Nếu công trình Thủy điện Bản Vẽ được xem là dự án có quy mô vào diện lớn nhất Bắc miền Trung thì với 11 nhà máy thủy điện lớn đang vận hành và khoảng 360 nhà máy vừa và nhỏ đang được quy hoạch và xây dựng - khu vực Tây Nguyên là trung tâm thủy điện lớn nhất cả nước. Sau cuộc di dân ồ ạt, công tác định canh, định cư cho người dân tại nhiều điểm TĐC ở 2 nơi này vẫn tồn tại nhiều bất cập chưa được giải quyết.
Những "ốc đảo" không đường, không điện
Công trình Thủy điện Bản Vẽ có công suất 320 MW, điện lượng trung bình 1.051 triệu KWh/năm, tổng mức đầu tư 6.740 tỷ đồng, được khởi công từ năm 2004. Để thực hiện dự án, hơn 3000 hộ dân với hơn 14000 nhân khẩu của 33 bản thuộc 9 xã vùng lòng hồ thủy điện nằm trên địa bàn 2 huyện Tương Dương và Kỳ Sơn đã di dời đến 3 vùng trên địa bàn 3 huyện Thanh Chương, Tương Dương, Kỳ Sơn. Đến nay, nhà máy đã hòa lưới điện nhưng đời sống của bà con ở các điểm TĐC vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Dẫn chúng tôi đến thăm nhà chị Ngân Thị Phong (trú tại bản Cà Moong, một trong những điểm TĐC của Dự án Thủy điện Bản Vẽ, thuộc xã Lượng Minh, huyện Tương Dương), ông trưởng bản Moong Xuân Tình và phó bản Moong Văn Hợi kể đây là một trong 8 gia đình chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt sạt lở đường vào mùa mưa tháng 7 năm ngoái. Lúc đó, có 2 gia đình buộc phải tháo dỡ hoàn toàn đó là nhà ông Cụt Văn May và ông Moong Văn Oanh. Những hộ khác nằm trong diện bị ảnh hưởng và ngày đêm lo lắng. Cả kể chuyện cả quay sang phía mẹ chồng, chị Phong thở dài: "Bà ni nì, năm ngoái khi đất đá ùn xuống, hãi quá nên ngồi khóc. Anh chị ở nhà phía dưới, nghe người ta báo liền chạy lên, về đến nơi thấy bên ni không đi được, bên tê không đi được. Khổ lắm".
Theo tay anh Hợi chỉ, chúng tôi nhìn vào "khe suối tử thần" vốn là nỗi khiếp đảm của người dân Cà Moong gần 1 năm nay. "Khe" này thực chất là vết nứt của núi, dài khoảng 1km, khoét từ đỉnh núi khoét xuống, đến gần nơi cư trú của dân bản thì chia thành 2 nhánh sâu hoắm, tiếp tục chạy xuống khu dân cư ở phía dưới. Đi cùng với đó là đất đá của công trình làm đường bị bỏ dở gần một năm nay tuồn xuống. Ông Tình kể, "từ khi sự cố xảy ra đến nay chưa thấy các cấp chính quyền nói chi, buổi tối chẳng ai dám bước chân ra khỏi nhà vì nếu không cẩn thận sẩy chân xuống 2 cái khe đó thì coi như xong. Những nhà gần khe này đều dọn nhà chuyển đi nơi khác ở hết rồi. Số còn lại, vào mùa mưa bão, vào rừng ở để 'trốn' sạt lở".
Cà Moong có 140 hộ với 667 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Khơ Mú. Đời sống của nhân dân hiện nay rất khó khăn, đường, điện, nước chưa có, không có đất sản xuất (được khoán đất rừng để trông nom nhưng tiền khoán chỉ 150.000 đồng và 5 kg gạo mỗi hộ/tháng, không đủ sống).
"Khe suối tử thần" ám ảnh bà con bản Cà Moong gần một năm nay.
Mặc dù đã có nước sạch, nhưng dân ở bản Xốp Cháo (xã Lượng Minh) vẫn sống trong cảnh tù mù không đường, không điện, không nghề nghiệp, không sóng điện thoại di động. Đây cũng là một thực trạng nhức nhối tại nhiều điểm TĐC thuộc dự án Thuỷ điện Bản Vẽ. Đó là chưa kể nhiều nơi, cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng. Công tác bồi thường chênh lệch giá đất nhiều nơi vẫn chưa xong. Sau 3 năm đến nơi ở mới, sản xuất của các hộ vẫn không phát triển, thu nhập không đủ sống, phải sử dụng cả tiền đền bù, đời sống của các hộ dân đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Khi nói về những bất cập tại các điểm TĐC thuộc dự án Thuỷ điện Bản Vẽ, ông Vi Tân Hợi, Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương cho biết: "Dự án TĐC Thủy điện Bản Vẽ đúng là đang tồn tại nhiều vướng mắc cần giải quyết dứt điểm. Đất sản xuất cho đồng bào TĐC không đáp ứng được yêu cầu. Quỹ đất TĐC không đủ, thậm chí có những nơi không có như bản Kim Hồng (huyện Thanh Chương; làm cho 230 hộ dân tại đây kéo nhau quay về lòng hồ sinh sống, trở thành những người "vô chính phủ"; con cái theo bố mẹ, sự học dang dở.
