Dọc đường đi, các bạn có thể chiêm ngưỡng hình ảnh miền quê Nghệ An còn hoang sơ với những tán rừng hùng vĩ, khói bếp lảng bảng trong chiều tà của những bản làng cheo leo trên đồi.
Chúng tôi xuất phát từ huyện Diễn Châu (Nghệ An) từ sớm để tránh cái nóng của gió Lào, quãng đường đi dài hơn 200km, điểm dừng cuối cùng là tại huyện Mường Xén (Kỳ Sơn).
Kỳ Sơn có đường biên giới với nước bạn Lào dài 192km; ba hướng Bắc, Tây và Nam giáp 3 tỉnh: Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Pôlykhămxay và 5 huyện của Lào. Phía đông giáp với huyện Tương Dương.
Mường Xén là huyện lị cuối cùng trên quốc lộ 7A, cách cửa khẩu Nậm Cắn 20km. Nơi đây chỉ có người Thái, người Mông, người Khơ Mú sinh sống với mật độ khoảng 32 người/km2.
Đường đi quanh co bên mạn sườn núi, càng lên cao đường đi càng hiểm trở với đèo dốc uốn lượn như một dải lụa. Một bên là núi cao, một bên là vực sâu, sông suối tạo nên vẻ kì vĩ cho cung đường. Các bạn nên chạy xe chậm và cẩn thận vì nhiều đoạn cua gấp khúc và còn có gia súc người dân chăn thả tự do trên đường.
Đường vô xứ Nghệ loanh quanh – Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Người dân nơi đây hầu hết ở nhà sàn, những ngôi nhà sàn mộc mạc nằm ven sườn đồi vừa mát mẻ vừa giúp tránh rắn rết, thú dữ. Người dân tộc trong các bản vẫn sinh hoạt theo hướng “tự cung, tự cấp”, họ chỉ xuống thị trấn buôn bán, trao đổi hàng hóa cần thiết vào những phiên chợ lớn.
Những quán cơm lợp mái cọ nhằm tránh nắng nóng gay gắt của buổi trưa.Bạn có thể dừng chân ăn trưa tại thị trấn Hòa Bình (Tương Dương) để thưởng thức đặc sản cơm lam, rau rừng, cá suối với giá cả phải chăng. Dọc quốc lộ 7 đến địa phận xã Tam Đình ( Tương Dương), hãy dừng lại 30 phút để chiêm ngưỡng rừng săng lẻ tuyệt đẹp thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An.
Cây săng lẻ thay màu, đổi lá và toả bóng mát quanh năm, hoa màu tím thường nở vào mùa hè nên nếu tham quan đúng dịp này sẽ thấy một thung lũng rực trời hoa tím.
Dừng chân tại Mường Xén, sửa soạn lại hành lý và tìm chỗ nghỉ thì trời cũng dần chuyển tối. Không khí lạnh cùng sương mù xuống nhiều khiến nhiệt độ buổi tối tại đây giảm nhanh.
Buổi đêm tại đây rất yên tĩnh và thanh bình, chỉ có tiếng dế, tiếng côn trùng của núi rừng, không khí trong lành, hơi lạnh lạnh đúng như tên gọi “Sa Pa của miền Trung”.
Hoàng hôn buông xuống tại cửa khẩu Nậm CắnTừ Mường Xén lên cửa khẩu Nậm Cắn dài khoảng 20km nhưng phải mất khoảng 1 giờ mới tới nơi bởi đường đi quanh co, hiếm trở. Nếu đến đây vào ngày 14 hoặc 29 dương lịch, bạn có thể tham gia chợ phiên Đỉnh Đam thuộc xã Noọng Hét, tỉnh Xiêng Khoảng nước bạn Lào.
Chợ có đầy đủ các loại hàng hóa và rất nhiều nghi lễ, phong cách ẩm thực hết sức độc đáo. Ngoài các hoạt động mua bán,trao đổi, người dân còn xem phiên chợ như ngày hội, nơi giao lưu bạn bè để tình anh em hai nước càng thêm bền chặt.
Chúng tôi xuất phát từ huyện Diễn Châu (Nghệ An) từ sớm để tránh cái nóng của gió Lào, quãng đường đi dài hơn 200km, điểm dừng cuối cùng là tại huyện Mường Xén (Kỳ Sơn).
Kỳ Sơn có đường biên giới với nước bạn Lào dài 192km; ba hướng Bắc, Tây và Nam giáp 3 tỉnh: Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Pôlykhămxay và 5 huyện của Lào. Phía đông giáp với huyện Tương Dương.
Mường Xén là huyện lị cuối cùng trên quốc lộ 7A, cách cửa khẩu Nậm Cắn 20km. Nơi đây chỉ có người Thái, người Mông, người Khơ Mú sinh sống với mật độ khoảng 32 người/km2.
Đường đi quanh co bên mạn sườn núi, càng lên cao đường đi càng hiểm trở với đèo dốc uốn lượn như một dải lụa. Một bên là núi cao, một bên là vực sâu, sông suối tạo nên vẻ kì vĩ cho cung đường. Các bạn nên chạy xe chậm và cẩn thận vì nhiều đoạn cua gấp khúc và còn có gia súc người dân chăn thả tự do trên đường.
Đường vô xứ Nghệ loanh quanh – Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Người dân nơi đây hầu hết ở nhà sàn, những ngôi nhà sàn mộc mạc nằm ven sườn đồi vừa mát mẻ vừa giúp tránh rắn rết, thú dữ. Người dân tộc trong các bản vẫn sinh hoạt theo hướng “tự cung, tự cấp”, họ chỉ xuống thị trấn buôn bán, trao đổi hàng hóa cần thiết vào những phiên chợ lớn.
Những quán cơm lợp mái cọ nhằm tránh nắng nóng gay gắt của buổi trưa.
Cây săng lẻ thay màu, đổi lá và toả bóng mát quanh năm, hoa màu tím thường nở vào mùa hè nên nếu tham quan đúng dịp này sẽ thấy một thung lũng rực trời hoa tím.
Dừng chân tại Mường Xén, sửa soạn lại hành lý và tìm chỗ nghỉ thì trời cũng dần chuyển tối. Không khí lạnh cùng sương mù xuống nhiều khiến nhiệt độ buổi tối tại đây giảm nhanh.
Buổi đêm tại đây rất yên tĩnh và thanh bình, chỉ có tiếng dế, tiếng côn trùng của núi rừng, không khí trong lành, hơi lạnh lạnh đúng như tên gọi “Sa Pa của miền Trung”.
Hoàng hôn buông xuống tại cửa khẩu Nậm Cắn
Chợ có đầy đủ các loại hàng hóa và rất nhiều nghi lễ, phong cách ẩm thực hết sức độc đáo. Ngoài các hoạt động mua bán,trao đổi, người dân còn xem phiên chợ như ngày hội, nơi giao lưu bạn bè để tình anh em hai nước càng thêm bền chặt.
Theo Báo Xây Dựng