• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Nam Đàn Tin đồn nước "chữa bệnh" dân đổ xô đi mua

HMO

Administrator
Staff member
Có lời đồn thổi về khả năng chữa bệnh của nước Cống Kẹp (Nam Đàn) nên người dân khắp nơi đổ về đây hứng nước uống và mang về.
Cứ buổi chiều, người dân xã Khánh Sơn và khu vực lân cận lại đổ xô tới Cống Kẹp mua nước về dùng.
Những ngày này, nhiệt độ ở Nghệ An luôn ở mức cao, tình trạng hạn hán đã xảy ra ở một số địa phương. Tại Khánh Sơn (Nam Đàn), nhiều giếng nước, bể chứa nước dự trữ của người dân đã bắt đầu cạn kiệt. Tuy nhiên, dòng nước Cống Kẹp dưới chân núi Sắt (xóm 14, xã Khánh Sơn) vẫn chảy róc rách suốt ngày đêm.
Theo ông Vinh, một người dân xã Khánh Sơn, nước Cống Kẹp hè mát, đông ấm và rất lành. “Người dân ở đây quanh năm uống nước Cống Kẹp nhưng chưa bao giờ bị đau bụng, kể cả ăn thịt mỡ rồi uống cũng không vấn đề gì. Nước chảy trực tiếp từ trong núi ra, không có mùi, không có gợn, không rong rêu và rất ngọt”, ông Vinh khẳng định.

Trước đây, có lời đồn thổi về khả năng chữa bệnh của nước Cống Kẹp nên người dân khắp nơi đổ về đây hứng nước uống và mang về. Lượng người đổ xô đến lấy nước quá đông đã gây ra tình trạng lộn xộn tại khu vực này.

Trước tình trạng đó, UBND xã Khánh Sơn đã cho đầu thầu lại mỏ nước này. Mức giá trúng thầu là 120 triệu đồng/năm. Ngành chức năng đã bác bỏ khả năng chữa bệnh của nước Cống Kẹp nhưng mỏ nước này đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận nước sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sau khi trúng thầu, ông Nguyễn Trọng Lịch đã đầu tư xây dựng hệ thống bơm nước, đường ống dẫn nước và hệ thống mái che tại khu vực có dòng nước chảy. Từ đây, người dân muốn dùng nước Cống Kẹp phải bỏ tiền ra mua.

“Người trong xã thì mỗi can 20 lít phải trả 1.000 đồng, ngoài xã thì 3.000 - 5.000 đồng. Nếu mua cả can đựng nước thì 60.000 đồng/can, còn loại bình nước khoáng thì có giá 50.000 đồng”, ông Vinh cho biết.

Dù đã được ngành chức năng khẳng định nước Cống Kẹp không có chức năng chữa bệnh nhưng vào thời điểm nắng nóng, hạn hán như hiện tại, cuối buổi chiều mỗi ngày, hàng trăm người dân xã Khánh Sơn và vùng phụ cận vẫn đổ xô đến Cống Kẹp để mua nước.

Người ta tận dụng tất cả vật dụng đựng nước, chất lên xe đạp, xe máy và cả xe kéo để chuyên chở nước về.

