Ai cũng hiểu rằng ăn chay sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và duy trì được sự tươi trẻ.
Nhưng ăn chay phải đúng phương pháp thì mới phát huy được “sức mạnh”, bởi đó không đơn thuần là ăn đậu hũ quanh năm. Khi đã bước vào con đường ăn chay, bạn phải nắm rõ những loại thực phẩm có lợi và có hại cho cơ thể. Ngoài ra, còn phải biết những nơi có thể học nấu món chay đúng cách.
Ăn như thế nào mới tốt cho sức khỏe ?
Với một số người, ăn chay giúp họ có một cơ thể khỏe mạnh hơn nhưng một vài người còn lại thì… không. Chính vì vậy, trước khi quyết định theo đuổi con đường ăn chay, bạn cần xác định cơ thể của mình thuộc dạng nào. Ví dụ nếu bạn đang có bầu thì bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên ăn chay.
Bởi trong thời kỳ mang thai, nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn này tăng cao nên cần tăng các thực phẩm chứa nhiều sắt có nhiều trong động vật như thịt, cá, trứng, sữa… và bổ sung sắt, a xít folic, các vitamin, khoáng chất cần thiết. Nếu ăn chay trường mà không bổ sung đầy đủ vi chất sẽ làm bé suy dinh dưỡng từ trong bào thai.
Ngoài bà bầu thì những người có tiền sử của bệnh lười ăn, chán ăn cũng không nên ăn chay. Chế độ ăn chay cũng không phải là người bạn thân thiết của những người mắc chứng bệnh thiếu máu. Vì ăn chay không thịt càng làm cho lượng sắt bị thiếu, dẫn đến tình trạng bệnh ngày một trầm trọng. Trẻ nhỏ trong giai đoạn trưởng thành cần có đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển cũng không nên ăn chay.
Sau khi xác định rõ mình có nằm trong nhóm đối tượng được ăn chay hay không, bạn phải nghĩ đến việc hạn chế sử dụng các loại thực phẩm phổ biến có trong thực đơn ăn chay. Những loại thực phẩm chay có hàm lượng muối cao như tương, chao, cải muối, dưa cải, cà muối sẽ khiến cơ thể bị tăng huyết áp, ung thư nếu ăn quá nhiều. Bên cạnh đó, người ăn chay cũng nên hạn chế dùng thường xuyên các thực phẩm chay công nghiệp. Nên hạn chế ăn đậu hũ vì nếu ăn quá nhiều sẽ làm suy giảm chức năng thận, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Khi đã ăn chay thì nên uống thêm thuốc bổ để cơ thể được cung cấp lượng vitamin cần thiết đồng thời nên bổ sung thêm cho cơ thể những loại thực phẩm giàu chất sắt như rau chân vịt. 500 gr rau chân vịt có chứa khoảng 18 mg sắt. Một loại khác cần nghĩ đến là súp lơ xanh, bởi trong súp lơ xanh có chứa nhiều sắt và vitamin K và ma giê, vitamin C…
Hạt mè, hạt điều cũng là loại thực phẩm tốt cho người ăn chay trường vì nó chứa nhiều chất sắt. Thêm một điều nữa mà người ăn chay cần phải ghi nhớ là thực phẩm chay ít năng lượng nên thường mau đói. Vì vậy, ngoài ăn đủ 3 bữa chính nên ăn thêm 2 - 3 bữa phụ với các loại thực phẩm như khoai, chè, bánh… để cơ thể được nạp đầy đủ dinh dưỡng.
Hiện nay có rất nhiều loại hình ăn chay khác nhau, một trong số đó là ăn chay lacto-ovo - tức là vẫn có trứng, sữa, chỉ tránh thịt, cá và các loại hải sản. Cách ăn chay này đang là sự lựa chọn của khá nhiều người để không hoàn toàn loại bỏ nguồn dinh dưỡng có trong trứng và sữa.
Nấu món chay là cả một nghệ thuật
Nhắc đến nấu món chay thông thường người ta sẽ nghĩ ngay đến luộc hoặc kho. Đó là những cách nấu món chay của ngày xưa. Bởi bây giờ người ta ăn chay không phải chỉ vì tín ngưỡng mà còn vì sức khỏe và cách chế biến cũng được chú ý hơn rất nhiều.'
Nếu muốn tự nấu món chay, bạn có thể tham khảo những website như bepthucduong.vn, Vegan Times, Tasty… để tự làm các món chay độc đáo, lạ miệng đổi vị cho gia đình. Nguyên liệu kiểu Tây có thể mua tại cửa hàng Anh Hai Cà Ri, Phương Hà hoặc các siêu thị Lotte mart, Citimart…
Khi nấu món chay không nên kho quá mặn vì gây hại cho cơ thể. Cũng không nên chiên xào nhiều quá, vì vừa làm mất vitamin trong thực phẩm vừa làm tăng hàm lượng chất béo trong thức ăn. Nấu theo kiểu như vậy hoàn toàn không hề có lợi cho những người đang mong muốn sở hữu một cơ thể khỏe mạnh.
Bên cạnh đó khi nấu nướng cần phải chú ý đến một số vấn đề như: khi luộc rau củ phải đậy nắp để vitamin trong rau củ không bị bay mất. Nước luộc rau cũng rất bổ, không nên đổ đi. Tránh nấu quá chín, thời gian để nấu các loại rau xanh là 15 phút. Chỉ cần nấu đến khi thực phẩm vừa chín tới để giúp bảo quản các vitamin và khoáng chất trong thức ăn. Trong một bữa ăn nên có nhiều món khác nhau để tránh gây ngán và bổ sung cho cơ thể nhiều loại vitamin, khoáng chất khác nhau.
