Chồng khăng khăng đòi về quê nội ở Nghệ An trong khi vợ chỉ muốn cả gia đình cùng đi chơi hay nghỉ dưỡng gần Hà Nội, không ai chịu ai nên suốt mấy ngày nghỉ, mỗi người một nơi và chẳng nói với nhau câu nào.
"Hai đứa chiến tranh lạnh từ trước kỳ nghỉ cả nửa tháng vì chuyện này. Hồi Tết mình đã chịu nhún, chấp nhận về quê chồng từ 27 đến mùng 3 Tết. Lần này được nghỉ lâu lâu, muốn đưa con đi chơi gần mà anh ấy cứ đòi về quê. Về quê dịp này tàu xe đông đúc, con mới 3 tuổi đầu, lại đang nhiều dịch bệnh", chị Thái (Hai Bà Trưng, Hà Nội) bức xúc kể.
Chị cho biết, anh xã chị lý luận rằng ông bà nội ở quê những dịp lễ tết chỉ mong ngóng con cái về sum vầy nên dù vất vả cũng phải cố gắng. Anh chấp nhận thuê xe đưa vợ con đi mấy trăm cây số về nhà nội nếu chị sợ cảnh chen chúc xe khách. Thế nhưng chị Thái vẫn không chịu. Chị nói dịp này chỉ muốn gia đình nhỏ bên nhau, lựa một địa điểm gần Hà Nội để đưa con tới chơi, không muốn đi xa. Hai người không ai chịu nghe ai, cuối cùng chị đưa con về quê ngoại ở Hải Dương, mặc chồng một mình về nhà nội hay thích đi đâu thì đi. Cô con gái nhỏ ngày vài lần hỏi bố đâu rồi thơ thẩn đi chơi với ông bà ngoại vì mẹ mặt buồn thiu, chỉ loanh quanh trong nhà.
Kỳ nghỉ lễ là cơ hội để gia đình có thêm nhiều niềm vui, gắn bó. Ảnh minh họa: Traveleffect.com.
Cũng vì tranh cãi chuyện đi đâu mà kỳ nghỉ năm nay của gia đình anh Nhân (Gia Lâm, Hà Nội) trở nên buồn tẻ. Bên nhà vợ tổ chức đi Hạ Long, rủ anh chị và hai bé đi cùng cho vui. Vợ anh rất háo hức và nghĩ chồng chắc chắn sẽ đồng ý nên nhận lời luôn. Tuy nhiên, anh Nhân lấy cớ từ chối. "Dịp này kinh tế khó khăn, đi cùng để nhà vợ bao hết thì không thích, mà bỏ tiền ra chi thì không kham được, nhất là khi lại đi cùng gia đình nhà ông anh rể đại gia", anh Nhân chia sẻ lý do thực sự.
Người đàn ông 35 tuổi cho hay, từ Tết tới nay, công việc của anh không ổn, lương hai tháng gần đây còn vẫn bị nợ. Vợ anh biết điều này nhưng chị vô tư cho rằng đi cùng bố mẹ mình, mọi người đều đã đặt phòng, đặt chỗ hết rồi thì không lo lắng, dịp khác khi anh chị kinh tế khá hơn sẽ chi trả sau. Chị cho rằng anh sĩ hão và ích kỷ nên khiến vợ con khổ lây. Cuối cùng, chị cũng không đi du lịch cùng bố mẹ và anh chị mình, nhưng ở nhà trong tâm trạng hậm hực nên không khí trong nhà luôn nặng nề.
Chồng đi công tác xa, Tết không về, dịp nghỉ 30/4 này mới đoàn tụ cùng gia đình nhưng chị Nga (Hoài Đức, Hà Nội) lại chẳng thấy vui. "Ngày thứ nhất mời anh chị em, họ hàng đến ăn uống, mình làm đến bở hơi tai, còn chồng say bét nhè. Ngày thứ hai chồng đi họp lớp cấp 3, đêm mới về, cũng say. Ngày thứ ba nhóm bạn đại học gọi, đi rồi...", chị Nga kể về mấy ngày nghỉ vừa qua.
Điều khiến chị buồn nữa là bình thường khi anh vắng nhà, chị ở cùng bố mẹ chồng, ông bà tuy không mấy hài lòng về nàng dâu nhưng không than phiền gì, tích tụ tới lúc con trai về mới xả cho anh nghe. Chồng chị, biết bố mẹ mình khắt khe với vợ nhưng vì chỉ về ít ngày, không muốn gây xích mích nên chỉ ngồi im nghe rồi cười trừ cho qua chuyện. "Mình thấy mình như người ngoài, không được ai trân trọng hết", người vợ trẻ thổ lộ.
