Huồi Giảng cách thị trấn Mường Xén (xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn) chừng 15 cây số đường chim bay. Đây là một bản người Mông heo hút. Vượt qua con đường ngoằn ngoèo, trơn trượt men theo mép núi, trước mặt bản Huồi Giảng hiện ra chỉ là những mái nhà đen úa. Hộ nghèo chiếm gần 90%.
Anh Vừ Bá Xá, bản Huồi Giảng 1 kể: "Nhà ta có 4 người con, nghèo lắm, trước kia lên rừng còn được con nai, con hoẵng, giờ chỉ trồng lúa, phát rẫy, hái măng rừng để sống”. Trong câu chuyện, từ trẻ con đến người già, từ người đi xa đến người ở lại bản đều có một mong ước là có điện để họ được xem tivi. Đường cũng chỉ mới đến trung tâm xã, còn vào các bản đều là đường đất. Mùa mưa, các bản đều "nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Sự học ở đây thật lắm gian nan. Trường PTCS bán trú Tây Sơn nằm trên vách núi cao 1.200 mét, tại bản Huồi Giảng 3- trung tâm của xã. Còn lại trường có 6 điểm trường tiểu học khác. Riêng điểm bản Đống Trên cách trung tâm xã 28km, điểm bản Vàng Lứ chỉ có 5 học sinh.
Cách thị trấn Mường Xén chừng 15km đường chim bay, nhưng để vào các bản Huồi Giảng 1,2,3 thuộc xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) xe chúng tôi phải về hết số, những khúc cua lượn sóng, những con dốc cao ngất ngưởng… như muốn cản trở sức lực hạn hẹp của con người. Thời tiết chuyển mùa nên những cơn mưa rừng bất chợt đổ xuống khi chúng tôi đặt chân đến những bản Mông heo hút. Tuy mới khoảng 2 giờ chiều nhưng khung cảnh nơi đây giống như mùa đông đã về.
Cheo leo Huồi Giảng
Xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn có tất cả 6 bản với hơn 200 hộ dân và hơn 1.600 nhân khẩu, chủ yếu là người Mông. 6 bản Mông của xã Tây Sơn lại mỗi người một nơi, nghĩa là bản cách bản từ 3-5km thậm chí 15km, cuộc sống người dân nơi đây khó khăn vất vả từ xưa tới nay. Xã Tây Sơn, khó khăn nhất vẫn là các bản Huồi Giảng 1, 2 và 3, từ trung tâm xã chúng tôi lại tiếp tục vào 2 bản Huồi Giảng 1 và 2, mặc dù chỉ một quãng đường ngắn nhưng gần một giờ chúng tôi mới đặt chân đến. Con đường ngoằn ngoèo, trơn trượt chênh vênh bên mép núi lại gặp phải trời mưa khiến chúng tôi đi mà giống như đứng. Đất bám xe, xe không chịu lăn, người dẫn đường nói vọng lại với chúng tôi "người dân bản nơi đây cứ đi như thế đấy”. Câu nói ấy chứa đựng bao hàm ý, bởi bao lâu nay người Mông nơi miền Tây xứ Nghệ cùng sống với con đường ấy, vùng đất ấy và dòng nước ấy.
Những bình ắc-qui tích điện tại uỷ ban xã
Vào đến tận bản Huồi Giảng, trước mặt chúng tôi hiện lên những căn nhà bản sắc của người Mông. Bên con đường độc đạo là những mái nhà đen úa, những cô gái Mông đứng cửa nhìn ra với con mắt đăm chiêu đến lạ thường. Nằm bên dòng Huồi Giảng, cheo leo trên những sườn núi quanh năm mây mù bản Huồi Giảng 1, 2 như lưng chừng giữa các đám mây. Trưởng bản Vừ Bá Danh cho biết, bản Huồi Giảng 1 có 56 hộ với 340 khẩu, hộ nghèo chiếm gần 90%, rừng rẫy quanh năm nhưng vẫn không tránh khỏi sự thiếu thốn. Bản làng của ta, thanh niên mùa nắng đi rừng, mưa ở nhà, giờ trên rừng cũng không được khai thác nữa, chỉ kiếm cành cây, khúc củi về bán lấy tiền đong gạo thôi. Khi chúng tôi có mặt tại bản, đám trai làng đang túm năm, tụm bảy trêu đùa. Bởi ở nhà họ cũng chẳng biết làm gì, khó khăn, thiếu thốn đã làm cho họ ỷ lại sự cung cấp của nhà nước, hết mùa nương họ ở nhà, đến mùa bo bo thì lên rừng hái về bán, vòng quay cuộc sống của người Mông nơi Huồi Giảng cứ lặp lại năm này qua tháng khác.
