Ở xã biên giới Tri Lễ (Quế Phong) từng có 4 doanh nghiệp được cấp phép khai thác quặng sắt gồm Công ty TNHH Xây lắp tổng hợp miền Trung; Công ty CP Lâm Lệ Phong; Công ty CP đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn 171 và Công ty TNHH Ngọc Sáng. Hiện tại, cả 4 doanh nghiệp này, giấy phép đều đã hết hạn và ngừng hoạt động từ năm 2014 - 2016. Vậy nhưng họ không thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật. Và những “di sản” mà họ để lại đang gây ra những hệ lụy cho xã Tri Lễ và huyện Quế Phong.
Phóng viên Báo Nghệ An đã thực tế hiện trường một số điểm khai thác và khu vực sàng tuyển, bãi xả thải trên địa bàn xã Tri Lễ để phản ánh thực trạng này.
Đi trên Quốc lộ 16 để đến với xã biên giới Tri Lễ, sẽ bắt gặp những quả núi lở loác vì bị các doanh nghiệp khai thác quặng sắt. Ảnh: Nhật Lân
Không ít bãi hoang, đầy những hầm hố lỗ chỗ là nơi các doanh nghiệp khai thác quặng sắt dùng làm bãi đặt thiết bị sàng tuyển quặng sắt. Trong ảnh là khu vực sàng tuyển quặng sắt của Công ty TNHH Ngọc Sáng. Ảnh: Nhật Lân
Khu vực khai thác quặng thiếc của Công ty TNHH Ngọc Sáng nằm ngay trên bản Piêng Lôm. Bởi bị đào xới tan hoang, tại nhiều mái núi xuất hiện những chiếc ao nhân tạo... Ảnh: Tuấn Đường
... và những hầm, hố sâu như những chiếc bẫy người và gia súc. Ảnh: Tuấn Đường
Khu vực khai thác quặng sắt hiện nay là vậy. Còn vào các bãi sàng tuyển quặng sắt của các doanh nghiệp khai thác quặng sắt, đầy những hầm hố, bãi thải lớn ô nhiễm môi trường. Trong ảnh là một bãi thải bùn của Công ty TNHH Ngọc Sáng. Ảnh: Nhật Lân
Bùn thải từ quặng sắt có màu đen xám, có mùi hắc rất khó chịu. Ảnh: Nhật Lân
Bãi thải của Công ty TNHH Ngọc Sáng, khoảng tháng 9 - 10/2016, là nơi người dân địa phương mót quặng thiếc, gây ra những điều tiếng không hay. Trong ảnh là một hố mót thiếc của dân. Ảnh: Nhật Lân
Tại khu vực này, còn khá nhiều quặng sắt chưa được doanh nghiệp xay nghiền, sàng tuyển. Ảnh: Nhật Lân
Hệ thống máy móc thiết bị xay nghiền, sàng tuyển quặng sắt trở thành đống kim loại hoen gỉ. Ảnh: Nhật Lân
Công ty TNHH Ngọc Sáng còn bỏ lại ở đây những chiếc xe tải khủng hư hỏng. Ảnh: Nhật Lân
Khu vực sàng tuyển của Công ty TNHH Xây lắp tổng hợp miền Trung cách trụ sở xã Tri Lễ một đoạn ngắn. Và hiện trạng cũng là một bãi hoang tàn. Ảnh: Nhật Lân
Hệ thống sàng tuyển sắt của Công ty TNHH Xây lắp tổng hợp miền Trung khá đồ sộ, nhưng đã trở thành những đống kim loại gỉ sét. Ảnh: Nhật Lân
Ở đây, quặng sắt còn khá nhiều trên các sân bãi. Ảnh: Nhật Lân
Một chiếc hồ chứa nước thải, bùn thải của Công ty TNHH Xây lắp tổng hợp miền Trung. Ảnh: Nhật Lân
Có nhiều hệ lụy đã xảy ra với địa phương Tri Lễ và huyện Quế Phong từ "di sản" các doanh nghiệp khai thác sắt để lại. Mưa lũ xô đất cát trên núi xuống thôn bản, nhà dân; các hồ chứa thải có nguy cơ đổ vỡ kéo theo nước, bùn thải xuống sông hồ, gây ô nhiễm môi trường. Chưa hết, đã từng xẩy ra tình trạng người dân vào khu vực sàng tuyển sắt của Công ty TNHH Ngọc Sáng để mót quặng thiếc. Để ngăn ngừa những hệ lụy có thể xẩy ra, huyện Quế Phong và xã Tri Lễ đã phải tổ chức các đoàn công tác vận động người dân không khai thác khoáng sản trái phép. Trong ảnh là chiếc băng rôn khuyến cáo người dân không khai thác khoáng sản dưới bất kỳ hình thức nào tại khu vực sàng tuyển sắt của Công ty TNHH Ngọc Sáng. Ảnh: Nhật Lân
Phóng viên Báo Nghệ An đã thực tế hiện trường một số điểm khai thác và khu vực sàng tuyển, bãi xả thải trên địa bàn xã Tri Lễ để phản ánh thực trạng này.
