Đợt nắng nóng kéo dài, với nền nhiệt vào buổi trưa lên tới 38-40 độ C đang khiến sinh hoạt của người dân Xứ Nghệ bị đảo lộn.
Nắng nóng, gió Lào cứ thổi suốt ngày đêm, như muốn thiêu đốt vùng đất xứ Nghệ. Để chống chọi với cái nắng gay gắt, mỗi khi ra đường, mọi người phải vận quần áo, khẩu trang và các phụ kiện khác kín mít khắp người.
Đang là mùa thu hoạch lúa, tại nhiều nơi, bà con nông dân phải ra đồng từ rất sớm, thậm chí còn thắp điện ngoài ruộng để gặt lúa vào ban đêm.
Trời nóng bức đang là "cơn ác mộng" với không ít người, đặc biệt là những người lao động thường xuyên phải làm việc ngoài trời. Những người lao động tay chân hoặc làm công việc đặc thù phải đương đầu với cái nắng “cháy da, cháy thịt”. Dọc những con đường có nhiều cây xanh, công viên, người lao động tìm đến chọn làm nơi dừng chân, nghỉ mát.
Sông Lam cạn kiệt
Câu hát của người xứ Nghệ “Nước sông Lam biết khi mô cho cạn” có vẻ như đã có đáp án!
Dưới chân cầu Rộ (Thanh Chương) chỉ còn là những dòng nước nhỏ, người dân có thể lội qua.
Hàng chục hộ dân chài đang sống lay lắt do mực nước sông cạn kiệt.
Người dân lội bộ ra giữa sông để bắt hến.
Nắng nóng cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhi đến khám và điều trị tại các bệnh viện tăng đột biến.
Bác sĩ Trần Văn Cương, Phó giám đốc Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cho biết, trong nhiều ngày qua, số trẻ nhỏ đến khám và nhập viện tăng nhanh. Chỉ trong 2 ngày qua, số bệnh nhi đến khám và điều trị tăng từ 30 - 40% so với ngày thường.
“Chủ yếu số trẻ em nhập viện là do mắc một số bệnh thường gặp vào dịp nắng nóng như bệnh liên quan đến đường hô hấp, đường tiêu hóa, tay chân miệng…”, bác sĩ Cương nói.
Dưới đây là những hình ảnh PV vừa chụp tại chảo “chảo lửa” Xứ Nghệ.
Nắng nóng, gió Lào cứ thổi suốt ngày đêm, như muốn thiêu đốt vùng đất xứ Nghệ. Để chống chọi với cái nắng gay gắt, mỗi khi ra đường, mọi người phải vận quần áo, khẩu trang và các phụ kiện khác kín mít khắp người.
Đang là mùa thu hoạch lúa, tại nhiều nơi, bà con nông dân phải ra đồng từ rất sớm, thậm chí còn thắp điện ngoài ruộng để gặt lúa vào ban đêm.
Trời nóng bức đang là "cơn ác mộng" với không ít người, đặc biệt là những người lao động thường xuyên phải làm việc ngoài trời. Những người lao động tay chân hoặc làm công việc đặc thù phải đương đầu với cái nắng “cháy da, cháy thịt”. Dọc những con đường có nhiều cây xanh, công viên, người lao động tìm đến chọn làm nơi dừng chân, nghỉ mát.

Sông Lam cạn kiệt

Câu hát của người xứ Nghệ “Nước sông Lam biết khi mô cho cạn” có vẻ như đã có đáp án!

Dưới chân cầu Rộ (Thanh Chương) chỉ còn là những dòng nước nhỏ, người dân có thể lội qua.

Hàng chục hộ dân chài đang sống lay lắt do mực nước sông cạn kiệt.

Người dân lội bộ ra giữa sông để bắt hến.
Nắng nóng cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhi đến khám và điều trị tại các bệnh viện tăng đột biến.
Bác sĩ Trần Văn Cương, Phó giám đốc Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cho biết, trong nhiều ngày qua, số trẻ nhỏ đến khám và nhập viện tăng nhanh. Chỉ trong 2 ngày qua, số bệnh nhi đến khám và điều trị tăng từ 30 - 40% so với ngày thường.
“Chủ yếu số trẻ em nhập viện là do mắc một số bệnh thường gặp vào dịp nắng nóng như bệnh liên quan đến đường hô hấp, đường tiêu hóa, tay chân miệng…”, bác sĩ Cương nói.
Dưới đây là những hình ảnh PV vừa chụp tại chảo “chảo lửa” Xứ Nghệ.

Nhiệt độ ngoài trời vào buổi trưa lên tới 39-40 độ C - Ảnh: Phạm Đức
Tìm bóng cây trốn nắng - Ảnh: Phạm Đức

Tìm bóng cây trốn nắng - Ảnh: Phạm Đức
HMO TH