Chị cho biết, bình thường vợ chồng xa nhau thì ngày nào cũng nhắn tin gọi điện hỏi han tình cảm, mong nhớ nhau tới thắt lòng. Vậy mà khi chồng về, chị thấy anh như không còn là của mình nữa. "Ao ước giản đơn là vợ chồng con cái ở bên nhau suốt cả ngày, không có ai khác, cũng không quan trọng đi đâu hay ở nhà, mà sao khó thực hiện thế", chị Nga thổ lộ.
Lấy chồng 6 năm nhưng chưa bao giờ chị Tuyết Anh (Cầu Diễn, Hà Nội) đi du lịch cùng ông xã, lý do đơn giản là anh không thích. "Anh ấy lý luận là số tiền bỏ ra đi du lịch thà ở nhà mua đồ ăn về chén cho thỏa thích, đi vừa mệt, vừa tốn kém, chẳng ích gì".
Chị Tuyết Anh kể, vì lý do này, cộng thêm bầu bí, sinh con nhỏ, mấy năm đầu lấy chồng, những kỳ nghỉ chị ở nhà ngậm ngùi nhìn bạn bè đồng nghiệp đi chơi trong nước, nước ngoài. Vài năm trở lại đây, chị Tuyết Anh thường đăng ký tour cho hai mẹ con hoặc rủ mấy người bạn, anh chị em... đi cùng.
"Lần nào đi mình cũng rủ nhưng anh xã không thích thì thôi, cứ ở nhà. Mỗi năm mình cho con đi du lịch một lần, các dịp nghỉ lễ khác vẫn đưa cháu về ông bà nội ngoại đầy đủ, nên cũng không ai trách được", chị Tuyết Anh kể.
Năm nay, hai mẹ con chị lại đi theo một đoàn bạn bè tới khám phá biển Nha Trang, để mặc ông chồng ở nhà hưởng thụ an nhàn một mình. "Cuộc đời chẳng quá dài để cứ phải nhìn thái độ người khác mà sống. Mình không ép buộc anh ấy cũng không giận dỗi khi chồng không theo ý mình, nhưng cũng chẳng thể để lãng phí thời gian để sống theo ý thích của người khác", chị Tuyết Anh chia sẻ.
Nhà tâm lý Lê Khanh, Giám đốc Trung tâm giáo dục kỹ năng sống Rồng Việt Vũng Tàu cho rằng, các kỳ nghỉ lễ lớn là dịp để gia đình tổ chức chuyến du lịch cho cả nhà hay tận hưởng thời gian bên nhau đầm ấm. Đây là một niềm vui lớn, nhất là với trẻ em, là cơ hội gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau.
Tuy nhiên, vào các kỳ nghỉ, trong một nhà sẽ khó tránh được chuyện người muốn lên rừng, người thích xuống biển, người thích ở nhà, kẻ đòi đi chơi… Cho nên, theo nhà tâm lý, trước khi đưa ra kế hoạch, nên dùng nguyên tắc dân chủ để quyết định cho hoạt động này, tôn trọng ý kiến số đông hoặc cho ai có thể nêu ra những lý do hợp lý nhất. Từ đó hãy thương lượng để có được sự đồng thuận chứ không nên dùng quyền là chồng, là vợ hay là bố mẹ hoặc khả năng tài chính để quyết định theo ý mình, như thế kỳ nghỉ mới thực sự ý nghĩa, vui vẻ.
Theo bà Trần Thị Hồng Hà, chuyên gia tư vấn tâm lý thuộc Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, để tránh xảy ra mâu thuẫn, rạn vỡ quan hệ vợ chồng chỉ vì các tranh cãi xung quanh việc đi đâu, ở đâu vào các dịp lễ Tết, các cặp ngay từ khi mới kết hôn cần có sự chia sẻ, trao đổi với nhau về cách ứng xử, đối đãi với hai bên nội ngoại, đồng thời lên kế hoạch cho các kỳ nghỉ lễ trong năm.
"Không phải đợi tới sát 30/4 mới bàn xem dịp này nên đi đâu, làm gì, mà ngay từ đầu năm hoặc cuối năm ngoái, hai người đã phải xem lịch nghỉ của năm, từ đó bàn bạc xem dịp nào thì về quê, khi nào đi nghỉ, ở nhà... Từ đó, có thể lên sẵn kế hoạch, vừa giúp gia đình êm ấm, tiết kiệm ngân sách vừa tận dụng được thời gian ý nghĩa một cách tối đa", nhà tâm lý chia sẻ.