Đi trên Quốc lộ 16 để đến với xã biên giới Tri Lễ, sẽ bắt gặp những quả núi lở loác vì bị các doanh nghiệp khai thác quặng sắt. Ảnh: Nhật Lân
Không ít bãi hoang, đầy những hầm hố lỗ chỗ là nơi các doanh nghiệp khai thác quặng sắt dùng làm bãi đặt thiết bị sàng tuyển quặng sắt. Trong ảnh là khu vực sàng tuyển quặng sắt của Công ty TNHH Ngọc Sáng. Ảnh: Nhật Lân
Khu vực khai thác quặng thiếc của Công ty TNHH Ngọc Sáng nằm ngay trên bản Piêng Lôm. Bởi bị đào xới tan hoang, tại nhiều mái núi xuất hiện những chiếc ao nhân tạo... Ảnh: Tuấn Đường
... và những hầm, hố sâu như những chiếc bẫy người và gia súc. Ảnh: Tuấn Đường
Khu vực khai thác quặng sắt hiện nay là vậy. Còn vào các bãi sàng tuyển quặng sắt của các doanh nghiệp khai thác quặng sắt, đầy những hầm hố, bãi thải lớn ô nhiễm môi trường. Trong ảnh là một bãi thải bùn của Công ty TNHH Ngọc Sáng. Ảnh: Nhật Lân
Bùn thải từ quặng sắt có màu đen xám, có mùi hắc rất khó chịu. Ảnh: Nhật Lân
Bãi thải của Công ty TNHH Ngọc Sáng, khoảng tháng 9 - 10/2016, là nơi người dân địa phương mót quặng thiếc, gây ra những điều tiếng không hay. Trong ảnh là một hố mót thiếc của dân. Ảnh: Nhật Lân
Tại khu vực này, còn khá nhiều quặng sắt chưa được doanh nghiệp xay nghiền, sàng tuyển. Ảnh: Nhật Lân
Hệ thống máy móc thiết bị xay nghiền, sàng tuyển quặng sắt trở thành đống kim loại hoen gỉ. Ảnh: Nhật Lân
Công ty TNHH Ngọc Sáng còn bỏ lại ở đây những chiếc xe tải khủng hư hỏng. Ảnh: Nhật Lân
Khu vực sàng tuyển của Công ty TNHH Xây lắp tổng hợp miền Trung cách trụ sở xã Tri Lễ một đoạn ngắn. Và hiện trạng cũng là một bãi hoang tàn. Ảnh: Nhật Lân
Hệ thống sàng tuyển sắt của Công ty TNHH Xây lắp tổng hợp miền Trung khá đồ sộ, nhưng đã trở thành những đống kim loại gỉ sét. Ảnh: Nhật Lân
Ở đây, quặng sắt còn khá nhiều trên các sân bãi. Ảnh: Nhật Lân
Một chiếc hồ chứa nước thải, bùn thải của Công ty TNHH Xây lắp tổng hợp miền Trung. Ảnh: Nhật Lân
Có nhiều hệ lụy đã xảy ra với địa phương Tri Lễ và huyện Quế Phong từ "di sản" các doanh nghiệp khai thác sắt để lại. Mưa lũ xô đất cát trên núi xuống thôn bản, nhà dân; các hồ chứa thải có nguy cơ đổ vỡ kéo theo nước, bùn thải xuống sông hồ, gây ô nhiễm môi trường. Chưa hết, đã từng xẩy ra tình trạng người dân vào khu vực sàng tuyển sắt của Công ty TNHH Ngọc Sáng để mót quặng thiếc. Để ngăn ngừa những hệ lụy có thể xẩy ra, huyện Quế Phong và xã Tri Lễ đã phải tổ chức các đoàn công tác vận động người dân không khai thác khoáng sản trái phép. Trong ảnh là chiếc băng rôn khuyến cáo người dân không khai thác khoáng sản dưới bất kỳ hình thức nào tại khu vực sàng tuyển sắt của Công ty TNHH Ngọc Sáng. Ảnh: Nhật Lân
Theo Báo Nghệ An