Các trường THPT dân lập ở Nghệ An đang đứng trước nguy cơ đóng cửa, khiến hàng trăm giáo viên có thể thất nghiệp vì không tuyển được học sinh.
Trường THPT DL Nguyễn Trãi (TP.Vinh) chỉ tuyển được hơn 50 HS - Ảnh: K.Hoan
Khoảng 10 năm trước, sự ra đời của các trường THPT dân lập (THPTDL) được xem như cơ hội giảm tải cho ngành giáo dục Nghệ An. Nhưng năm học 2014 - 2015, trong số 20 trường THPTDL ở tỉnh này, có 4 trường tuyển tạm đủ chỉ tiêu, còn lại mỗi trường chỉ có một vài lớp, nhiều trường chỉ tuyển được dăm bảy trò, chuẩn bị đóng cửa.
Ra đời năm 1996, Trường THPTDL Đô Lương 1 (huyện Đô Lương) thời 'hoàng kim' có 24 lớp với gần 1.300 học sinh và 55 cán bộ, giáo viên, nhân viên, ông Nguyễn Danh Thuận, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Từ năm 2010, số học sinh tốt nghiệp THCS bắt đầu giảm, số hồ sơ đăng ký vào trường cũng giảm rõ rệt. Năm ngoái, Sở GD-ĐT Nghệ An duyệt chỉ tiêu 3 lớp nhưng trường chỉ tuyển được 27 em vào lớp 10. Năm nay, chỉ tiêu tăng thêm 1 lớp, ban đầu có 11 hồ sơ đăng ký nhưng cuối cùng chỉ có 4 em đi học nên trường phải trả hồ sơ cho các em nộp vào trường khác vì không thể dạy chỉ 4 học sinh.
“Hiện trường chỉ còn 3 lớp với 81 học sinh; 13 giáo viên, 3 nhân viên, số còn lại đã phải bỏ nghề. Rất thương cho anh em đã bám trường hơn chục năm, nay mất việc phải về nuôi gà, đi tiếp thị kiếm sống. Trường sẽ sớm giải thể và tương lai của số giáo viên, nhân viên còn lại cũng chưa biết sẽ ra sao”, ông Thuận buồn bã nói.
Dù khá hơn trong việc tuyển sinh nhưng Trường THPTDL Bắc Quỳnh Lưu (thị xã Hoàng Mai) cũng đứng trước nguy cơ giải tán. Năm ngoái, trường này tuyển được 250 học sinh lớp 10 nhưng năm nay, chỉ tuyển được hơn 100 em dù giáo viên phải đến từng nhà học sinh để vận động.
Ông Võ Ngọc Lân, Phó phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD-ĐT Nghệ An) cho biết, Trường THPTDL Trần Đình Phong (huyện Yên Thành) từng thu hút rất nhiều học sinh nhưng năm ngoái chỉ tuyển được hơn 30 em, năm nay, dù đã qua ngày chốt danh sách nhưng trường này vẫn chưa gửi danh sách học sinh để Sở duyệt. Tại TP.Vinh cũng có 3/4 trường THPTDL năm nay chỉ tuyển được khoảng 50 học sinh.
Nguyên nhân, theo ông Lân, là do số học sinh thi vào lớp 10 giảm quá nhiều. Thêm vào đó, chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2014 - 2015 của hơn 100 trường công lập trên địa bàn đã lên tới 28.040 em. Vì thế, 20 trường THPTDL và 21 trung tâm giáo dục thường xuyên phải cạnh tranh trong việc tuyển sinh khoảng 4.000 HS còn lại.
Ở môt góc độ khác, ông Phạm Hồng Nhân, Hiệu trưởng Trường THPTDL Bắc Quỳnh Lưu, cho biết ở các xã ven biển của thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu, nhiều phụ huynh nói sẽ cho con em đi biển sau khi học xong lớp 9 để có thu nhập cao, trong khi con em nếu học lên cấp 3, đại học cũng không xin được việc làm.
Trường THCS bị tố ép học sinh học nghề
Một phụ huynh có con học lớp 9C Trường THCS Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai) cho biết, trước khi tốt nghiệp THCS, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm đã thông báo cho những em có học lực trung bình trở xuống không được đăng ký dự thi lên lớp 10 mà đi học nghề.
Theo tìm hiểu của PV, trường này năm nay có 42 học sinh lớp 9 không thi vào lớp 10. Ông Đinh Xuân Thắm, Hiệu trưởng trường này thừa nhận, thực hiện chủ trương “phân luồng” học sinh , trường đã phối hợp với trường dạy nghề của huyện tư vấn cho học sinh học lực từ trung bình trở xuống đi học nghề nhưng không ép buộc mà chỉ “vận động” các em học nghề thay cho việc thi vào lớp 10.