Việc bồi thường giá đất trong và trên cốt ngập cũng gặp không ít sự phản đối của người dân như bản Xốp Lằm, Chả Coong (huyện Tương Dương)… Bên cạnh đó, chất lượng các công trình xây dựng kém và ngày càng xuống cấp. Chính sách chuyển đổi nghề, phải mất một thời gian nữa mới ngấm vào dân. Còn việc thi công gián đoạn gây nên tình trạng sạt lở, ảnh hưởng tới đời sống của dân bản Cà Moong, UBND huyện cũng đã về khảo sát. Đây là đường cấp phối, chủ đầu tư là UBND tỉnh, đơn vị thi công có tới mấy nhà thầu. Nhưng hiện tại, công trình đó không đủ vốn, chỉ có 11 tỉ đồng, trong khi số vốn dự kiến lên tới 41 tỉ đồng. Do trong quá trình thi công, phát sinh Nghị quyết 11 của Chính phủ, các công trình bị cắt giảm vốn đột ngột nên các nhà thầu tạm ngừng thi công. UBND đang đề xuất thêm 5 tỉ nhưng chưa biết như thế nào. Hiện tại, chính quyền đã vận động người dân di dời. Với 7-8 hộ bị ảnh hưởng trực tiếp, phía UBND huyện đang làm hồ sơ hỗ trợ theo diện di dời khẩn cấp, hi vọng mỗi hộ được 10 triệu đồng".
Đất đá của công trình làm đường bỏ dở tràn xuống, làm ảnh hưởng tới khu dân cư tại bản Cà Moong.
Về phương hướng khắc phục, ông Vi Tân Hợi cho biết thêm: "Sắp tới tỉnh sẽ thành lập đoàn do đồng chí Lê Xuân Đại, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp phụ trách và nắm tình hình, tham mưu, xử lý hậu quả hậu di dân và TĐC Thủy điện Bản Vẽ. Đi cùng với đó là rà soát lại hệ thống chính sách theo quy định của Nhà nước và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân".
Những "ốc đảo" không đường, không điện
Công trình Thủy điện Bản Vẽ có công suất 320 MW, điện lượng trung bình 1.051 triệu KWh/năm, tổng mức đầu tư 6.740 tỷ đồng, được khởi công từ năm 2004. Để thực hiện dự án, hơn 3000 hộ dân với hơn 14000 nhân khẩu của 33 bản thuộc 9 xã vùng lòng hồ thủy điện nằm trên địa bàn 2 huyện Tương Dương và Kỳ Sơn đã di dời đến 3 vùng trên địa bàn 3 huyện Thanh Chương, Tương Dương, Kỳ Sơn. Đến nay, nhà máy đã hòa lưới điện nhưng đời sống của bà con ở các điểm TĐC vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Dẫn chúng tôi đến thăm nhà chị Ngân Thị Phong (trú tại bản Cà Moong, một trong những điểm TĐC của Dự án Thủy điện Bản Vẽ, thuộc xã Lượng Minh, huyện Tương Dương), ông trưởng bản Moong Xuân Tình và phó bản Moong Văn Hợi kể đây là một trong 8 gia đình chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt sạt lở đường vào mùa mưa tháng 7 năm ngoái. Lúc đó, có 2 gia đình buộc phải tháo dỡ hoàn toàn đó là nhà ông Cụt Văn May và ông Moong Văn Oanh. Những hộ khác nằm trong diện bị ảnh hưởng và ngày đêm lo lắng. Cả kể chuyện cả quay sang phía mẹ chồng, chị Phong thở dài: "Bà ni nì, năm ngoái khi đất đá ùn xuống, hãi quá nên ngồi khóc. Anh chị ở nhà phía dưới, nghe người ta báo liền chạy lên, về đến nơi thấy bên ni không đi được, bên tê không đi được. Khổ lắm".
