh năm 1963 nuôi mẹ của 2 liệt sỹ là chẳng ai không biết. Bao năm qua, từ khi hai chị gái cất bước theo chồng, o Nguyệt đã lặng lẽ hy sinh hạnh phúc riêng để thay hai người anh trai nằm lại nơi chiến trường phụng dưỡng mẹ già.
O Nguyệt cùng mẹ Thúc
Chúng tôi tìm về thăm mẹ Nguyễn Thị Thúc ở xóm 5, xã Quỳnh Hoa vào một ngày giữa tháng 7 khi cả nước đang kỷ niệm 67 năm ngày Thương binh – Liệt sỹ. Trong căn nhà 3 gian khá khang trang được cô con gái út xây dựng từ năm 2008 là nơi mẹ Thúc và mẹ con o Nguyệt sinh sống. Ở đây, ngoài nỗi đau mất đi người thân thì hơn tất cả là đức hy sinh, sự hiếu thảo của cô con gái út với người mẹ, cũng là mẹ của hai liệt sỹ.
Nước mắt mẹ không còn!
Hiện giờ tuổi cao, sức khỏe mẹ Thúc yếu và không còn minh mẫn như trước. Khi xây 3 gian nhà cao rộng, o Nguyệt đón mẹ lên nhà trên để ở nhưng không ít lần o đi làm, mẹ Thúc ở nhà lên xuống bậc thềm bị ngã. Sợ có điều chẳng lành, anh em họ hàng và chòm xóm khuyên o nên đưa mẹ xuống căn nhà nhỏ trước đây. "Mẹ tui cả đời khổ cực phải sống trong căn nhà lụp xụp, giờ xây được nhà to để đón mẹ lên ở, vậy mà mẹ lại bị ngã nên tui phải để mẹ sống ở đây ri”, o Nguyệt buồn bã nói.
Cuộc đời của mẹ Thúc long đong lắm. Khi lấy chồng, mẹ không hề biết được quê quán của người bạn đời. Mẹ chỉ nhớ rằng người ấy ở đâu đó tại Hà Tĩnh, phiêu bạt khắp nơi rồi về Quỳnh Hoa lập nghiệp, hai người tình cờ quen nhau và nên duyên vợ chồng. Cuộc sống khó khăn, vất vả nhưng vợ chồng mẹ vẫn sinh được 5 người con, gồm hai con trai, ba cô con gái. Lớn lên trong mưa bom, bão đạn nên khi tròn 19 tuổi, con trai cả của mẹ là Hoàng Kim Loan đã hăng hái lên đường nhập ngũ. Nơi con trai mẹ đóng quân là đơn vị C5, B2, E246, mặt trận B5 thuộc Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Trong một lần tấn công cứ điểm của địch ngày 5/3/1969, Hoàng Kim Loan đã hy sinh. Ngày nhận được giấy báo tử của con trai, mẹ Thúc ngất đi vì đau đớn. Khi anh trai hy sinh, con trai thứ của mẹ là Hoàng Văn Khánh còn chưa đủ tuổi nhập ngũ đã xung phong ra trận. Đó là ngày 1/7/1972. Lúc ấy, Khánh đóng quân ở đơn vị C4, D7KH tức đại đội 4 hỏa lực, thuộc Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 8, Quân khu Trị Thiên. Ngày tiễn đứa con trai còn lại của mình lên đường, mẹ Thúc dõi theo con mà lòng không khỏi lo âu mong ngày đất nước thống nhất, con mẹ sẽ trở về.
Nhưng điều mẹ hằng mong ấy chẳng bao giờ thành hiện thực vì người con trai cuối cùng của mẹ Hoàng Văn Khánh cũng một đi không về như anh trai của mình. Hoàng Văn Khánh hy sinh anh dũng ở chiến trường thành cổ Quảng Trị ngày 16/2/1973. Thêm một lần, mẹ Thúc cầm trên tay giấy báo tử của người con trai thứ, cũng là đứa con trai cuối cùng của mẹ. Chồng của mẹ là ông Hoàng Văn Què lúc ấy đang trên giường bệnh nghe tin dữ vì quá đau xót đã qua đời sau đó không lâu. Nước mắt mẹ không còn để khóc những đứa con ra đi mà không có ngày về. Cứ chiều chiều, mẹ lại ra đầu ngõ ngóng về phía cuối đường xa những mong ngày hai đứa con trai trở về. Nhưng điều mẹ mong mỏi nào có được. Bóng đêm giăng đầy, mẹ lại lủi thủi trở về mái nhà tranh lụp xụp với ngọn đèn dầu leo lét. Trong vẻ cô quạnh, mẹ lại cầm bộ quân phục, chiếc mũ cối của hai con trai được đơn vị gửi về ngắm nghía hồi lâu và ôm những kỷ vật ấy vào lòng để vơi bớt nỗi nhớ thương con…
Hai con trai đi mãi không về, bao năm qua mẹ Thúc chỉ mong ngày tìm được hài cốt của con mình. Mới đó mà đã hơn 40 năm có lẻ. Tóc mẹ đã bạc trắng, đôi mắt trũng sâu và những nếp nhăn trên mặt mẹ lại thêm co lại. Bao lần mẹ bảo cô con gái út đăng tin, đi tìm kiếm phần mộ của hai người con trai mà nào có được.
