Đối với tôi những chuỗi ngày ở quê chồng thật ám ảnh, ghê sợ. Nếu được chọn lại tôi không bao giờ lấy chồng Nghệ An. Tôi tuy là gái Hà Nội gốc, gia đình khá giả, con một nhưng vẫn đồng ý lấy Tài - người đàn ông quê một cục. Tài sinh và lớn lại tại một huyện miền núi tỉnh Nghệ An. Dù không có ý phân biệt giàu sang, thấp hèn, thành phố hay thôn quê nhưng hoàn cảnh giữa nhà tôi và nhà chồng hoàn toàn trái ngược. Đặc biệt là lối sống, lối suy nghĩ khác nhau một trời một vực. Vì tình yêu nên tôi vẫn quyết lấy Tài dù không môn đăng hộ đối, dù không muốn phải về làm dâu vùng quê nghèo cằn sỏi đá đó. Vì tình yêu, tôi đã bất chấp sự ngăn cản của họ hàng bên ngoại. Với lại, trong suy nghĩ của tôi thì việc làm dâu thời hiện đại nó cũng đơn giản chứ chả việc gì phải quá nặng nề. Hơn thế nữa, tôi cũng không việc gì lo lắng vì mang tiếng làm dâu nhưng tôi và chồng ở Hà Nội, năm về dăm ba lần thì cố chịu đựng khổ sở một chút là êm chuyện. Thế nhưng, thực tế lại hoàn toàn khác và đúng là năm chỉ về quê có dăm ba ngày nhưng những ngày ở đó thật khủng khiếp, ngoài sức tưởng tượng của đứa con gái vốn được chiều chuộng như tôi.
Nhà chồng tôi ba đời làm nghề nông, quanh năm chân lấm tay bùn nên gia cảnh rất khó khăn. Chồng tôi may mắn học hành khá nên đỗ đại học và xin việc trụ lại thủ đô lập nghiệp. Khó khăn đến mức bố mẹ chồng tôi không có nổi một chiếc áo dài, bộ complê để mặc trong ngày đón dâu. Tôi đã phải lựa mấy bộ quần áo cũ của bố, mẹ tôi để mang về cho mẹ chồng, chị chồng và những người anh em, bà con nhà chồng mặc để tôi đỡ xấu hổ với bạn bè từ Hà Nội về dự tiệc cưới. Nói là cũ nhưng thực ra những bộ quần áo đó vẫn còn mới nguyên, có áo mẹ tôi may mà chẳng hề mặc tới, có bộ complê bố tôi chỉ mới xỏ có 1, 2 lần lại vứt vào góc tủ.
Đám cưới của chúng tôi tổ chức ở Hà Nội và Nghệ An. Hôm tổ chức ở Hà Nội, bố mẹ tôi vì muốn mát mặt với khách mời nên chủ động thuê xe đẹp, khách sạn, trang phục chỉnh tề cho nhà trai. Thậm chí, khi tiễn họ về quê mẹ tôi còn mua bao nhiêu là bánh kẹo và không quên tập hợp đống quần áo cũ để gửi cho bọn trẻ con ở quê. Thế nhưng, họ chẳng biết điều lại còn hạnh họe đủ thứ. Chuyện đó sau đám cưới tôi mới nghe chồng phàn nàn lại.
Nào là bố mẹ chồng chê bố mẹ tôi hoang phí, không tiết kiệm, thừa tiền, thích tỏ ra ta đây hơn hẳn nhà ngoại. Nào là đám cưới nhưng đa phần toàn khách của bên ngoại chứ nhà nội lép vế chẳng đủ nổi một mâm cơm. Nào là bố mẹ vợ nhìn mặt vênh vang, khinh người, giả tạo... Tôi nghe mà vô cùng ấm ức nhưng cố nhịn và trong lòng thấy mình thật may không phải sống với đại gia đình chồng toàn những kẻ vừa nghèo, vừa dở hơi kia. Đã nghèo lại còn sĩ diện, tỏ vẻ ta đây cao sang lắm, thật đáng ghét!
