Tại Thị xã Cửa Lò, công tác tiếp thị xã hội các biện pháp tránh thai đã dần ổn định. Nhãn hiệu bao cao su NightHappy đã dần được tiếp nhận. Cửa Lò cũng là điểm sáng trong công tác dân số tỉnh Nghệ An, nhiều mô hình sáng tạo đã được triển khai.
Tiếp theo chương trình công tác tại các tỉnh Bắc Trung bộ, sáng 25/4, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) do Tổng cục trưởng Dương Quốc Trọng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ thị xã Cửa Lò.
TS Dương Quốc Trọng phát biểu tại buổi làm việc với Ban chỉ đạo công tác dân số thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ AnTăng cường đầu tư kinh phí cho công tác dân số, cán bộ dân số cơ sở
Báo cáo công tác DS-KHHGĐ thị xã Cửa Lò cho thấy: Trong năm 2013, quý I/2014, Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ thị xã đã tham mưu và được UBND thị xã hỗ trợ 220 triệu cho hoạt động truyền thông tuyên truyền các văn bản chính sách của các cấp về công tác DS-KHHGĐ.
Các phường hỗ trợ 30-60 triệu đồng (đơn cử như phường Nghi Tân là một phường khó khăn nhưng đã hỗ trợ tới 60 triệu đồng) cho công tác DS-KHHGĐ, trong đó có hỗ trợ phụ cấp cho cộng tác viên hệ số 0,1/người/tháng (115.000đ).
Từ tháng 9/2013, cán bộ chuyên trách tại Thị xã Cửa Lò đã được tuyển vào viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại UBND phường.
Đối với 96 cộng tác viên dân số tại 7 phường, ngoài 100.000đ được hưởng từ Chương trình MTQG, ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm 0,1 hệ số lương cơ bản (từ năm 2013), hệ số 0,1 từ ngân sách phường (từ năm 2012). Tổng mức thù lao là 330.000đ/cộng tác viên/tháng.
Nhiều cách làm truyền thông, vận động hay
Ông Doãn Tiến Dũng - Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò đánh giá rất cao vai trò của công tác dân số trong sự phát triển KT-XH toàn thị xãThị xã Cửa Lò đã rất chú trọng đến tuyên truyền, vận động cho mọi đối tượng người dân, đặc biệt là việc “lôi kéo” nam giới tham gia vào chia sẻ trách nhiệm sử dụng các biện pháp tránh thai, KHHGĐ, nâng cao nhận thức về DS-SKSS/KHHGĐ.
Phường Nghi Tân, một phường được coi là khó khăn nhất trong 7 phường tại thị xã với đồng bào giáo dân đông, người dân sống dựa vào nghề đi biển, nam giới thường xuyên vắng nhà, và thường không “mặn mà” với các vấn đề về công tác dân số.
Theo chị Trần Thị Hương – Cán bộ chuyên trách dân số phường, từ tháng 8/2013, phường đã ra mắt và tổ chức sinh hoạt CLB Gia đình hạnh phúc – với các thành viên là giáo dân, sinh hoạt 2 tháng/lần, duy trì 19 CLB sinh hoạt theo định kỳ.
Chị Trần Thị Hương - CBCT dân số phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai mô hình CLB Gia đình hạnh phúcĐể vận động được anh chị em tham gia CLB, chị Hương cho biết: Từng cộng tác viên dân số đã cùng với cán bộ phụ nữ trong phường đến tận từng hộ gia đình, vận động từng cá nhân, từng cặp vợ chồng tham gia CLB.
“Nhiều chị em giáo dân từ chỗ không dám nói lên suy nghĩ của mình về các vấn đề SKSS/KHHGĐ vì cho rằng đó là điều tế nhị, đến tham gia CLB đã mạnh dạn chia sẻ cùng các cán bộ dân số. Họ rất phấn khởi vì được tham gia sinh hoạt cộng đồng một cách sôi nổi” – chị Hương nói.
Tuy nhiên, theo chị Hương, kinh phí hoạt động của CLB rất ý nghĩa này trong năm 2014 bị cắt giảm mạnh, ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt CLB của các hội viên. Ông Doãn Tiến Dũng đề nghị tại các địa bàn hoạt động công tác DS-KHHGĐ khó khăn, nhưng đã sáng tạo nhiều mô hình hay như phường Nghi Tân, lãnh đạo phường cần quan tâm sát sao hơn, thị xã cũng sẽ đầu tư kinh phí thông qua Trung tâm DS-KHHGĐ để mô hình ngày càng phát huy hiệu quả, động viên bà con giáo dân thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ.