Anh Vừ Bá Xá, bản Huồi Giảng 1 chia sẻ: "Nhà ta có 4 người con, nghèo lắm, trước kia lên rừng còn được con nai, con hoẵng, giờ nhà nước không cho nữa chỉ trồng lúa, phát rẫy, hái măng rừng để sống. Nghe nhà nước, ta có cho mấy đứa con đi học để mai này chúng không nghèo như thế này nữa, đưa người Mông, bản Mông giàu lên”. Mong ước của anh Và Bá Xá cũng là mong mỏi của chính quyền, người dân nơi đây, họ mong một ngày mai tươi sáng về với bản Huồi Giảng.
Có một thực tế mà chúng tôi ghi nhận được khi tìm hiểu về cuộc sống nơi bản Huồi Giảng, là có một số con em của bản học lên được lớp cao nhưng khi về bản không có việc làm nên cái sự học người dân ít quan tâm. Học sinh trong độ tuổi đến trường phải đi lại một quãng đường khá xa, hàng chục km băng rừng vượt suối đến trường. Điển hình là em Và Y Kìa tốt nghiệp trường CĐ Y tế Nghệ An học theo diện cử tuyển, sau khi học xong về quê cũng không có việc làm.
Theo ông Vừ Nỏ Dềnh - Phó Chủ tịch UBND xã, Tây Sơn là xã thuần dân tộc Mông, địa hình đồi núi cao, rộng hơn 11 nghìn ha, có 2.700 dân, 276 hộ, trong đó 181 hộ nghèo, 75 hộ cận nghèo chỉ còn 15 hộ không có giấy chứng nhận nhưng thực chất cũng nghèo.
Ước mơ có điện
Thực sự đây là một điều quá khó cho người dân Huồi Giảng. Khi trò chuyện với chúng tôi, từ trẻ con đến người già, từ người đi xa đến người ở lại đều có một mong ước là có điện để họ được xem tivi cập nhật thông tin hàng ngày của mọi miền đất nước. Ước mơ thiết thực ấy sẽ khó thực hiện được trong nay mai. Ngay cả trụ sở ủy ban xã để có điện sinh hoạt, chính quyền nơi đây phải xin sự hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ tặng cho hệ thống điện mặt trời. Ông Mùa Nhia Vừ - Chủ tịch UBND xã Tây Sơn cho biết: "Cuộc sống dân bản đã khó lại càng vất vả hơn khi không có điện, đường cũng chỉ đến trung tâm xã, còn vào các bản đều là đường đất mùa mưa các bản đều "nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Điều đặc biệt nhất với xã Tây Sơn, mặc dù đường đất xa xôi, gập ghềnh cách trở nhưng kể từ khi có nhà bán trú nên số lượng học sinh trong độ tuổi đến trường không bị sụt giảm. Trường PTCS bán trú Tây Sơn nằm trên vách núi cao 1.200m, tại bản Huồi Giảng 3 cũng là trung tâm của xã. Đây là trường có cả bậc tiểu học và THCS với 5 lớp THCS (138 HS), 22 lớp tiểu học (263 HS). Điểm trường chính đóng tại bản Huồi Giảng 3, còn có 6 điểm trường tiểu học khác, điểm bản Đống Trên cách trung tâm xã gần 30 cây số. Mặc dù trường có khu nội trú cho học sinh ở xa, tuy nhiên khu nội trú cũng không được khang trang, sáng sủa mà chỉ là dãy nhà cấp bốn, lợp ngói cùng với những tấm gỗ che xung quanh.