Sau đám cưới 1 tuần, tôi nhận được điện thoại của mẹ chồng yêu cầu chuyển gấp tiền về để bà trả nợ. Tôi choáng váng không hiểu sự tình gì thì mới nghe mẹ chồng nói rành rọt: "Tiền đám cưới bố mẹ phải vay nợ ngân hàng 20 triệu. Anh chị không trả thì ai trả vào đây nữa. Một tuần nữa gửi tiền ngay cho mẹ đấy". Tôi chưa kịp thắc mắc thì bà đã cúp máy.
Chiều theo ý chồng và cũng để yên thân một lần nữa tôi đành xuống nước tự bỏ tiền túi để gửi về quê cho mẹ chồng trả nợ. Thế mà hôm đám cưới xong bao nhiêu vòng vàng, của hồi môn, tiền mừng cưới của hai vợ chồng, mẹ chồng tôi bảo đưa bà cất giữ hộ. Giờ nghĩ lại tôi mới thấy mình thật ngu ngốc. Tiền đó chắc chẳng bao giờ tôi đòi lại được nữa.
7 tháng sau đám cưới thì đến Tết Nguyên đán. Lúc này tôi đang có bầu tháng thứ 6. Tôi rất muốn nhân lí do bầu bí để trốn về quê ăn Tết nhưng sức ép từ chồng, nhà chồng khiến tôi không thể thực hiện "âm mưu" đó.
Lần đầu tiên về quê chồng ăn Tết đã trở thành nỗi khiếp đảm, ám ảnh. Đặc biệt tôi đang mang thai quý tử, cháu đích tôn của nhà họ thế nhưng họ không thèm quan tâm. Ở Hà Nội, tôi được mẹ chiều chuộng, cơm bưng nước rót, ăn xong chẳng bao giờ phải rửa bát thì về nhà chồng tôi bị đối xử chẳng khác gì con ở thời phong kiến.
Vừa đặt chân đến đầu làng, đám trẻ con và các ông già, bà lão đã lẽo đẽo đi sau vợ chồng tôi về đến tận nhà. Tôi quá mệt vì đường sá xa xôi muốn nằm nghỉ cũng không được yên thân. Mẹ chồng bắt tôi phải ngồi tiếp khách, bê nước, mời bánh kẹo trong khi lưng tôi đang đau nhừ vì ngồi xe suốt 10g đồng hồ.
Khi khách khứa về hết thì bà kéo tôi vào buồng và chẳng chút ngại ngần hỏi: "Chị mang về cho mẹ bao nhiêu tiền để ăn Tết đấy. Tết này là tết đầu tiên chị ra mắt làng xóm nên tốn kém lắm. Tiết kiệm lắm thì cũng phải tốn 15 -20 triệu đấy. Mẹ tính sơ sơ thì phải mổ 1 con lợn, 10 con gà... Đấy là chưa kể đến khoản mâm cúng, mừng tuổi các cụ ông, cụ bà và mấy chục đứa trẻ con trong làng...".
Tuy có chuẩn bị trước tinh thần nhưng chưa đầy 2 tiếng đặt chân vào nhà chồng cộng với những việc diễn ra khiến tôi bị sốc.
"Bà lại vòi tiền chứ gì, thôi ném cho ít tiền để bà ta bớt lời mình còn đi ngủ lấy lại sức". Nghĩ bụng thế, tôi rút ra tập tiền 10 triệu nhét và tay mẹ chồng rồi thủng thẳng đi vào buồng trong tìm giường để nằm. Nhưng hỡi ôi! Nỗi kinh hoàng vẫn chưa chịu chấm dứt. Nhìn cái giường ngổn ngang nào mùng màn dơ bẩn, thúng mủng khiến tôi rụng rời chân tay. Tôi thất thanh gọi chồng "Anh xem như thế này thì ngủ chỗ nào hả? Đây chẳng khác gì cái ổ chuột".
Chồng tôi cười bảo: "Sao lại ngủ giờ này, em cứ xuống lo cơm nước cho cả nhà để anh dọn dẹp tí là có giường cho mình ngủ tối nay. Ngủ giờ này mẹ mắng chết đấy và đẩy tôi xuống bếp".