Người con gái út hiếu thảo
Ngày hai anh trai hy sinh, o Hoàng Thị Nguyệt con gái út của mẹ Thúc còn bé lắm. Đến bây giờ, o vẫn không thể nhớ rõ khuôn mặt của hai anh trai và bố mình. Lớn lên, hai chị gái cất bước theo chồng, trong căn nhà nhỏ bên triền núi chỉ còn lại một mẹ già, một người con gái út lủi thủi đi về sớm hôm. Nổi tiếng hiền lành, nết na, o Nguyệt được nhiều chàng trai để ý và mong được kết duyên nhưng đều bị o khước từ. Ngày ấy, o cũng khao khát hạnh phúc lứa đôi nhưng chợt nghĩ mình lấy chồng, ai sẽ chăm mẹ già yếu? Nghĩ vậy, o quyết định ở vậy thay hai người anh đã hy sinh để nuôi mẹ già.
Hồi ấy, cuộc sống mẹ con o Nguyệt rất lam lũ, vất vả. Ngoài đi làm công hợp tác xã, o lại làm thuê, làm mướn, mò cua, bắt ốc để thêm thắt cuộc sống gia đình nhưng cái đói, cái nghèo vẫn đeo đẳng. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, o Nguyệt đã sang tuổi 40, mẹ Thúc lúc này đã ngoài bát tuần, tay yếu, mắt mờ. Khi ấy là năm 2002, thương o không chồng, không con với mẹ già hiu quạnh, đơn chiếc hàng xóm khuyên o nên kiếm lấy một đứa con những mong có chỗ cậy nhờ lúc về già. Con gái o sinh ra không biết mặt bố, được đặt tên là Hoàng Thị Ngân, giờ đã chuẩn bị lên lớp 8. Cuộc sống của 3 mẹ con, bà cháu quanh năm suốt tháng vắng bóng đàn ông chỉ biết trông cậy vào 4 sào ruộng khoán cùng khoản trợ cấp mẹ của hai liệt sỹ. Năm 2008, mẹ Thúc được một nhà hảo tâm tặng 20 triệu đồng để xây nhà tình nghĩa. O Nguyệt quyết định vay mượn, thế chấp sổ đỏ để xây dựng một căn nhà kiên cố thay căn nhà thấp tè đã xuống cấp để làm nơi thờ tự hai người anh liệt sỹ. Xây nhà đã 6 năm qua nhưng hiện giờ o Nguyệt vẫn còn nợ hơn trăm triệu đồng chưa có khả năng trả. Ba gian nhà cao rộng, thoáng đãng là vậy nhưng bên trong cũng chủ yếu là gỗ tạp. May sao, o còn có biết thêm nghề làm bánh gạo. Hằng ngày, o thường dậy từ lúc 3 giờ để quấy bột, nấu bánh. Năm giờ sáng, o gọi cô con gái Hoàng Thị Ngân dậy rồi hai mẹ con chia nhau mỗi người mỗi ngã đi bán bánh rong khắp làng.
Ngân tuy còn nhỏ nhưng sớm học tập được đức tính hiếu thuận của mẹ, từ khi lên 6 tuổi đã giúp mẹ làm việc nhà, đi bán bánh rong, lên rừng lấy củi và cùng mẹ chăm bà ngoại. Đầu hè vừa rồi, Ngân xin mẹ đi làm thuê để kiếm tiền mua sách vở cho năm học mới nhưng o Nguyệt nhất quyết không để con gái đi xa sợ bị người xấu hãm hại. "Cháu nó thông minh và ngoan lắm nhưng vì vất vả, cực khổ mà học hành không được bằng bạn bè. Giờ tui tính cho cháu nó học hết cấp 2 rồi để cháu đi làm thuê chứ không có tiền mà nuôi cháu ăn học tiếp”, o Nguyệt buồn bã nói.