Nhưng ăn chay phải đúng phương pháp thì mới phát huy được “sức mạnh”, bởi đó không đơn thuần là ăn đậu hũ quanh năm. Khi đã bước vào con đường ăn chay, bạn phải nắm rõ những loại thực phẩm có lợi và có hại cho cơ thể. Ngoài ra, còn phải biết những nơi có thể học nấu món chay đúng cách.
Ăn như thế nào mới tốt cho sức khỏe ?
Với một số người, ăn chay giúp họ có một cơ thể khỏe mạnh hơn nhưng một vài người còn lại thì… không. Chính vì vậy, trước khi quyết định theo đuổi con đường ăn chay, bạn cần xác định cơ thể của mình thuộc dạng nào. Ví dụ nếu bạn đang có bầu thì bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên ăn chay.
Bởi trong thời kỳ mang thai, nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn này tăng cao nên cần tăng các thực phẩm chứa nhiều sắt có nhiều trong động vật như thịt, cá, trứng, sữa… và bổ sung sắt, a xít folic, các vitamin, khoáng chất cần thiết. Nếu ăn chay trường mà không bổ sung đầy đủ vi chất sẽ làm bé suy dinh dưỡng từ trong bào thai.
Ngoài bà bầu thì những người có tiền sử của bệnh lười ăn, chán ăn cũng không nên ăn chay. Chế độ ăn chay cũng không phải là người bạn thân thiết của những người mắc chứng bệnh thiếu máu. Vì ăn chay không thịt càng làm cho lượng sắt bị thiếu, dẫn đến tình trạng bệnh ngày một trầm trọng. Trẻ nhỏ trong giai đoạn trưởng thành cần có đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển cũng không nên ăn chay.
Sau khi xác định rõ mình có nằm trong nhóm đối tượng được ăn chay hay không, bạn phải nghĩ đến việc hạn chế sử dụng các loại thực phẩm phổ biến có trong thực đơn ăn chay. Những loại thực phẩm chay có hàm lượng muối cao như tương, chao, cải muối, dưa cải, cà muối sẽ khiến cơ thể bị tăng huyết áp, ung thư nếu ăn quá nhiều. Bên cạnh đó, người ăn chay cũng nên hạn chế dùng thường xuyên các thực phẩm chay công nghiệp. Nên hạn chế ăn đậu hũ vì nếu ăn quá nhiều sẽ làm suy giảm chức năng thận, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Khi đã ăn chay thì nên uống thêm thuốc bổ để cơ thể được cung cấp lượng vitamin cần thiết đồng thời nên bổ sung thêm cho cơ thể những loại thực phẩm giàu chất sắt như rau chân vịt. 500 gr rau chân vịt có chứa khoảng 18 mg sắt. Một loại khác cần nghĩ đến là súp lơ xanh, bởi trong súp lơ xanh có chứa nhiều sắt và vitamin K và ma giê, vitamin C…
Hạt mè, hạt điều cũng là loại thực phẩm tốt cho người ăn chay trường vì nó chứa nhiều chất sắt. Thêm một điều nữa mà người ăn chay cần phải ghi nhớ là thực phẩm chay ít năng lượng nên thường mau đói. Vì vậy, ngoài ăn đủ 3 bữa chính nên ăn thêm 2 - 3 bữa phụ với các loại thực phẩm như khoai, chè, bánh… để cơ thể được nạp đầy đủ dinh dưỡng.
Hiện nay có rất nhiều loại hình ăn chay khác nhau, một trong số đó là ăn chay lacto-ovo - tức là vẫn có trứng, sữa, chỉ tránh thịt, cá và các loại hải sản. Cách ăn chay này đang là sự lựa chọn của khá nhiều người để không hoàn toàn loại bỏ nguồn dinh dưỡng có trong trứng và sữa.
Nấu món chay là cả một nghệ thuật
Nhắc đến nấu món chay thông thường người ta sẽ nghĩ ngay đến luộc hoặc kho. Đó là những cách nấu món chay của ngày xưa. Bởi bây giờ người ta ăn chay không phải chỉ vì tín ngưỡng mà còn vì sức khỏe và cách chế biến cũng được chú ý hơn rất nhiều.'
Nếu muốn tự nấu món chay, bạn có thể tham khảo những website như bepthucduong.vn, Vegan Times, Tasty… để tự làm các món chay độc đáo, lạ miệng đổi vị cho gia đình. Nguyên liệu kiểu Tây có thể mua tại cửa hàng Anh Hai Cà Ri, Phương Hà hoặc các siêu thị Lotte mart, Citimart…
Khi nấu món chay không nên kho quá mặn vì gây hại cho cơ thể. Cũng không nên chiên xào nhiều quá, vì vừa làm mất vitamin trong thực phẩm vừa làm tăng hàm lượng chất béo trong thức ăn. Nấu theo kiểu như vậy hoàn toàn không hề có lợi cho những người đang mong muốn sở hữu một cơ thể khỏe mạnh.
Bên cạnh đó khi nấu nướng cần phải chú ý đến một số vấn đề như: khi luộc rau củ phải đậy nắp để vitamin trong rau củ không bị bay mất. Nước luộc rau cũng rất bổ, không nên đổ đi. Tránh nấu quá chín, thời gian để nấu các loại rau xanh là 15 phút. Chỉ cần nấu đến khi thực phẩm vừa chín tới để giúp bảo quản các vitamin và khoáng chất trong thức ăn. Trong một bữa ăn nên có nhiều món khác nhau để tránh gây ngán và bổ sung cho cơ thể nhiều loại vitamin, khoáng chất khác nhau.
Theo Đào Minh (Thanh Niên)
Ảnh: Shutterstock
Ảnh: Shutterstock