Bếp của nhà chồng tôi chẳng khác gì cái chái cho con chó becgie nhà tôi ở Hà Nội. Mà không, nếu so về độ sạch sẽ thì không bằng. Nền đất nhớp nhúa, mái rơm dột nát ẩm mốc khiến tôi phát ói. Tôi bịt mũi, khom lưng chui vào "căn bếp" thì ho sặc sụa vì khói, bụi than, mùn rơm cô chị chồng đang thổi bay tứ tung.
Đang chưa định hình được phương hướng thì chị ra lệnh: "Cô đi ra phía cuối vườn bắt cho chị con gà mái màu đen rồi cắt tiết đi. Chị đang đun nước sôi đây. Làm nhanh kẻo bố mẹ chờ lâu lại bị ăn mắng đấy".
Tôi gần như phát điên và vào túm lấy tay áo chồng yêu cầu về Hà Nội ngay lập tức. Chồng tôi chưa nói được câu nào thì nghe tiếng mẹ chồng ừ hứ phía sau: "Chị làm trò gì thế? Ai đời đàn bà con gái mà nói năng hỗn lão với chồng như thế hả? Nhập gia phải tùy tục. Nhà chị sang trọng, giàu có thế nào tôi chả quan tâm nhưng khi về đất này thì chị phải sống theo phong tục, tập quán ở đây. Nếu không thích thì chị cứ việc bắt xe về Hà Nội, coi như nhà tôi không có loại con dâu vô phúc như chị".
Chồng tôi đỡ lời: "Mẹ thông cảm cho nhà con, từ bé đến giờ cô ấy chưa bao giờ biết làm thịt gà chứ nói gì bắt gà. Mẹ để con giúp cô ấy".
"Anh đừng có cái kiểu răm rắp nghe theo lời vợ. Nó bảo anh làm gì là anh làm theo à, ngu vừa thôi chứ. Ăn được thì phải làm được" - Mẹ chồng tôi nói và giương mắt thách thức lên nhìn tôi.
Lại một lần nữa tôi ngậm đắng nuốt cay đội cái nón rách lên đầu ra vườn đi tìm bắt gà. Bụng chửa vượt mặt, gà ở chuồng chạy tứ tung khiến tôi mất 30 phút vất vả lắm mới trói chân được đúng con gà chị chồng bảo thịt.
Người ta bảo bà bầu kiêng sát sinh nhưng chị chồng tôi mặt lạnh te bảo: "Ở đây chẳng có tục lệ đấy, cô cứ cắt đi, không việc gì phải lo".
Sau khi được sự giúp sức của chị chồng thì tôi cũng làm xong con gà luộc để ngon lành lên mâm cơm. Nhưng mặt bám đầy nhọ nồi và máu gà bắn tứ tung lên chiếc váy bầu màu hồng.
Bê mâm cơm lên cho bố mẹ chồng thì bà bĩu môi: "Đàn bà phải biết cơm ngon canh ngọt. Tôi chẳng hiểu chị học cao đến cỡ nào mà cắt cổ con gà thì nham nhở, vặt lông thì chẳng sạch thế này. Thôi, lần đầu tôi cho qua, kể từ sáng ngày mai chị phải dậy từ 4 g sáng theo tôi đi chợ, học nữ công gia chánh để còn làm mâm cúng Tổ tiên".
Tối hôm đó là ngày đầu tiên vợ chồng tôi về nên nhà anh chồng, chị chồng và các cháu cũng sang ăn cơm cùng thế mà mẹ chồng chẳng giữ cho tôi chút thể diện. Tôi cảm thấy căm ghét bà vô cùng. Cả bữa cơm hôm đó tôi chẳng kịp ăn được tí nào vì cơm khô như ngói, món nào cũng mặn đắng. Hơn thế nữa, tôi lại còn phải ngồi xới cơm cho hàng chục người thì đâu kịp nhét gì vào bụng?
Ăn xong tất cả mọi người đứng dậy để cho tôi một đống bát, đĩa, nồi niêu ngổn ngang... Tôi đành phải tự bê hết ra giếng và ngồi kì cọ rửa đến mãi hơn 10g tối mới được tắm rửa đi nghỉ. Hai bàn tay tôi lạnh cóng, run lập cập vì phải ngồi ngoài trời mưa lạnh quá lâu.