"Hai đứa chiến tranh lạnh từ trước kỳ nghỉ cả nửa tháng vì chuyện này. Hồi Tết mình đã chịu nhún, chấp nhận về quê chồng từ 27 đến mùng 3 Tết. Lần này được nghỉ lâu lâu, muốn đưa con đi chơi gần mà anh ấy cứ đòi về quê. Về quê dịp này tàu xe đông đúc, con mới 3 tuổi đầu, lại đang nhiều dịch bệnh", chị Thái (Hai Bà Trưng, Hà Nội) bức xúc kể.
Chị cho biết, anh xã chị lý luận rằng ông bà nội ở quê những dịp lễ tết chỉ mong ngóng con cái về sum vầy nên dù vất vả cũng phải cố gắng. Anh chấp nhận thuê xe đưa vợ con đi mấy trăm cây số về nhà nội nếu chị sợ cảnh chen chúc xe khách. Thế nhưng chị Thái vẫn không chịu. Chị nói dịp này chỉ muốn gia đình nhỏ bên nhau, lựa một địa điểm gần Hà Nội để đưa con tới chơi, không muốn đi xa. Hai người không ai chịu nghe ai, cuối cùng chị đưa con về quê ngoại ở Hải Dương, mặc chồng một mình về nhà nội hay thích đi đâu thì đi. Cô con gái nhỏ ngày vài lần hỏi bố đâu rồi thơ thẩn đi chơi với ông bà ngoại vì mẹ mặt buồn thiu, chỉ loanh quanh trong nhà.
Kỳ nghỉ lễ là cơ hội để gia đình có thêm nhiều niềm vui, gắn bó. Ảnh minh họa: Traveleffect.com.
Cũng vì tranh cãi chuyện đi đâu mà kỳ nghỉ năm nay của gia đình anh Nhân (Gia Lâm, Hà Nội) trở nên buồn tẻ. Bên nhà vợ tổ chức đi Hạ Long, rủ anh chị và hai bé đi cùng cho vui. Vợ anh rất háo hức và nghĩ chồng chắc chắn sẽ đồng ý nên nhận lời luôn. Tuy nhiên, anh Nhân lấy cớ từ chối. "Dịp này kinh tế khó khăn, đi cùng để nhà vợ bao hết thì không thích, mà bỏ tiền ra chi thì không kham được, nhất là khi lại đi cùng gia đình nhà ông anh rể đại gia", anh Nhân chia sẻ lý do thực sự.
Người đàn ông 35 tuổi cho hay, từ Tết tới nay, công việc của anh không ổn, lương hai tháng gần đây còn vẫn bị nợ. Vợ anh biết điều này nhưng chị vô tư cho rằng đi cùng bố mẹ mình, mọi người đều đã đặt phòng, đặt chỗ hết rồi thì không lo lắng, dịp khác khi anh chị kinh tế khá hơn sẽ chi trả sau. Chị cho rằng anh sĩ hão và ích kỷ nên khiến vợ con khổ lây. Cuối cùng, chị cũng không đi du lịch cùng bố mẹ và anh chị mình, nhưng ở nhà trong tâm trạng hậm hực nên không khí trong nhà luôn nặng nề.
Chồng đi công tác xa, Tết không về, dịp nghỉ 30/4 này mới đoàn tụ cùng gia đình nhưng chị Nga (Hoài Đức, Hà Nội) lại chẳng thấy vui. "Ngày thứ nhất mời anh chị em, họ hàng đến ăn uống, mình làm đến bở hơi tai, còn chồng say bét nhè. Ngày thứ hai chồng đi họp lớp cấp 3, đêm mới về, cũng say. Ngày thứ ba nhóm bạn đại học gọi, đi rồi...", chị Nga kể về mấy ngày nghỉ vừa qua.
Điều khiến chị buồn nữa là bình thường khi anh vắng nhà, chị ở cùng bố mẹ chồng, ông bà tuy không mấy hài lòng về nàng dâu nhưng không than phiền gì, tích tụ tới lúc con trai về mới xả cho anh nghe. Chồng chị, biết bố mẹ mình khắt khe với vợ nhưng vì chỉ về ít ngày, không muốn gây xích mích nên chỉ ngồi im nghe rồi cười trừ cho qua chuyện. "Mình thấy mình như người ngoài, không được ai trân trọng hết", người vợ trẻ thổ lộ.