Thị xã cũng duy trì sinh hoạt định kỳ mỗi tháng/lần cho các nhóm “Nam giới biển” tại các phường, các buổi truyền thông trực tiếp đến nhóm đối tượng vốn coi việc thực hiện KHHGĐ, sử dụng các biện pháp tránh thai là việc của riêng phụ nữ.
Nhãn hiệu NightHappy đã đến gần hơn với người dân Cửa Lò
Tại Thị xã Cửa Lò, việc tiếp thị xã hội các biện pháp tránh thai bắt đầu từ năm 2010, được triển khai mạnh mẽ từ năm 2013. Đến nay, người dân nơi đây đã thích nghi dần với việc sử dụng bao cao su tiếp thị xã hội.
Chị Nguyễn Thị Thanh Hương – cán bộ Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã chia sẻ: Việc triển khai tiếp thị xã hội ban đầu gặp rất nhiều khó khăn do người dân ngại thay đổi thói quen sử dụng miễn phí. Thậm chí, người dân đã tỏ ý nghi ngại về chất lượng của bao cao su tiếp thị; thậm chí còn nghi ngờ cán bộ lấy số hàng miễn phí trước đây để thu tiền người dân.
Để tháo gỡ khó khăn, cán bộ Trung tâm DS-KHHGĐ, cán bộ chuyên trách, cộng tác viên đã áp dụng phương thức: Khi đi tiếp thị, vận động người dân sử dụng bao cao su, đã đưa hai loại BCS tiếp thị và miễn phí để người dân so sánh. Các cán bộ đã kiên trì giải thích cho người dân loại miễn phí không được bán, còn loại tiếp thị đã được trợ giá, với giá bán chấp nhận được, giá cả được ghi lên bao bì rất cụ thể.
Nhờ 2 năm kiên trì truyền thông, đến nay, công tác tiếp thị xã hội các biện pháp tránh thai tại Thị xã Cửa Lò đã đi vào ổn định. Thậm chí, người dân còn yêu cầu được bán BCS NightHappy tiếp thị xã hội.
Kiến nghị đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND cùng cấp
Về công tác tổ chức bộ máy, hiện nay, theo ông Doãn Tiến Dũng, Trung tâm DS-KHHGĐ Thị xã đang trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, đóng trên địa bàn thị xã.
Nhưng ông Dũng cho rằng: Nếu thực hiện mô hình này thì có sự "vướng" trong đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, chế độ chính sách, tham mưu về kế hoạch, sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong Thị xã cũng có sự khó khăn.
Do đó, theo ông Dũng, nên đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trong sự quản lý của UBND Thị xã.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Hoa – Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh: Quan điểm của Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ cũng mong muốn đưa Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thị về trực thuộc UBND cùng cấp để việc chỉ đạo, quản lý được hợp lý, thuận lợi.
Theo TS Dương Quốc Trọng, hiện có 11 tỉnh, thành phố trên cả nước áp dụng mô hình này và đang phát huy hiệu quả tốt. Việc đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND cùng cấp quản lý nằm trong thẩm quyền quyết định của tỉnh.
Cũng trong buổi làm việc, TS Dương Quốc Trọng đã cảm ơn sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền Thị xã, thể hiện qua các văn bản liên quan đến công tác Dân số. Đồng thời, Tổng cục trưởng cũng ghi nhận sự vào cuộc mạnh mẽ của các ban, ngành, đoàn thể, của các thành viên trong Ban chỉ đạo công tác dân số Thị xã Cửa Lò đối với việc chung tay thực hiện công tác dân số trên địa bàn.
TS Dương Quốc Trọng cho hay: Kết quả công tác dân số trong thời gian qua cho thấy thị xã Cửa Lò đã làm rất quyết liệt vấn đề giảm sinh, giảm sinh con thứ 3, tuy nhiên, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh lại khá cao. Năm 2013 đã tăng lên 113,4 bé trai/100 bé gái.
“Thị xã Cửa Lò với truyền thống đã sáng tạo ra nhiều cách làm hay, cần phải linh hoạt tìm cách giảm mức chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh bởi nếu tỷ số này cứ “trên đà” tăng lên như hiện nay, hậu quả sẽ rất nguy hiểm” – Tổng cục trưởng nhấn mạnh.
Năm 2013, tỷ suất sinh thô tại Thị xã Cửa Lò giảm 23%o, từ 18,4%o xuống còn 15,4%o. Số sinh, số sinh là con thứ 3 trở lên, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm. Tỷ số giới tính khi sinh là 113,4/100, tăng 1 điểm phần trăm so với năm 2012.