Tết năm ngoái, 4 ngày ở nhà chồng tôi phải phục vụ cả trăm con người, cười đau hết cả miệng và đau rát hai bàn tay. Ra đến Hà Nội tôi nằm bẹp dí, đổ bệnh ốm mất cả tuần liền sau đó.
Từ đó về sau tôi thường xuyên trốn về quê chồng nhưng riêng ngày Tết thì khó mà có thể trốn được. Một cái Tết nữa sắp đến, chỉ hình dung đến viễn cảnh sắp tới mà tôi thấy khiếp sợ và chỉ mong sao Tết ơi đừng đến! Ai có kế sách gì giúp tôi thoát kiếp nạn này không?
Nhà chồng tôi ba đời làm nghề nông, quanh năm chân lấm tay bùn nên gia cảnh rất khó khăn. Chồng tôi may mắn học hành khá nên đỗ đại học và xin việc trụ lại thủ đô lập nghiệp. Khó khăn đến mức bố mẹ chồng tôi không có nổi một chiếc áo dài, bộ complê để mặc trong ngày đón dâu. Tôi đã phải lựa mấy bộ quần áo cũ của bố, mẹ tôi để mang về cho mẹ chồng, chị chồng và những người anh em, bà con nhà chồng mặc để tôi đỡ xấu hổ với bạn bè từ Hà Nội về dự tiệc cưới. Nói là cũ nhưng thực ra những bộ quần áo đó vẫn còn mới nguyên, có áo mẹ tôi may mà chẳng hề mặc tới, có bộ complê bố tôi chỉ mới xỏ có 1, 2 lần lại vứt vào góc tủ.
Đám cưới của chúng tôi tổ chức ở Hà Nội và Nghệ An. Hôm tổ chức ở Hà Nội, bố mẹ tôi vì muốn mát mặt với khách mời nên chủ động thuê xe đẹp, khách sạn, trang phục chỉnh tề cho nhà trai. Thậm chí, khi tiễn họ về quê mẹ tôi còn mua bao nhiêu là bánh kẹo và không quên tập hợp đống quần áo cũ để gửi cho bọn trẻ con ở quê. Thế nhưng, họ chẳng biết điều lại còn hạnh họe đủ thứ. Chuyện đó sau đám cưới tôi mới nghe chồng phàn nàn lại.
Nào là bố mẹ chồng chê bố mẹ tôi hoang phí, không tiết kiệm, thừa tiền, thích tỏ ra ta đây hơn hẳn nhà ngoại. Nào là đám cưới nhưng đa phần toàn khách của bên ngoại chứ nhà nội lép vế chẳng đủ nổi một mâm cơm. Nào là bố mẹ vợ nhìn mặt vênh vang, khinh người, giả tạo... Tôi nghe mà vô cùng ấm ức nhưng cố nhịn và trong lòng thấy mình thật may không phải sống với đại gia đình chồng toàn những kẻ vừa nghèo, vừa dở hơi kia. Đã nghèo lại còn sĩ diện, tỏ vẻ ta đây cao sang lắm, thật đáng ghét!
Sau đám cưới 1 tuần, tôi nhận được điện thoại của mẹ chồng yêu cầu chuyển gấp tiền về để bà trả nợ. Tôi choáng váng không hiểu sự tình gì thì mới nghe mẹ chồng nói rành rọt: "Tiền đám cưới bố mẹ phải vay nợ ngân hàng 20 triệu. Anh chị không trả thì ai trả vào đây nữa. Một tuần nữa gửi tiền ngay cho mẹ đấy". Tôi chưa kịp thắc mắc thì bà đã cúp máy.
Chiều theo ý chồng và cũng để yên thân một lần nữa tôi đành xuống nước tự bỏ tiền túi để gửi về quê cho mẹ chồng trả nợ. Thế mà hôm đám cưới xong bao nhiêu vòng vàng, của hồi môn, tiền mừng cưới của hai vợ chồng, mẹ chồng tôi bảo đưa bà cất giữ hộ. Giờ nghĩ lại tôi mới thấy mình thật ngu ngốc. Tiền đó chắc chẳng bao giờ tôi đòi lại được nữa.