Trường PTCS bán trú Tây Sơn nằm trên vách núi cao 1.200 m, tại bản Huồi Giảng 3, cũng là trung tâm của xã. Thầy Hiệu trưởng Hắp Văn Long giới thiệu: "Đây là trường có cả bậc tiểu học và THCS với 5 lớp THCS (138 HS), 22 lớp tiểu học (263 HS). Điểm trường chính đóng tại bản Huồi Giảng 3, còn có 6 điểm trường tiểu học khác, điểm bản Đống Trên cách trung tâm xã 28km, điểm bản Vàng Lứ chỉ có 5 HS, để tạo điều kiện thuận lợi cho các em HS nhỏ tuổi”
Do đường xa, các học sinh ở xa phải ở lại khi nội trú, em Hạ Bá Vỳ học sinh lớp 7B có nhà ở bản Đồng Dưới kể, nhiều năm trước khi chưa có nhà nội trú bọn em đi học phải mất 3 giờ mới tới trường, lội khe suối mùa mưa nguy hiểm lắm, đã có bạn bị tai nạn khi trên đường đi học về. Giờ có nhà nội trú của trường thì 3 tháng chúng em mới về thăm nhà một lần, và cứ mỗi lần ấy lại phải mang trên người gần 30kg gạo khi quay trở lại trường.
Những đứa trẻ Huồi Giảng
Một ngày với người Mông tại Huồi Giảng, chúng tôi mới cảm nhận hết những khó khăn, gian khổ của nhiều thế hệ người dân với chính sách ưu tiên người miền núi và đồng bào dân tộc khó khăn, trong nhiều năm qua xã Tây Sơn cũng như nhiều xã của huyện Kỳ Sơn đã bắt đầu thay đổi diện mạo. Tuy nhiên, để cái gian khổ, vất vả lùi xa thì quả là một bài toán khó, bởi Kỳ Sơn là một huyện có đầy đủ những yếu tố khó khăn từ địa hình, thời tiết đến con người. Nói như ông Chủ tịch xã Tây Sơn, xã tôi thuộc diện khá hơn mà đang còn khó khăn như thế thì những xã cách thị trấn từ 40-80km không biết khó khăn đến nhường nào.
Huyện Kỳ Sơn, huyện nghèo nhất tỉnh Nghệ An nằm trong 64 huyện nghèo của cả nước. Toàn huyện có 21 xã, thị trấn hơn 70% xã là xã nghèo. Thuộc huyện 30a, Kỳ Sơn hàng năm nhận hỗ trợ từ cấp trên nguồn kinh phí hàng trăm tỷ đồng. Đây cũng là huyện có số người Mông nhiều nhất tỉnh Nghệ An, vì cuộc sống khó khăn, địa hình phức tạp nên hàng năm số đồng bào di cư khá nhiều, là vấn đề khá nan giải đối với chính quyền địa phương.
Anh Vừ Bá Xá, bản Huồi Giảng 1 kể: "Nhà ta có 4 người con, nghèo lắm, trước kia lên rừng còn được con nai, con hoẵng, giờ chỉ trồng lúa, phát rẫy, hái măng rừng để sống”. Trong câu chuyện, từ trẻ con đến người già, từ người đi xa đến người ở lại bản đều có một mong ước là có điện để họ được xem tivi. Đường cũng chỉ mới đến trung tâm xã, còn vào các bản đều là đường đất. Mùa mưa, các bản đều "nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Sự học ở đây thật lắm gian nan. Trường PTCS bán trú Tây Sơn nằm trên vách núi cao 1.200 mét, tại bản Huồi Giảng 3- trung tâm của xã. Còn lại trường có 6 điểm trường tiểu học khác. Riêng điểm bản Đống Trên cách trung tâm xã 28km, điểm bản Vàng Lứ chỉ có 5 học sinh.
Cheo leo Huồi Giảng
Xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn có tất cả 6 bản với hơn 200 hộ dân và hơn 1.600 nhân khẩu, chủ yếu là người Mông. 6 bản Mông của xã Tây Sơn lại mỗi người một nơi, nghĩa là bản cách bản từ 3-5km thậm chí 15km, cuộc sống người dân nơi đây khó khăn vất vả từ xưa tới nay. Xã Tây Sơn, khó khăn nhất vẫn là các bản Huồi Giảng 1, 2 và 3, từ trung tâm xã chúng tôi lại tiếp tục vào 2 bản Huồi Giảng 1 và 2, mặc dù chỉ một quãng đường ngắn nhưng gần một giờ chúng tôi mới đặt chân đến. Con đường ngoằn ngoèo, trơn trượt chênh vênh bên mép núi lại gặp phải trời mưa khiến chúng tôi đi mà giống như đứng. Đất bám xe, xe không chịu lăn, người dẫn đường nói vọng lại với chúng tôi "người dân bản nơi đây cứ đi như thế đấy”. Câu nói ấy chứa đựng bao hàm ý, bởi bao lâu nay người Mông nơi miền Tây xứ Nghệ cùng sống với con đường ấy, vùng đất ấy và dòng nước ấy.
