Đến đầu năm 2017, Nghệ An đã có 152 xã trên tổng số 431 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Với địa bàn rộng, kinh tế -xã hội còn gặp nhiều khó khăn , đặc biệt là khu vực miền Tây, nhưng những năm qua, phong trào xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An đã dành được những kết quả tích cực, với 35% số xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới. Phóng viên phỏng vấn ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An về nội dung này.
PV: Xin ông cho biết, kết quả trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An?
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu: Phong trào xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến nay đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn Nghệ An, đời sống của nhân dân được nâng cao, kể cả vật chất và tinh thần. Đến đầu năm 2017, Nghệ An đã có 152 xã trên tổng số 431 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 35% số xã đạt chuẩn nông thôn mới-một tỷ lệ khá cao).
Không những về số lượng, mà chất lượng xây dựng nông thôn mới cũng được quan tâm chỉ đạo, nhân dân phấn khởi, tạo được không khí đồng tình trong xây dựng nông thôn mới.
PV: Đích đến cuối cùng của phong trào xây dựng nông thôn mới là nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Tiêu chí này đã được Nghệ An thực hiện như thế nào, thưa ông?
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu: Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới thì có tiêu chí thứ 10 về nâng cao thu nhập cho người dân. Từ tiêu chí này đặt ra, chúng tôi đã đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời đưa ra các mô hình sản xuất có chất lượng và có hiệu quả kinh tế cao. Trong đó chú trọng việc sản xuất có liên kết bền vững theo chuỗi sản phẩm để vừa có giá trị kinh tế cao vừa đạt tiêu chuẩn bền vững.
Chúng tôi đã đưa các doanh nghiệp lớn, phối hợp với các nhà khoa học, người dân, kết hợp với sự quản lý nhà nước để tạo thành một chuỗi sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng để nâng cao thu nhập cho người dân.
Những giải pháp được đưa ra là xây dựng các trang trại, gia trại và cánh đồng lớn để có điều kiện đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao năng suất, tạo sản phẩm an toàn, qua đó nâng cao thu nhập cho người dân.
PV: Miền Tây Nghệ An vẫn là vùng khó khăn. Vậy, trong xây dựng nông thôn mới, tỉnh Nghệ An có hướng tiếp cận gì mới, theo hướng ưu tiên cho vùng này?
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu: Miền Tây Nghệ An chiếm diện tích rất lớn (khoảng 78% diện tích toàn tỉnh) và hơn 1 triệu ha rừng. Đây cũng là vùng khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới, nhưng dư địa, tiềm năng phát triển kinh tế miền Tây thì lớn. Cho nên trong thời gian qua, Nghệ An đã tập trung khai thác tiềm năng của miền Tây như trồng rừng, bảo vệ rừng, tạo điều kiện cho các nhà máy vào, với những vùng nguyên liệu rất tốt như mía đường, sắn, chanh leo, chế biến gỗ MDF.
Đây là lợi thế để tạo công ăn việc làm và tiêu thụ giúp người dân các sản phẩm từ rừng. Tuy nhiên, xây dựng nông thôn mới ở miền Tây có những khó khăn riêng. Hiện nay các xã miền Tây đạt chuẩn nông thôn mới chưa nhiều, nên chúng tôi tập trung nguồn lực, đặc biệt là tổ chức lại sản xuất, để nâng thêm thu nhập cho người dân.
Tiếp cận xây dựng nông thôn mới miền Tây ở tầm nhỏ hơn, theo hướng xây dựng thôn, bản nông thôn mới. Từ đó, từng bước nâng lên xây dựng xã nông thôn mới, với cách làm khả quan hơn.
PV: Xin cảm ơn ông.
PV: Xin ông cho biết, kết quả trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An?
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu: Phong trào xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến nay đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn Nghệ An, đời sống của nhân dân được nâng cao, kể cả vật chất và tinh thần. Đến đầu năm 2017, Nghệ An đã có 152 xã trên tổng số 431 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 35% số xã đạt chuẩn nông thôn mới-một tỷ lệ khá cao).
Không những về số lượng, mà chất lượng xây dựng nông thôn mới cũng được quan tâm chỉ đạo, nhân dân phấn khởi, tạo được không khí đồng tình trong xây dựng nông thôn mới.
PV: Đích đến cuối cùng của phong trào xây dựng nông thôn mới là nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Tiêu chí này đã được Nghệ An thực hiện như thế nào, thưa ông?
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu: Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới thì có tiêu chí thứ 10 về nâng cao thu nhập cho người dân. Từ tiêu chí này đặt ra, chúng tôi đã đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời đưa ra các mô hình sản xuất có chất lượng và có hiệu quả kinh tế cao. Trong đó chú trọng việc sản xuất có liên kết bền vững theo chuỗi sản phẩm để vừa có giá trị kinh tế cao vừa đạt tiêu chuẩn bền vững.
Chúng tôi đã đưa các doanh nghiệp lớn, phối hợp với các nhà khoa học, người dân, kết hợp với sự quản lý nhà nước để tạo thành một chuỗi sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng để nâng cao thu nhập cho người dân.
Những giải pháp được đưa ra là xây dựng các trang trại, gia trại và cánh đồng lớn để có điều kiện đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao năng suất, tạo sản phẩm an toàn, qua đó nâng cao thu nhập cho người dân.
PV: Miền Tây Nghệ An vẫn là vùng khó khăn. Vậy, trong xây dựng nông thôn mới, tỉnh Nghệ An có hướng tiếp cận gì mới, theo hướng ưu tiên cho vùng này?
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu: Miền Tây Nghệ An chiếm diện tích rất lớn (khoảng 78% diện tích toàn tỉnh) và hơn 1 triệu ha rừng. Đây cũng là vùng khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới, nhưng dư địa, tiềm năng phát triển kinh tế miền Tây thì lớn. Cho nên trong thời gian qua, Nghệ An đã tập trung khai thác tiềm năng của miền Tây như trồng rừng, bảo vệ rừng, tạo điều kiện cho các nhà máy vào, với những vùng nguyên liệu rất tốt như mía đường, sắn, chanh leo, chế biến gỗ MDF.
Đây là lợi thế để tạo công ăn việc làm và tiêu thụ giúp người dân các sản phẩm từ rừng. Tuy nhiên, xây dựng nông thôn mới ở miền Tây có những khó khăn riêng. Hiện nay các xã miền Tây đạt chuẩn nông thôn mới chưa nhiều, nên chúng tôi tập trung nguồn lực, đặc biệt là tổ chức lại sản xuất, để nâng thêm thu nhập cho người dân.
Tiếp cận xây dựng nông thôn mới miền Tây ở tầm nhỏ hơn, theo hướng xây dựng thôn, bản nông thôn mới. Từ đó, từng bước nâng lên xây dựng xã nông thôn mới, với cách làm khả quan hơn.
PV: Xin cảm ơn ông.
Theo VOV