Theo tay anh Hợi chỉ, chúng tôi nhìn vào "khe suối tử thần" vốn là nỗi khiếp đảm của người dân Cà Moong gần 1 năm nay. "Khe" này thực chất là vết nứt của núi, dài khoảng 1km, khoét từ đỉnh núi khoét xuống, đến gần nơi cư trú của dân bản thì chia thành 2 nhánh sâu hoắm, tiếp tục chạy xuống khu dân cư ở phía dưới. Đi cùng với đó là đất đá của công trình làm đường bị bỏ dở gần một năm nay tuồn xuống. Ông Tình kể, "từ khi sự cố xảy ra đến nay chưa thấy các cấp chính quyền nói chi, buổi tối chẳng ai dám bước chân ra khỏi nhà vì nếu không cẩn thận sẩy chân xuống 2 cái khe đó thì coi như xong. Những nhà gần khe này đều dọn nhà chuyển đi nơi khác ở hết rồi. Số còn lại, vào mùa mưa bão, vào rừng ở để 'trốn' sạt lở".
Cà Moong có 140 hộ với 667 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Khơ Mú. Đời sống của nhân dân hiện nay rất khó khăn, đường, điện, nước chưa có, không có đất sản xuất (được khoán đất rừng để trông nom nhưng tiền khoán chỉ 150.000 đồng và 5 kg gạo mỗi hộ/tháng, không đủ sống).
"Khe suối tử thần" ám ảnh bà con bản Cà Moong gần một năm nay.
Mặc dù đã có nước sạch, nhưng dân ở bản Xốp Cháo (xã Lượng Minh) vẫn sống trong cảnh tù mù không đường, không điện, không nghề nghiệp, không sóng điện thoại di động. Đây cũng là một thực trạng nhức nhối tại nhiều điểm TĐC thuộc dự án Thuỷ điện Bản Vẽ. Đó là chưa kể nhiều nơi, cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng. Công tác bồi thường chênh lệch giá đất nhiều nơi vẫn chưa xong. Sau 3 năm đến nơi ở mới, sản xuất của các hộ vẫn không phát triển, thu nhập không đủ sống, phải sử dụng cả tiền đền bù, đời sống của các hộ dân đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Khi nói về những bất cập tại các điểm TĐC thuộc dự án Thuỷ điện Bản Vẽ, ông Vi Tân Hợi, Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương cho biết: "Dự án TĐC Thủy điện Bản Vẽ đúng là đang tồn tại nhiều vướng mắc cần giải quyết dứt điểm. Đất sản xuất cho đồng bào TĐC không đáp ứng được yêu cầu. Quỹ đất TĐC không đủ, thậm chí có những nơi không có như bản Kim Hồng (huyện Thanh Chương; làm cho 230 hộ dân tại đây kéo nhau quay về lòng hồ sinh sống, trở thành những người "vô chính phủ"; con cái theo bố mẹ, sự học dang dở.
Việc bồi thường giá đất trong và trên cốt ngập cũng gặp không ít sự phản đối của người dân như bản Xốp Lằm, Chả Coong (huyện Tương Dương)… Bên cạnh đó, chất lượng các công trình xây dựng kém và ngày càng xuống cấp. Chính sách chuyển đổi nghề, phải mất một thời gian nữa mới ngấm vào dân. Còn việc thi công gián đoạn gây nên tình trạng sạt lở, ảnh hưởng tới đời sống của dân bản Cà Moong, UBND huyện cũng đã về khảo sát. Đây là đường cấp phối, chủ đầu tư là UBND tỉnh, đơn vị thi công có tới mấy nhà thầu. Nhưng hiện tại, công trình đó không đủ vốn, chỉ có 11 tỉ đồng, trong khi số vốn dự kiến lên tới 41 tỉ đồng. Do trong quá trình thi công, phát sinh Nghị quyết 11 của Chính phủ, các công trình bị cắt giảm vốn đột ngột nên các nhà thầu tạm ngừng thi công. UBND đang đề xuất thêm 5 tỉ nhưng chưa biết như thế nào. Hiện tại, chính quyền đã vận động người dân di dời. Với 7-8 hộ bị ảnh hưởng trực tiếp, phía UBND huyện đang làm hồ sơ hỗ trợ theo diện di dời khẩn cấp, hi vọng mỗi hộ được 10 triệu đồng".
Đất đá của công trình làm đường bỏ dở tràn xuống, làm ảnh hưởng tới khu dân cư tại bản Cà Moong.
Về phương hướng khắc phục, ông Vi Tân Hợi cho biết thêm: "Sắp tới tỉnh sẽ thành lập đoàn do đồng chí Lê Xuân Đại, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp phụ trách và nắm tình hình, tham mưu, xử lý hậu quả hậu di dân và TĐC Thủy điện Bản Vẽ. Đi cùng với đó là rà soát lại hệ thống chính sách theo quy định của Nhà nước và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân".
Theo CAND.