Những bình ắc-qui tích điện tại uỷ ban xã
Vào đến tận bản Huồi Giảng, trước mặt chúng tôi hiện lên những căn nhà bản sắc của người Mông. Bên con đường độc đạo là những mái nhà đen úa, những cô gái Mông đứng cửa nhìn ra với con mắt đăm chiêu đến lạ thường. Nằm bên dòng Huồi Giảng, cheo leo trên những sườn núi quanh năm mây mù bản Huồi Giảng 1, 2 như lưng chừng giữa các đám mây. Trưởng bản Vừ Bá Danh cho biết, bản Huồi Giảng 1 có 56 hộ với 340 khẩu, hộ nghèo chiếm gần 90%, rừng rẫy quanh năm nhưng vẫn không tránh khỏi sự thiếu thốn. Bản làng của ta, thanh niên mùa nắng đi rừng, mưa ở nhà, giờ trên rừng cũng không được khai thác nữa, chỉ kiếm cành cây, khúc củi về bán lấy tiền đong gạo thôi. Khi chúng tôi có mặt tại bản, đám trai làng đang túm năm, tụm bảy trêu đùa. Bởi ở nhà họ cũng chẳng biết làm gì, khó khăn, thiếu thốn đã làm cho họ ỷ lại sự cung cấp của nhà nước, hết mùa nương họ ở nhà, đến mùa bo bo thì lên rừng hái về bán, vòng quay cuộc sống của người Mông nơi Huồi Giảng cứ lặp lại năm này qua tháng khác.
Anh Vừ Bá Xá, bản Huồi Giảng 1 chia sẻ: "Nhà ta có 4 người con, nghèo lắm, trước kia lên rừng còn được con nai, con hoẵng, giờ nhà nước không cho nữa chỉ trồng lúa, phát rẫy, hái măng rừng để sống. Nghe nhà nước, ta có cho mấy đứa con đi học để mai này chúng không nghèo như thế này nữa, đưa người Mông, bản Mông giàu lên”. Mong ước của anh Và Bá Xá cũng là mong mỏi của chính quyền, người dân nơi đây, họ mong một ngày mai tươi sáng về với bản Huồi Giảng.
Có một thực tế mà chúng tôi ghi nhận được khi tìm hiểu về cuộc sống nơi bản Huồi Giảng, là có một số con em của bản học lên được lớp cao nhưng khi về bản không có việc làm nên cái sự học người dân ít quan tâm. Học sinh trong độ tuổi đến trường phải đi lại một quãng đường khá xa, hàng chục km băng rừng vượt suối đến trường. Điển hình là em Và Y Kìa tốt nghiệp trường CĐ Y tế Nghệ An học theo diện cử tuyển, sau khi học xong về quê cũng không có việc làm.
Theo ông Vừ Nỏ Dềnh - Phó Chủ tịch UBND xã, Tây Sơn là xã thuần dân tộc Mông, địa hình đồi núi cao, rộng hơn 11 nghìn ha, có 2.700 dân, 276 hộ, trong đó 181 hộ nghèo, 75 hộ cận nghèo chỉ còn 15 hộ không có giấy chứng nhận nhưng thực chất cũng nghèo.
