Hàng chục năm qua, gần 100 hộ dân thuộc khu dân cư khối 12 (Thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) sống trong tình trạng phải mua điện, nước với giá cao.
Vòi nước máy của gia đình bà Lương Thị Thu nhiều tháng nay khô khốc vì thiếu nước. Ảnh: Thủy LợiNằm cách ngã tư thị trấn Cầu Giát chưa đầy 1 km, nhưng khu dân cư khối 12 với khoảng 300 nhân khẩu, chưa một lần được sử dụng nguồn nước sạch và nguồn điện theo giá quy định của Nhà nước, bởi họ phải mua qua khâu trung gian.
Ông Nguyễn Xuân Trường, Khối trưởng khối 12 cho biết: những người dân ở đây không được mua điện trực tiếp từ Điện lực Nghệ An với giá quy định mà phải mua điện từ Xí nghiệp Ga Cầu Giát, khiến tiền điện hàng tháng bị đội lên. Theo giá điện nhà nước thì chỉ có 1.800 đồng/KW, nhưng họ phải mua giá 2.200 đồng/KW.
“Gia đình tôi là công nhân đã nghỉ hưu, lương chỉ có hơn 3 triệu đồng/tháng, nhưng có những tháng phải đóng tới 400.000 - 500.000 đồng tiền điện, trong khi nếu được sử dụng điện theo giá nhà nước thì chi phí sẽ giảm một nửa”, ông Trường chia sẻ.
Không chỉ có vậy, cũng theo ông Trường, do hệ thống truyền tải điện đã cũ nên từ nhiều năm nay, các hộ này phải chịu thêm mức hao phí khoảng 20%. Tổng mức hao phí này chia đều cho các hộ chứ Xí nghiệp Ga Cầu Giát không chịu chi phí. Các khoản thu này cũng không có hoá đơn, chứng từ. “Chúng tôi đã kiến nghị nhiều lần rồi, nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện”, ông Trường nói.
Giá điện đã cao, giá nước lại còn cao hơn, do hệ thống nước sạch mà người dân đã góp tiền đầu tư đã không sử dụng được. Bà Lương Thị Thu (58 tuổi), cư dân ở đây cho biết: “Hệ thống đường ống dẫn và đồng hồ đo nước được lắp đặt từ 10 năm trước, với giá khoảng 1 triệu đồng, đến nay gần như chưa được sử dụng, do nước yếu, nên đã rỉ sét, xuống cấp. Vòi cấp nước lúc nào cũng khô khốc, hôm nào có nước thì chỉ nhỏ giọt, chẳng đủ cho sinh hoạt của gia đình”.
Theo bà Thu, mỗi tháng, may mắn lắm gia đình bà cũng chỉ chắt được 1 - 2 khối nước máy. Người dân phải sử dụng nước giếng khoan, một số hộ có điều kiện thì mua nước sạch về dùng, nhưng giá rất cao. Nếu mua ở nhà máy nước thị trấn Cầu Giát chỉ là 5.500 đồng/khối, thì ở dịch vụ cấp nước giá 250.000 đồng/xe (4 khối), cao hơn gấp 10 lần.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Võ Đức Mùi, Chủ tịch UBND TT.Cầu Giát xác nhận tình trạng trên và cho biết đã nhiều lần UBND thị trấn làm việc với điện lực huyện và nhà máy nước, để tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho người dân. Tuy nhiên, phía điện lực cho rằng, để người dân được hưởng giá điện của ngành điện, thì Xí nghiệp Ga Cầu Giát phải bàn giao trạm biến áp và lưới điện cho điện lực quản lý, nhưng đến nay cơ quan này vẫn chưa thực hiện. Còn nước sinh hoạt, theo lãnh đạo Nhà máy nước Quỳnh Lưu, do hệ thống đường ống lắp đặt cao, nguồn nước cấp của nhà máy không đủ áp suất tải lên khu vực này.
"Chúng tôi đã đề nghị hai đơn vị trên tìm cách khắc phục cho dân, nhưng vẫn chưa được giải quyết", ông Mùi nói.
Vòi nước máy của gia đình bà Lương Thị Thu nhiều tháng nay khô khốc vì thiếu nước. Ảnh: Thủy Lợi
Ông Nguyễn Xuân Trường, Khối trưởng khối 12 cho biết: những người dân ở đây không được mua điện trực tiếp từ Điện lực Nghệ An với giá quy định mà phải mua điện từ Xí nghiệp Ga Cầu Giát, khiến tiền điện hàng tháng bị đội lên. Theo giá điện nhà nước thì chỉ có 1.800 đồng/KW, nhưng họ phải mua giá 2.200 đồng/KW.
“Gia đình tôi là công nhân đã nghỉ hưu, lương chỉ có hơn 3 triệu đồng/tháng, nhưng có những tháng phải đóng tới 400.000 - 500.000 đồng tiền điện, trong khi nếu được sử dụng điện theo giá nhà nước thì chi phí sẽ giảm một nửa”, ông Trường chia sẻ.
Không chỉ có vậy, cũng theo ông Trường, do hệ thống truyền tải điện đã cũ nên từ nhiều năm nay, các hộ này phải chịu thêm mức hao phí khoảng 20%. Tổng mức hao phí này chia đều cho các hộ chứ Xí nghiệp Ga Cầu Giát không chịu chi phí. Các khoản thu này cũng không có hoá đơn, chứng từ. “Chúng tôi đã kiến nghị nhiều lần rồi, nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện”, ông Trường nói.
Giá điện đã cao, giá nước lại còn cao hơn, do hệ thống nước sạch mà người dân đã góp tiền đầu tư đã không sử dụng được. Bà Lương Thị Thu (58 tuổi), cư dân ở đây cho biết: “Hệ thống đường ống dẫn và đồng hồ đo nước được lắp đặt từ 10 năm trước, với giá khoảng 1 triệu đồng, đến nay gần như chưa được sử dụng, do nước yếu, nên đã rỉ sét, xuống cấp. Vòi cấp nước lúc nào cũng khô khốc, hôm nào có nước thì chỉ nhỏ giọt, chẳng đủ cho sinh hoạt của gia đình”.
Theo bà Thu, mỗi tháng, may mắn lắm gia đình bà cũng chỉ chắt được 1 - 2 khối nước máy. Người dân phải sử dụng nước giếng khoan, một số hộ có điều kiện thì mua nước sạch về dùng, nhưng giá rất cao. Nếu mua ở nhà máy nước thị trấn Cầu Giát chỉ là 5.500 đồng/khối, thì ở dịch vụ cấp nước giá 250.000 đồng/xe (4 khối), cao hơn gấp 10 lần.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Võ Đức Mùi, Chủ tịch UBND TT.Cầu Giát xác nhận tình trạng trên và cho biết đã nhiều lần UBND thị trấn làm việc với điện lực huyện và nhà máy nước, để tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho người dân. Tuy nhiên, phía điện lực cho rằng, để người dân được hưởng giá điện của ngành điện, thì Xí nghiệp Ga Cầu Giát phải bàn giao trạm biến áp và lưới điện cho điện lực quản lý, nhưng đến nay cơ quan này vẫn chưa thực hiện. Còn nước sinh hoạt, theo lãnh đạo Nhà máy nước Quỳnh Lưu, do hệ thống đường ống lắp đặt cao, nguồn nước cấp của nhà máy không đủ áp suất tải lên khu vực này.
"Chúng tôi đã đề nghị hai đơn vị trên tìm cách khắc phục cho dân, nhưng vẫn chưa được giải quyết", ông Mùi nói.
Theo Thủy Lợi, Khánh Hoan (Thanh Niên)