Chị cho biết, bình thường vợ chồng xa nhau thì ngày nào cũng nhắn tin gọi điện hỏi han tình cảm, mong nhớ nhau tới thắt lòng. Vậy mà khi chồng về, chị thấy anh như không còn là của mình nữa. "Ao ước giản đơn là vợ chồng con cái ở bên nhau suốt cả ngày, không có ai khác, cũng không quan trọng đi đâu hay ở nhà, mà sao khó thực hiện thế", chị Nga thổ lộ.
Lấy chồng 6 năm nhưng chưa bao giờ chị Tuyết Anh (Cầu Diễn, Hà Nội) đi du lịch cùng ông xã, lý do đơn giản là anh không thích. "Anh ấy lý luận là số tiền bỏ ra đi du lịch thà ở nhà mua đồ ăn về chén cho thỏa thích, đi vừa mệt, vừa tốn kém, chẳng ích gì".
Chị Tuyết Anh kể, vì lý do này, cộng thêm bầu bí, sinh con nhỏ, mấy năm đầu lấy chồng, những kỳ nghỉ chị ở nhà ngậm ngùi nhìn bạn bè đồng nghiệp đi chơi trong nước, nước ngoài. Vài năm trở lại đây, chị Tuyết Anh thường đăng ký tour cho hai mẹ con hoặc rủ mấy người bạn, anh chị em... đi cùng.
"Lần nào đi mình cũng rủ nhưng anh xã không thích thì thôi, cứ ở nhà. Mỗi năm mình cho con đi du lịch một lần, các dịp nghỉ lễ khác vẫn đưa cháu về ông bà nội ngoại đầy đủ, nên cũng không ai trách được", chị Tuyết Anh kể.
Năm nay, hai mẹ con chị lại đi theo một đoàn bạn bè tới khám phá biển Nha Trang, để mặc ông chồng ở nhà hưởng thụ an nhàn một mình. "Cuộc đời chẳng quá dài để cứ phải nhìn thái độ người khác mà sống. Mình không ép buộc anh ấy cũng không giận dỗi khi chồng không theo ý mình, nhưng cũng chẳng thể để lãng phí thời gian để sống theo ý thích của người khác", chị Tuyết Anh chia sẻ.
Nhà tâm lý Lê Khanh, Giám đốc Trung tâm giáo dục kỹ năng sống Rồng Việt Vũng Tàu cho rằng, các kỳ nghỉ lễ lớn là dịp để gia đình tổ chức chuyến du lịch cho cả nhà hay tận hưởng thời gian bên nhau đầm ấm. Đây là một niềm vui lớn, nhất là với trẻ em, là cơ hội gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau.
Tuy nhiên, vào các kỳ nghỉ, trong một nhà sẽ khó tránh được chuyện người muốn lên rừng, người thích xuống biển, người thích ở nhà, kẻ đòi đi chơi… Cho nên, theo nhà tâm lý, trước khi đưa ra kế hoạch, nên dùng nguyên tắc dân chủ để quyết định cho hoạt động này, tôn trọng ý kiến số đông hoặc cho ai có thể nêu ra những lý do hợp lý nhất. Từ đó hãy thương lượng để có được sự đồng thuận chứ không nên dùng quyền là chồng, là vợ hay là bố mẹ hoặc khả năng tài chính để quyết định theo ý mình, như thế kỳ nghỉ mới thực sự ý nghĩa, vui vẻ.
Theo bà Trần Thị Hồng Hà, chuyên gia tư vấn tâm lý thuộc Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, để tránh xảy ra mâu thuẫn, rạn vỡ quan hệ vợ chồng chỉ vì các tranh cãi xung quanh việc đi đâu, ở đâu vào các dịp lễ Tết, các cặp ngay từ khi mới kết hôn cần có sự chia sẻ, trao đổi với nhau về cách ứng xử, đối đãi với hai bên nội ngoại, đồng thời lên kế hoạch cho các kỳ nghỉ lễ trong năm.
"Không phải đợi tới sát 30/4 mới bàn xem dịp này nên đi đâu, làm gì, mà ngay từ đầu năm hoặc cuối năm ngoái, hai người đã phải xem lịch nghỉ của năm, từ đó bàn bạc xem dịp nào thì về quê, khi nào đi nghỉ, ở nhà... Từ đó, có thể lên sẵn kế hoạch, vừa giúp gia đình êm ấm, tiết kiệm ngân sách vừa tận dụng được thời gian ý nghĩa một cách tối đa", nhà tâm lý chia sẻ.
Theo VNExpress.
* Tên một số nhân vật trong bài đã được thay đổi