Cách đây 3 năm, sống trong căn nhà 3 gian cao rộng, mẹ Thúc lại thêm buồn và nhớ đến hai người con trai đã hy sinh nên òa lên khóc. "Loan ơi, Khánh ơi!!! Hai đứa bây ở mô mà răng không về với mẹ!?!”, lời khóc than của người mẹ già càng khiến o Nguyệt thêm nghẹn ngào. Khi ấy, o chỉ biết chạy đến ôm mẹ vào lòng rồi an ủi, động viên: "Mẹ hãy yên lòng, con sẽ tìm hai anh về cho mẹ!”. Nói rồi, o chạy vạy vay mượn khắp nơi được 20 triệu đồng và bàn với hai người chị gái lên đường tìm phần mộ của hai anh trai liệt sỹ. Biết tin ở Diễn Châu, Nam Đàn có nhà ngoại cảm giỏi tìm được mộ liệt sỹ, o Nguyệt cũng tìm đến nhưng rồi "tiền mất, tật mang” mà địa chỉ phần mộ hai người anh liệt sỹ của o ở đâu vẫn chỉ là dấu hỏi.
Ngày Thương binh – Liệt sỹ đã cận kề, theo tâm nguyện của mẹ mấy chục năm qua, o Nguyệt chỉ ao ước tìm được phần mộ của hai anh trai liệt sỹ để mẹ có thể yên lòng trước khi nhắm mắt. Bao năm qua, kỷ vật của hai anh trai là bộ quân phục, chiếc mũ cối, đôi giày vải được o gìn giữ cẩn thận trong tủ kính. Ôm mẹ vào lòng và với lòng biết ơn của thế hệ trẻ, người viết bài những mong mẹ sẽ được khỏe mạnh, chờ ngày được thấy hai con trai mình "trở về” để mẹ được yên lòng trước khi nhắm mắt.
Thêm nữa, trong lòng người con gái hiếu thảo vẫn ôm một nỗi đau đáu khi mẹ Thúc có tới hai người con trai hy sinh nhưng vẫn chưa được phong tặng danh hiệu "Bà Mẹ Việt Nam anh hùng” .
O Nguyệt cùng mẹ Thúc
Chúng tôi tìm về thăm mẹ Nguyễn Thị Thúc ở xóm 5, xã Quỳnh Hoa vào một ngày giữa tháng 7 khi cả nước đang kỷ niệm 67 năm ngày Thương binh – Liệt sỹ. Trong căn nhà 3 gian khá khang trang được cô con gái út xây dựng từ năm 2008 là nơi mẹ Thúc và mẹ con o Nguyệt sinh sống. Ở đây, ngoài nỗi đau mất đi người thân thì hơn tất cả là đức hy sinh, sự hiếu thảo của cô con gái út với người mẹ, cũng là mẹ của hai liệt sỹ.
Nước mắt mẹ không còn!
Hiện giờ tuổi cao, sức khỏe mẹ Thúc yếu và không còn minh mẫn như trước. Khi xây 3 gian nhà cao rộng, o Nguyệt đón mẹ lên nhà trên để ở nhưng không ít lần o đi làm, mẹ Thúc ở nhà lên xuống bậc thềm bị ngã. Sợ có điều chẳng lành, anh em họ hàng và chòm xóm khuyên o nên đưa mẹ xuống căn nhà nhỏ trước đây. "Mẹ tui cả đời khổ cực phải sống trong căn nhà lụp xụp, giờ xây được nhà to để đón mẹ lên ở, vậy mà mẹ lại bị ngã nên tui phải để mẹ sống ở đây ri”, o Nguyệt buồn bã nói.