Người dân đến mua nước sẽ xếp can và lấy theo tuần tự, không có chuyện chen lấn, xô đẩy.
Nước chảy ra từ chân núi đã được lắp đặt hệ thống ống dẫn để dễ dàng chảy vào can.
Chủ thầu lắp đặt hệ thống bình dự trữ nước phục vụ người dân trong trường hợp quá đông.
Người dân kiên nhẫn đợi đến lượt mình lấy nước
Người ta sẽ thiết kế đủ loại giá đựng để chất được nhiều can nước trên xe máy.
Đàn ông, phụ nữ, thanh niên hay trẻ nhỏ đều được huy động để đi chở nước về.
Mặc dù không có khả năng chữa bệnh nhưng người dân vẫn đổ xô đi mua nước Cống Kẹp, nhất là trong thời điểm nắng nóng, hạn hán như hiện nay.
Theo Dân trí
Có lời đồn thổi về khả năng chữa bệnh của nước Cống Kẹp (Nam Đàn) nên người dân khắp nơi đổ về đây hứng nước uống và mang về.
Cứ buổi chiều, người dân xã Khánh Sơn và khu vực lân cận lại đổ xô tới Cống Kẹp mua nước về dùng.
Những ngày này, nhiệt độ ở Nghệ An luôn ở mức cao, tình trạng hạn hán đã xảy ra ở một số địa phương. Tại Khánh Sơn (Nam Đàn), nhiều giếng nước, bể chứa nước dự trữ của người dân đã bắt đầu cạn kiệt. Tuy nhiên, dòng nước Cống Kẹp dưới chân núi Sắt (xóm 14, xã Khánh Sơn) vẫn chảy róc rách suốt ngày đêm.
Theo ông Vinh, một người dân xã Khánh Sơn, nước Cống Kẹp hè mát, đông ấm và rất lành. “Người dân ở đây quanh năm uống nước Cống Kẹp nhưng chưa bao giờ bị đau bụng, kể cả ăn thịt mỡ rồi uống cũng không vấn đề gì. Nước chảy trực tiếp từ trong núi ra, không có mùi, không có gợn, không rong rêu và rất ngọt”, ông Vinh khẳng định.

Trước đây, có lời đồn thổi về khả năng chữa bệnh của nước Cống Kẹp nên người dân khắp nơi đổ về đây hứng nước uống và mang về. Lượng người đổ xô đến lấy nước quá đông đã gây ra tình trạng lộn xộn tại khu vực này.

Trước tình trạng đó, UBND xã Khánh Sơn đã cho đầu thầu lại mỏ nước này. Mức giá trúng thầu là 120 triệu đồng/năm. Ngành chức năng đã bác bỏ khả năng chữa bệnh của nước Cống Kẹp nhưng mỏ nước này đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận nước sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sau khi trúng thầu, ông Nguyễn Trọng Lịch đã đầu tư xây dựng hệ thống bơm nước, đường ống dẫn nước và hệ thống mái che tại khu vực có dòng nước chảy. Từ đây, người dân muốn dùng nước Cống Kẹp phải bỏ tiền ra mua.

“Người trong xã thì mỗi can 20 lít phải trả 1.000 đồng, ngoài xã thì 3.000 - 5.000 đồng. Nếu mua cả can đựng nước thì 60.000 đồng/can, còn loại bình nước khoáng thì có giá 50.000 đồng”, ông Vinh cho biết.

Dù đã được ngành chức năng khẳng định nước Cống Kẹp không có chức năng chữa bệnh nhưng vào thời điểm nắng nóng, hạn hán như hiện tại, cuối buổi chiều mỗi ngày, hàng trăm người dân xã Khánh Sơn và vùng phụ cận vẫn đổ xô đến Cống Kẹp để mua nước.

Người ta tận dụng tất cả vật dụng đựng nước, chất lên xe đạp, xe máy và cả xe kéo để chuyên chở nước về.

Người dân đến mua nước sẽ xếp can và lấy theo tuần tự, không có chuyện chen lấn, xô đẩy.
Nước chảy ra từ chân núi đã được lắp đặt hệ thống ống dẫn để dễ dàng chảy vào can.
Chủ thầu lắp đặt hệ thống bình dự trữ nước phục vụ người dân trong trường hợp quá đông.
Người dân kiên nhẫn đợi đến lượt mình lấy nước
Người ta sẽ thiết kế đủ loại giá đựng để chất được nhiều can nước trên xe máy.
Đàn ông, phụ nữ, thanh niên hay trẻ nhỏ đều được huy động để đi chở nước về.
Mặc dù không có khả năng chữa bệnh nhưng người dân vẫn đổ xô đi mua nước Cống Kẹp, nhất là trong thời điểm nắng nóng, hạn hán như hiện nay.
Theo Dân trí
 

Ads HMO

Ads HMO

Top