Từ năm 2006, toàn tỉnh Nghệ An có 5 đơn vị đạt mức sinh thay thế. Tuy nhiên, chỉ còn 3 huyện, thị xã giữ vững mức sinh này, là Thị xã Cửa Lò, Hưng Nguyên và Anh Sơn.
Tại Cửa Lò, tỷ lệ sinh con thứ 3 còn cao, 3 tháng đầu năm là 11,9%. Với 12% là đồng bào giáo dân, người dân chủ yếu sống bằng ngư nghiệp nên tâm lý ưa thích con đông, đặc biệt là con trai vẫn còn nặng nề.
Tiếp theo chương trình công tác tại các tỉnh Bắc Trung bộ, sáng 25/4, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) do Tổng cục trưởng Dương Quốc Trọng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ thị xã Cửa Lò.
TS Dương Quốc Trọng phát biểu tại buổi làm việc với Ban chỉ đạo công tác dân số thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An
Báo cáo công tác DS-KHHGĐ thị xã Cửa Lò cho thấy: Trong năm 2013, quý I/2014, Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ thị xã đã tham mưu và được UBND thị xã hỗ trợ 220 triệu cho hoạt động truyền thông tuyên truyền các văn bản chính sách của các cấp về công tác DS-KHHGĐ.
Các phường hỗ trợ 30-60 triệu đồng (đơn cử như phường Nghi Tân là một phường khó khăn nhưng đã hỗ trợ tới 60 triệu đồng) cho công tác DS-KHHGĐ, trong đó có hỗ trợ phụ cấp cho cộng tác viên hệ số 0,1/người/tháng (115.000đ).
Từ tháng 9/2013, cán bộ chuyên trách tại Thị xã Cửa Lò đã được tuyển vào viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại UBND phường.
Đối với 96 cộng tác viên dân số tại 7 phường, ngoài 100.000đ được hưởng từ Chương trình MTQG, ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm 0,1 hệ số lương cơ bản (từ năm 2013), hệ số 0,1 từ ngân sách phường (từ năm 2012). Tổng mức thù lao là 330.000đ/cộng tác viên/tháng.
Nhiều cách làm truyền thông, vận động hay
Ông Doãn Tiến Dũng - Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò đánh giá rất cao vai trò của công tác dân số trong sự phát triển KT-XH toàn thị xã
Phường Nghi Tân, một phường được coi là khó khăn nhất trong 7 phường tại thị xã với đồng bào giáo dân đông, người dân sống dựa vào nghề đi biển, nam giới thường xuyên vắng nhà, và thường không “mặn mà” với các vấn đề về công tác dân số.
Theo chị Trần Thị Hương – Cán bộ chuyên trách dân số phường, từ tháng 8/2013, phường đã ra mắt và tổ chức sinh hoạt CLB Gia đình hạnh phúc – với các thành viên là giáo dân, sinh hoạt 2 tháng/lần, duy trì 19 CLB sinh hoạt theo định kỳ.
Chị Trần Thị Hương - CBCT dân số phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò chia sẻ kinh nghiệm trong triển khai mô hình CLB Gia đình hạnh phúc
“Nhiều chị em giáo dân từ chỗ không dám nói lên suy nghĩ của mình về các vấn đề SKSS/KHHGĐ vì cho rằng đó là điều tế nhị, đến tham gia CLB đã mạnh dạn chia sẻ cùng các cán bộ dân số. Họ rất phấn khởi vì được tham gia sinh hoạt cộng đồng một cách sôi nổi” – chị Hương nói.
Tuy nhiên, theo chị Hương, kinh phí hoạt động của CLB rất ý nghĩa này trong năm 2014 bị cắt giảm mạnh, ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt CLB của các hội viên. Ông Doãn Tiến Dũng đề nghị tại các địa bàn hoạt động công tác DS-KHHGĐ khó khăn, nhưng đã sáng tạo nhiều mô hình hay như phường Nghi Tân, lãnh đạo phường cần quan tâm sát sao hơn, thị xã cũng sẽ đầu tư kinh phí thông qua Trung tâm DS-KHHGĐ để mô hình ngày càng phát huy hiệu quả, động viên bà con giáo dân thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ.
Thị xã cũng duy trì sinh hoạt định kỳ mỗi tháng/lần cho các nhóm “Nam giới biển” tại các phường, các buổi truyền thông trực tiếp đến nhóm đối tượng vốn coi việc thực hiện KHHGĐ, sử dụng các biện pháp tránh thai là việc của riêng phụ nữ.
Nhãn hiệu NightHappy đã đến gần hơn với người dân Cửa Lò
Tại Thị xã Cửa Lò, việc tiếp thị xã hội các biện pháp tránh thai bắt đầu từ năm 2010, được triển khai mạnh mẽ từ năm 2013. Đến nay, người dân nơi đây đã thích nghi dần với việc sử dụng bao cao su tiếp thị xã hội.