Trường THPT DL Nguyễn Trãi (TP.Vinh) chỉ tuyển được hơn 50 HS - Ảnh: K.Hoan
Khoảng 10 năm trước, sự ra đời của các trường THPT dân lập (THPTDL) được xem như cơ hội giảm tải cho ngành giáo dục Nghệ An. Nhưng năm học 2014 - 2015, trong số 20 trường THPTDL ở tỉnh này, có 4 trường tuyển tạm đủ chỉ tiêu, còn lại mỗi trường chỉ có một vài lớp, nhiều trường chỉ tuyển được dăm bảy trò, chuẩn bị đóng cửa.
Ra đời năm 1996, Trường THPTDL Đô Lương 1 (huyện Đô Lương) thời 'hoàng kim' có 24 lớp với gần 1.300 học sinh và 55 cán bộ, giáo viên, nhân viên, ông Nguyễn Danh Thuận, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Từ năm 2010, số học sinh tốt nghiệp THCS bắt đầu giảm, số hồ sơ đăng ký vào trường cũng giảm rõ rệt. Năm ngoái, Sở GD-ĐT Nghệ An duyệt chỉ tiêu 3 lớp nhưng trường chỉ tuyển được 27 em vào lớp 10. Năm nay, chỉ tiêu tăng thêm 1 lớp, ban đầu có 11 hồ sơ đăng ký nhưng cuối cùng chỉ có 4 em đi học nên trường phải trả hồ sơ cho các em nộp vào trường khác vì không thể dạy chỉ 4 học sinh.
“Hiện trường chỉ còn 3 lớp với 81 học sinh; 13 giáo viên, 3 nhân viên, số còn lại đã phải bỏ nghề. Rất thương cho anh em đã bám trường hơn chục năm, nay mất việc phải về nuôi gà, đi tiếp thị kiếm sống. Trường sẽ sớm giải thể và tương lai của số giáo viên, nhân viên còn lại cũng chưa biết sẽ ra sao”, ông Thuận buồn bã nói.
Dù khá hơn trong việc tuyển sinh nhưng Trường THPTDL Bắc Quỳnh Lưu (thị xã Hoàng Mai) cũng đứng trước nguy cơ giải tán. Năm ngoái, trường này tuyển được 250 học sinh lớp 10 nhưng năm nay, chỉ tuyển được hơn 100 em dù giáo viên phải đến từng nhà học sinh để vận động.
Ông Võ Ngọc Lân, Phó phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD-ĐT Nghệ An) cho biết, Trường THPTDL Trần Đình Phong (huyện Yên Thành) từng thu hút rất nhiều học sinh nhưng năm ngoái chỉ tuyển được hơn 30 em, năm nay, dù đã qua ngày chốt danh sách nhưng trường này vẫn chưa gửi danh sách học sinh để Sở duyệt. Tại TP.Vinh cũng có 3/4 trường THPTDL năm nay chỉ tuyển được khoảng 50 học sinh.
Nguyên nhân, theo ông Lân, là do số học sinh thi vào lớp 10 giảm quá nhiều. Thêm vào đó, chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2014 - 2015 của hơn 100 trường công lập trên địa bàn đã lên tới 28.040 em. Vì thế, 20 trường THPTDL và 21 trung tâm giáo dục thường xuyên phải cạnh tranh trong việc tuyển sinh khoảng 4.000 HS còn lại.
Ở môt góc độ khác, ông Phạm Hồng Nhân, Hiệu trưởng Trường THPTDL Bắc Quỳnh Lưu, cho biết ở các xã ven biển của thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu, nhiều phụ huynh nói sẽ cho con em đi biển sau khi học xong lớp 9 để có thu nhập cao, trong khi con em nếu học lên cấp 3, đại học cũng không xin được việc làm.
Trường THCS bị tố ép học sinh học nghề
Một phụ huynh có con học lớp 9C Trường THCS Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai) cho biết, trước khi tốt nghiệp THCS, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm đã thông báo cho những em có học lực trung bình trở xuống không được đăng ký dự thi lên lớp 10 mà đi học nghề.
Theo tìm hiểu của PV, trường này năm nay có 42 học sinh lớp 9 không thi vào lớp 10. Ông Đinh Xuân Thắm, Hiệu trưởng trường này thừa nhận, thực hiện chủ trương “phân luồng” học sinh , trường đã phối hợp với trường dạy nghề của huyện tư vấn cho học sinh học lực từ trung bình trở xuống đi học nghề nhưng không ép buộc mà chỉ “vận động” các em học nghề thay cho việc thi vào lớp 10.