Cuộc đời của mẹ Thúc long đong lắm. Khi lấy chồng, mẹ không hề biết được quê quán của người bạn đời. Mẹ chỉ nhớ rằng người ấy ở đâu đó tại Hà Tĩnh, phiêu bạt khắp nơi rồi về Quỳnh Hoa lập nghiệp, hai người tình cờ quen nhau và nên duyên vợ chồng. Cuộc sống khó khăn, vất vả nhưng vợ chồng mẹ vẫn sinh được 5 người con, gồm hai con trai, ba cô con gái. Lớn lên trong mưa bom, bão đạn nên khi tròn 19 tuổi, con trai cả của mẹ là Hoàng Kim Loan đã hăng hái lên đường nhập ngũ. Nơi con trai mẹ đóng quân là đơn vị C5, B2, E246, mặt trận B5 thuộc Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Trong một lần tấn công cứ điểm của địch ngày 5/3/1969, Hoàng Kim Loan đã hy sinh. Ngày nhận được giấy báo tử của con trai, mẹ Thúc ngất đi vì đau đớn. Khi anh trai hy sinh, con trai thứ của mẹ là Hoàng Văn Khánh còn chưa đủ tuổi nhập ngũ đã xung phong ra trận. Đó là ngày 1/7/1972. Lúc ấy, Khánh đóng quân ở đơn vị C4, D7KH tức đại đội 4 hỏa lực, thuộc Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 8, Quân khu Trị Thiên. Ngày tiễn đứa con trai còn lại của mình lên đường, mẹ Thúc dõi theo con mà lòng không khỏi lo âu mong ngày đất nước thống nhất, con mẹ sẽ trở về.
Nhưng điều mẹ hằng mong ấy chẳng bao giờ thành hiện thực vì người con trai cuối cùng của mẹ Hoàng Văn Khánh cũng một đi không về như anh trai của mình. Hoàng Văn Khánh hy sinh anh dũng ở chiến trường thành cổ Quảng Trị ngày 16/2/1973. Thêm một lần, mẹ Thúc cầm trên tay giấy báo tử của người con trai thứ, cũng là đứa con trai cuối cùng của mẹ. Chồng của mẹ là ông Hoàng Văn Què lúc ấy đang trên giường bệnh nghe tin dữ vì quá đau xót đã qua đời sau đó không lâu. Nước mắt mẹ không còn để khóc những đứa con ra đi mà không có ngày về. Cứ chiều chiều, mẹ lại ra đầu ngõ ngóng về phía cuối đường xa những mong ngày hai đứa con trai trở về. Nhưng điều mẹ mong mỏi nào có được. Bóng đêm giăng đầy, mẹ lại lủi thủi trở về mái nhà tranh lụp xụp với ngọn đèn dầu leo lét. Trong vẻ cô quạnh, mẹ lại cầm bộ quân phục, chiếc mũ cối của hai con trai được đơn vị gửi về ngắm nghía hồi lâu và ôm những kỷ vật ấy vào lòng để vơi bớt nỗi nhớ thương con…
Hai con trai đi mãi không về, bao năm qua mẹ Thúc chỉ mong ngày tìm được hài cốt của con mình. Mới đó mà đã hơn 40 năm có lẻ. Tóc mẹ đã bạc trắng, đôi mắt trũng sâu và những nếp nhăn trên mặt mẹ lại thêm co lại. Bao lần mẹ bảo cô con gái út đăng tin, đi tìm kiếm phần mộ của hai người con trai mà nào có được.
Người con gái út hiếu thảo
Ngày hai anh trai hy sinh, o Hoàng Thị Nguyệt con gái út của mẹ Thúc còn bé lắm. Đến bây giờ, o vẫn không thể nhớ rõ khuôn mặt của hai anh trai và bố mình. Lớn lên, hai chị gái cất bước theo chồng, trong căn nhà nhỏ bên triền núi chỉ còn lại một mẹ già, một người con gái út lủi thủi đi về sớm hôm. Nổi tiếng hiền lành, nết na, o Nguyệt được nhiều chàng trai để ý và mong được kết duyên nhưng đều bị o khước từ. Ngày ấy, o cũng khao khát hạnh phúc lứa đôi nhưng chợt nghĩ mình lấy chồng, ai sẽ chăm mẹ già yếu? Nghĩ vậy, o quyết định ở vậy thay hai người anh đã hy sinh để nuôi mẹ già.