7 tháng sau đám cưới thì đến Tết Nguyên đán. Lúc này tôi đang có bầu tháng thứ 6. Tôi rất muốn nhân lí do bầu bí để trốn về quê ăn Tết nhưng sức ép từ chồng, nhà chồng khiến tôi không thể thực hiện "âm mưu" đó.
Lần đầu tiên về quê chồng ăn Tết đã trở thành nỗi khiếp đảm, ám ảnh. Đặc biệt tôi đang mang thai quý tử, cháu đích tôn của nhà họ thế nhưng họ không thèm quan tâm. Ở Hà Nội, tôi được mẹ chiều chuộng, cơm bưng nước rót, ăn xong chẳng bao giờ phải rửa bát thì về nhà chồng tôi bị đối xử chẳng khác gì con ở thời phong kiến.
Vừa đặt chân đến đầu làng, đám trẻ con và các ông già, bà lão đã lẽo đẽo đi sau vợ chồng tôi về đến tận nhà. Tôi quá mệt vì đường sá xa xôi muốn nằm nghỉ cũng không được yên thân. Mẹ chồng bắt tôi phải ngồi tiếp khách, bê nước, mời bánh kẹo trong khi lưng tôi đang đau nhừ vì ngồi xe suốt 10g đồng hồ.
Khi khách khứa về hết thì bà kéo tôi vào buồng và chẳng chút ngại ngần hỏi: "Chị mang về cho mẹ bao nhiêu tiền để ăn Tết đấy. Tết này là tết đầu tiên chị ra mắt làng xóm nên tốn kém lắm. Tiết kiệm lắm thì cũng phải tốn 15 -20 triệu đấy. Mẹ tính sơ sơ thì phải mổ 1 con lợn, 10 con gà... Đấy là chưa kể đến khoản mâm cúng, mừng tuổi các cụ ông, cụ bà và mấy chục đứa trẻ con trong làng...".
Tuy có chuẩn bị trước tinh thần nhưng chưa đầy 2 tiếng đặt chân vào nhà chồng cộng với những việc diễn ra khiến tôi bị sốc.
"Bà lại vòi tiền chứ gì, thôi ném cho ít tiền để bà ta bớt lời mình còn đi ngủ lấy lại sức". Nghĩ bụng thế, tôi rút ra tập tiền 10 triệu nhét và tay mẹ chồng rồi thủng thẳng đi vào buồng trong tìm giường để nằm. Nhưng hỡi ôi! Nỗi kinh hoàng vẫn chưa chịu chấm dứt. Nhìn cái giường ngổn ngang nào mùng màn dơ bẩn, thúng mủng khiến tôi rụng rời chân tay. Tôi thất thanh gọi chồng "Anh xem như thế này thì ngủ chỗ nào hả? Đây chẳng khác gì cái ổ chuột".
Chồng tôi cười bảo: "Sao lại ngủ giờ này, em cứ xuống lo cơm nước cho cả nhà để anh dọn dẹp tí là có giường cho mình ngủ tối nay. Ngủ giờ này mẹ mắng chết đấy và đẩy tôi xuống bếp".
Bếp của nhà chồng tôi chẳng khác gì cái chái cho con chó becgie nhà tôi ở Hà Nội. Mà không, nếu so về độ sạch sẽ thì không bằng. Nền đất nhớp nhúa, mái rơm dột nát ẩm mốc khiến tôi phát ói. Tôi bịt mũi, khom lưng chui vào "căn bếp" thì ho sặc sụa vì khói, bụi than, mùn rơm cô chị chồng đang thổi bay tứ tung.
Đang chưa định hình được phương hướng thì chị ra lệnh: "Cô đi ra phía cuối vườn bắt cho chị con gà mái màu đen rồi cắt tiết đi. Chị đang đun nước sôi đây. Làm nhanh kẻo bố mẹ chờ lâu lại bị ăn mắng đấy".