Chị Nguyễn Thị Thanh Hương – cán bộ Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã chia sẻ: Việc triển khai tiếp thị xã hội ban đầu gặp rất nhiều khó khăn do người dân ngại thay đổi thói quen sử dụng miễn phí. Thậm chí, người dân đã tỏ ý nghi ngại về chất lượng của bao cao su tiếp thị; thậm chí còn nghi ngờ cán bộ lấy số hàng miễn phí trước đây để thu tiền người dân.
Để tháo gỡ khó khăn, cán bộ Trung tâm DS-KHHGĐ, cán bộ chuyên trách, cộng tác viên đã áp dụng phương thức: Khi đi tiếp thị, vận động người dân sử dụng bao cao su, đã đưa hai loại BCS tiếp thị và miễn phí để người dân so sánh. Các cán bộ đã kiên trì giải thích cho người dân loại miễn phí không được bán, còn loại tiếp thị đã được trợ giá, với giá bán chấp nhận được, giá cả được ghi lên bao bì rất cụ thể.
Nhờ 2 năm kiên trì truyền thông, đến nay, công tác tiếp thị xã hội các biện pháp tránh thai tại Thị xã Cửa Lò đã đi vào ổn định. Thậm chí, người dân còn yêu cầu được bán BCS NightHappy tiếp thị xã hội.
Kiến nghị đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND cùng cấp
Về công tác tổ chức bộ máy, hiện nay, theo ông Doãn Tiến Dũng, Trung tâm DS-KHHGĐ Thị xã đang trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, đóng trên địa bàn thị xã.
Nhưng ông Dũng cho rằng: Nếu thực hiện mô hình này thì có sự "vướng" trong đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, chế độ chính sách, tham mưu về kế hoạch, sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong Thị xã cũng có sự khó khăn.
Do đó, theo ông Dũng, nên đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trong sự quản lý của UBND Thị xã.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Hoa – Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh: Quan điểm của Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ cũng mong muốn đưa Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thị về trực thuộc UBND cùng cấp để việc chỉ đạo, quản lý được hợp lý, thuận lợi.
Theo TS Dương Quốc Trọng, hiện có 11 tỉnh, thành phố trên cả nước áp dụng mô hình này và đang phát huy hiệu quả tốt. Việc đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND cùng cấp quản lý nằm trong thẩm quyền quyết định của tỉnh.
Cũng trong buổi làm việc, TS Dương Quốc Trọng đã cảm ơn sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền Thị xã, thể hiện qua các văn bản liên quan đến công tác Dân số. Đồng thời, Tổng cục trưởng cũng ghi nhận sự vào cuộc mạnh mẽ của các ban, ngành, đoàn thể, của các thành viên trong Ban chỉ đạo công tác dân số Thị xã Cửa Lò đối với việc chung tay thực hiện công tác dân số trên địa bàn.
TS Dương Quốc Trọng cho hay: Kết quả công tác dân số trong thời gian qua cho thấy thị xã Cửa Lò đã làm rất quyết liệt vấn đề giảm sinh, giảm sinh con thứ 3, tuy nhiên, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh lại khá cao. Năm 2013 đã tăng lên 113,4 bé trai/100 bé gái.
“Thị xã Cửa Lò với truyền thống đã sáng tạo ra nhiều cách làm hay, cần phải linh hoạt tìm cách giảm mức chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh bởi nếu tỷ số này cứ “trên đà” tăng lên như hiện nay, hậu quả sẽ rất nguy hiểm” – Tổng cục trưởng nhấn mạnh.
Năm 2013, tỷ suất sinh thô tại Thị xã Cửa Lò giảm 23%o, từ 18,4%o xuống còn 15,4%o. Số sinh, số sinh là con thứ 3 trở lên, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm. Tỷ số giới tính khi sinh là 113,4/100, tăng 1 điểm phần trăm so với năm 2012.
Từ năm 2006, toàn tỉnh Nghệ An có 5 đơn vị đạt mức sinh thay thế. Tuy nhiên, chỉ còn 3 huyện, thị xã giữ vững mức sinh này, là Thị xã Cửa Lò, Hưng Nguyên và Anh Sơn.
Tại Cửa Lò, tỷ lệ sinh con thứ 3 còn cao, 3 tháng đầu năm là 11,9%. Với 12% là đồng bào giáo dân, người dân chủ yếu sống bằng ngư nghiệp nên tâm lý ưa thích con đông, đặc biệt là con trai vẫn còn nặng nề.
Theo Gia Đình