Ước mơ có điện
Thực sự đây là một điều quá khó cho người dân Huồi Giảng. Khi trò chuyện với chúng tôi, từ trẻ con đến người già, từ người đi xa đến người ở lại đều có một mong ước là có điện để họ được xem tivi cập nhật thông tin hàng ngày của mọi miền đất nước. Ước mơ thiết thực ấy sẽ khó thực hiện được trong nay mai. Ngay cả trụ sở ủy ban xã để có điện sinh hoạt, chính quyền nơi đây phải xin sự hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ tặng cho hệ thống điện mặt trời. Ông Mùa Nhia Vừ - Chủ tịch UBND xã Tây Sơn cho biết: "Cuộc sống dân bản đã khó lại càng vất vả hơn khi không có điện, đường cũng chỉ đến trung tâm xã, còn vào các bản đều là đường đất mùa mưa các bản đều "nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Điều đặc biệt nhất với xã Tây Sơn, mặc dù đường đất xa xôi, gập ghềnh cách trở nhưng kể từ khi có nhà bán trú nên số lượng học sinh trong độ tuổi đến trường không bị sụt giảm. Trường PTCS bán trú Tây Sơn nằm trên vách núi cao 1.200m, tại bản Huồi Giảng 3 cũng là trung tâm của xã. Đây là trường có cả bậc tiểu học và THCS với 5 lớp THCS (138 HS), 22 lớp tiểu học (263 HS). Điểm trường chính đóng tại bản Huồi Giảng 3, còn có 6 điểm trường tiểu học khác, điểm bản Đống Trên cách trung tâm xã gần 30 cây số. Mặc dù trường có khu nội trú cho học sinh ở xa, tuy nhiên khu nội trú cũng không được khang trang, sáng sủa mà chỉ là dãy nhà cấp bốn, lợp ngói cùng với những tấm gỗ che xung quanh.
Trường PTCS bán trú Tây Sơn nằm trên vách núi cao 1.200 m, tại bản Huồi Giảng 3, cũng là trung tâm của xã. Thầy Hiệu trưởng Hắp Văn Long giới thiệu: "Đây là trường có cả bậc tiểu học và THCS với 5 lớp THCS (138 HS), 22 lớp tiểu học (263 HS). Điểm trường chính đóng tại bản Huồi Giảng 3, còn có 6 điểm trường tiểu học khác, điểm bản Đống Trên cách trung tâm xã 28km, điểm bản Vàng Lứ chỉ có 5 HS, để tạo điều kiện thuận lợi cho các em HS nhỏ tuổi”
Do đường xa, các học sinh ở xa phải ở lại khi nội trú, em Hạ Bá Vỳ học sinh lớp 7B có nhà ở bản Đồng Dưới kể, nhiều năm trước khi chưa có nhà nội trú bọn em đi học phải mất 3 giờ mới tới trường, lội khe suối mùa mưa nguy hiểm lắm, đã có bạn bị tai nạn khi trên đường đi học về. Giờ có nhà nội trú của trường thì 3 tháng chúng em mới về thăm nhà một lần, và cứ mỗi lần ấy lại phải mang trên người gần 30kg gạo khi quay trở lại trường.
Những đứa trẻ Huồi Giảng
Một ngày với người Mông tại Huồi Giảng, chúng tôi mới cảm nhận hết những khó khăn, gian khổ của nhiều thế hệ người dân với chính sách ưu tiên người miền núi và đồng bào dân tộc khó khăn, trong nhiều năm qua xã Tây Sơn cũng như nhiều xã của huyện Kỳ Sơn đã bắt đầu thay đổi diện mạo. Tuy nhiên, để cái gian khổ, vất vả lùi xa thì quả là một bài toán khó, bởi Kỳ Sơn là một huyện có đầy đủ những yếu tố khó khăn từ địa hình, thời tiết đến con người. Nói như ông Chủ tịch xã Tây Sơn, xã tôi thuộc diện khá hơn mà đang còn khó khăn như thế thì những xã cách thị trấn từ 40-80km không biết khó khăn đến nhường nào.
Huyện Kỳ Sơn, huyện nghèo nhất tỉnh Nghệ An nằm trong 64 huyện nghèo của cả nước. Toàn huyện có 21 xã, thị trấn hơn 70% xã là xã nghèo. Thuộc huyện 30a, Kỳ Sơn hàng năm nhận hỗ trợ từ cấp trên nguồn kinh phí hàng trăm tỷ đồng. Đây cũng là huyện có số người Mông nhiều nhất tỉnh Nghệ An, vì cuộc sống khó khăn, địa hình phức tạp nên hàng năm số đồng bào di cư khá nhiều, là vấn đề khá nan giải đối với chính quyền địa phương.
Theo ĐĐK.