Tôi gần như phát điên và vào túm lấy tay áo chồng yêu cầu về Hà Nội ngay lập tức. Chồng tôi chưa nói được câu nào thì nghe tiếng mẹ chồng ừ hứ phía sau: "Chị làm trò gì thế? Ai đời đàn bà con gái mà nói năng hỗn lão với chồng như thế hả? Nhập gia phải tùy tục. Nhà chị sang trọng, giàu có thế nào tôi chả quan tâm nhưng khi về đất này thì chị phải sống theo phong tục, tập quán ở đây. Nếu không thích thì chị cứ việc bắt xe về Hà Nội, coi như nhà tôi không có loại con dâu vô phúc như chị".
Chồng tôi đỡ lời: "Mẹ thông cảm cho nhà con, từ bé đến giờ cô ấy chưa bao giờ biết làm thịt gà chứ nói gì bắt gà. Mẹ để con giúp cô ấy".
"Anh đừng có cái kiểu răm rắp nghe theo lời vợ. Nó bảo anh làm gì là anh làm theo à, ngu vừa thôi chứ. Ăn được thì phải làm được" - Mẹ chồng tôi nói và giương mắt thách thức lên nhìn tôi.
Lại một lần nữa tôi ngậm đắng nuốt cay đội cái nón rách lên đầu ra vườn đi tìm bắt gà. Bụng chửa vượt mặt, gà ở chuồng chạy tứ tung khiến tôi mất 30 phút vất vả lắm mới trói chân được đúng con gà chị chồng bảo thịt.
Người ta bảo bà bầu kiêng sát sinh nhưng chị chồng tôi mặt lạnh te bảo: "Ở đây chẳng có tục lệ đấy, cô cứ cắt đi, không việc gì phải lo".
Sau khi được sự giúp sức của chị chồng thì tôi cũng làm xong con gà luộc để ngon lành lên mâm cơm. Nhưng mặt bám đầy nhọ nồi và máu gà bắn tứ tung lên chiếc váy bầu màu hồng.
Bê mâm cơm lên cho bố mẹ chồng thì bà bĩu môi: "Đàn bà phải biết cơm ngon canh ngọt. Tôi chẳng hiểu chị học cao đến cỡ nào mà cắt cổ con gà thì nham nhở, vặt lông thì chẳng sạch thế này. Thôi, lần đầu tôi cho qua, kể từ sáng ngày mai chị phải dậy từ 4 g sáng theo tôi đi chợ, học nữ công gia chánh để còn làm mâm cúng Tổ tiên".
Tối hôm đó là ngày đầu tiên vợ chồng tôi về nên nhà anh chồng, chị chồng và các cháu cũng sang ăn cơm cùng thế mà mẹ chồng chẳng giữ cho tôi chút thể diện. Tôi cảm thấy căm ghét bà vô cùng. Cả bữa cơm hôm đó tôi chẳng kịp ăn được tí nào vì cơm khô như ngói, món nào cũng mặn đắng. Hơn thế nữa, tôi lại còn phải ngồi xới cơm cho hàng chục người thì đâu kịp nhét gì vào bụng?
Ăn xong tất cả mọi người đứng dậy để cho tôi một đống bát, đĩa, nồi niêu ngổn ngang... Tôi đành phải tự bê hết ra giếng và ngồi kì cọ rửa đến mãi hơn 10g tối mới được tắm rửa đi nghỉ. Hai bàn tay tôi lạnh cóng, run lập cập vì phải ngồi ngoài trời mưa lạnh quá lâu.
Tết năm ngoái, 4 ngày ở nhà chồng tôi phải phục vụ cả trăm con người, cười đau hết cả miệng và đau rát hai bàn tay. Ra đến Hà Nội tôi nằm bẹp dí, đổ bệnh ốm mất cả tuần liền sau đó.
Từ đó về sau tôi thường xuyên trốn về quê chồng nhưng riêng ngày Tết thì khó mà có thể trốn được. Một cái Tết nữa sắp đến, chỉ hình dung đến viễn cảnh sắp tới mà tôi thấy khiếp sợ và chỉ mong sao Tết ơi đừng đến! Ai có kế sách gì giúp tôi thoát kiếp nạn này không?
Bạn đọc Lan Trinh.