Hồi ấy, cuộc sống mẹ con o Nguyệt rất lam lũ, vất vả. Ngoài đi làm công hợp tác xã, o lại làm thuê, làm mướn, mò cua, bắt ốc để thêm thắt cuộc sống gia đình nhưng cái đói, cái nghèo vẫn đeo đẳng. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, o Nguyệt đã sang tuổi 40, mẹ Thúc lúc này đã ngoài bát tuần, tay yếu, mắt mờ. Khi ấy là năm 2002, thương o không chồng, không con với mẹ già hiu quạnh, đơn chiếc hàng xóm khuyên o nên kiếm lấy một đứa con những mong có chỗ cậy nhờ lúc về già. Con gái o sinh ra không biết mặt bố, được đặt tên là Hoàng Thị Ngân, giờ đã chuẩn bị lên lớp 8. Cuộc sống của 3 mẹ con, bà cháu quanh năm suốt tháng vắng bóng đàn ông chỉ biết trông cậy vào 4 sào ruộng khoán cùng khoản trợ cấp mẹ của hai liệt sỹ. Năm 2008, mẹ Thúc được một nhà hảo tâm tặng 20 triệu đồng để xây nhà tình nghĩa. O Nguyệt quyết định vay mượn, thế chấp sổ đỏ để xây dựng một căn nhà kiên cố thay căn nhà thấp tè đã xuống cấp để làm nơi thờ tự hai người anh liệt sỹ. Xây nhà đã 6 năm qua nhưng hiện giờ o Nguyệt vẫn còn nợ hơn trăm triệu đồng chưa có khả năng trả. Ba gian nhà cao rộng, thoáng đãng là vậy nhưng bên trong cũng chủ yếu là gỗ tạp. May sao, o còn có biết thêm nghề làm bánh gạo. Hằng ngày, o thường dậy từ lúc 3 giờ để quấy bột, nấu bánh. Năm giờ sáng, o gọi cô con gái Hoàng Thị Ngân dậy rồi hai mẹ con chia nhau mỗi người mỗi ngã đi bán bánh rong khắp làng.
Ngân tuy còn nhỏ nhưng sớm học tập được đức tính hiếu thuận của mẹ, từ khi lên 6 tuổi đã giúp mẹ làm việc nhà, đi bán bánh rong, lên rừng lấy củi và cùng mẹ chăm bà ngoại. Đầu hè vừa rồi, Ngân xin mẹ đi làm thuê để kiếm tiền mua sách vở cho năm học mới nhưng o Nguyệt nhất quyết không để con gái đi xa sợ bị người xấu hãm hại. "Cháu nó thông minh và ngoan lắm nhưng vì vất vả, cực khổ mà học hành không được bằng bạn bè. Giờ tui tính cho cháu nó học hết cấp 2 rồi để cháu đi làm thuê chứ không có tiền mà nuôi cháu ăn học tiếp”, o Nguyệt buồn bã nói.
Cách đây 3 năm, sống trong căn nhà 3 gian cao rộng, mẹ Thúc lại thêm buồn và nhớ đến hai người con trai đã hy sinh nên òa lên khóc. "Loan ơi, Khánh ơi!!! Hai đứa bây ở mô mà răng không về với mẹ!?!”, lời khóc than của người mẹ già càng khiến o Nguyệt thêm nghẹn ngào. Khi ấy, o chỉ biết chạy đến ôm mẹ vào lòng rồi an ủi, động viên: "Mẹ hãy yên lòng, con sẽ tìm hai anh về cho mẹ!”. Nói rồi, o chạy vạy vay mượn khắp nơi được 20 triệu đồng và bàn với hai người chị gái lên đường tìm phần mộ của hai anh trai liệt sỹ. Biết tin ở Diễn Châu, Nam Đàn có nhà ngoại cảm giỏi tìm được mộ liệt sỹ, o Nguyệt cũng tìm đến nhưng rồi "tiền mất, tật mang” mà địa chỉ phần mộ hai người anh liệt sỹ của o ở đâu vẫn chỉ là dấu hỏi.
Ngày Thương binh – Liệt sỹ đã cận kề, theo tâm nguyện của mẹ mấy chục năm qua, o Nguyệt chỉ ao ước tìm được phần mộ của hai anh trai liệt sỹ để mẹ có thể yên lòng trước khi nhắm mắt. Bao năm qua, kỷ vật của hai anh trai là bộ quân phục, chiếc mũ cối, đôi giày vải được o gìn giữ cẩn thận trong tủ kính. Ôm mẹ vào lòng và với lòng biết ơn của thế hệ trẻ, người viết bài những mong mẹ sẽ được khỏe mạnh, chờ ngày được thấy hai con trai mình "trở về” để mẹ được yên lòng trước khi nhắm mắt.
Thêm nữa, trong lòng người con gái hiếu thảo vẫn ôm một nỗi đau đáu khi mẹ Thúc có tới hai người con trai hy sinh nhưng vẫn chưa được phong tặng danh hiệu "Bà Mẹ Việt Nam anh hùng” .
Theo Đại Đoàn Kết.