• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Quan chức "xin rút" khi bị đề nghị kỷ luật: Không thể nương nhẹ!

HMO

Administrator
Staff member
Những người đang thực thi công vụ nếu thấy uy tín không đủ, sức khỏe không đảm bảo hay có một vấn đề gì đó thì họ được phép xin nghỉ, nhưng vấn đề có cho phép nghỉ hay không lại là vấn đề khác chứ không phải ai xin nghỉ cũng được.

Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa vừa có đơn xin nghỉ việc sau kiến nghị kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Không phải nghỉ thì không truy cứu
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Infonet về vấn đề quan chức xin thôi việc khi bị đề nghị kỷ luật, PGS. TS, giảng viên cao cấp Ngô Thành Can (Học viện Hành chính) cho biết, đây là vấn đề nhạy cảm liên quan đến những người cụ thể có vị trí cao trong xã hội và được rất nhiều người dân quan tâm.

“Trước hết về pháp lý, khi đã có những trục trặc, Ủy ban Kiểm tra đưa ra gợi ý việc xử lý kỷ luật, trong thời gian qua có những người cũng đã thực hiện theo cách đó. Thứ nhất, thấy có vấn đề nên xin rút; thứ hai, không đủ uy tín nữa nên xin rút và thứ ba là người ta vẫn nghĩ rằng xin rút như thế thì đảm bảo được một phần nào đó không bị xem xét nữa”- PGS Ngô Thành Can nhìn nhận.

Ông Ngô Thành Can cho rằng, đối với trường hợp Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, nếu giai đoạn trước đó vi phạm pháp luật thì không phải về nghỉ mà không truy cứu nữa. Chúng ta đã có những trường hợp, kể cả trước từng giữ cương vị Bộ trưởng, khi nghỉ rồi vẫn bị xử lý.

“Cách họ xin rút cũng phần nào trấn an dư luận, nhưng cũng thấy rằng trấn an được dư luận lại nảy sinh dư luận khác. Nhiều người sẽ đặt câu hỏi: Ai cũng thế thì "thoát" hay sao? Bởi vì nhiều người rõ ràng họ vi phạm pháp luật. Chẳng hạn trường hợp bà Thoa đưa anh em họ hàng người nhà tham gia cổ phần, cổ phiếu, tham gia quản lý lĩnh vực ngành của mình. Tại điều 37 Luật phòng chống tham nhũng quy định rõ những điều trên không được phép. Như vậy là đã vi phạm và Ủy ban Kiểm tra cũng đã chỉ ra những vi phạm khác trong điều hành và quản lý”- PGS Ngô Thành Can phân tích.

PGS. Ngô Thành Can nhấn mạnh: "Vấn đề ở đây không chỉ ở điều hành dở, mang lại lợi ích cho mình thôi mà là vi phạm pháp luật rõ ràng. Do đó, theo tôi họ xin thôi việc phần nào đáp ứng nhu cầu cá nhân của họ, phần nào mong muốn để xã hội nhìn nhận nhẹ nhàng hơn nhưng nếu vi phạm pháp luật thì không có nghĩa không bị sao".

Không thể mượn cái pháp luật chưa đề cậpđể tìm lối thoát

PGS. Ngô Thành Can: Đã đến lúc không thể nương nhẹ, không thể mượn những cái pháp luật chưa đề cập kỹ để mà tìm lối thoát cho ai đó.
Theo PGS. Ngô Thành Can, xét dưới góc độ ý thức, đạo đức, phẩm chất của người cán bộ, thì rõ ràng ý thức của những trường hợp bị xem xét kỷ luật không phục vụ dân chúng mà là cầu vinh cầu lợi. Nếu số này không bị phát hiện ra thì nhân dân đặt câu hỏi: Còn bao nhiêu loại như thế này nữa? Những trường hợp này giống như trường hợp Trịnh Xuân Thanh và sẽ làm cho xã hội không biết đi đến đâu.

“Nếu tiếp tục không xử lý, hoặc xử lý nhưng ở mức độ nhẹ nhàng khác nhau thì nhiều người sẽ bảo tại sao những trường hợp vi phạm như thế lại không thấy gì? Tại sao những trường hợp như thế lại chỉ thuyên chuyển, có trường hợp cho nghỉ, có trường hợp cảnh cáo, thậm chí có trường hợp lại chỉ sâu sắc rút kinh nghiệm.

Đã đến lúc không thể nương nhẹ, không thể mượn những cái pháp luật chưa đề cập kỹ để mà tìm lối thoát cho ai đó. Bởi vì họ mới có điều kiện quen được chỗ nọ chỗ kia, chứ nhân dân lấy đâu mà quen. Ở đây chúng tôi thấy rằng, có những cái phải xử lý hợp tình phù hợp với thực tế”- PGS Ngô Thành Can nhấn mạnh.

Bình luận về việc nộp đơn xin nghỉ việc của Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa, PGS Ngô Thành Can cho rằng, những người đang thực thi công vụ nếu thấy uy tín không đủ, sức khỏe không đảm bảo hay có một vấn đề gì đó thì họ được phép xin nghỉ. Tuy nhiên, vấn đề có cho phép nghỉ hay không lại là vấn đề khác chứ không phải ai xin nghỉ cũng được.

Trước đó, ngày 31/7, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã có thông báo về kết luận kỷ luật đối với Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa. Cơ quan này xác định các vi phạm, khuyết điểm của bà Hồ Thị Kim Thoa diễn ra trong thời gian bà giữ các chức vụ: Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Bóng đèn Điện Quang, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang (từ 1/2004 đến 5/2010). Những khuyết điểm của bà Thoa được Uỷ ban kiểm tra Trung ương nhìn nhận là "rất nghiêm trọng", do đó cơ quan này đề nghị kỷ luật cảnh cáo và kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm các chức vụ hiện nay của nữ Thứ trưởng.

Sau kiến nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ngày 1/8, bà Hồ Thị Kim Thoa đã có đơn xin nghỉ việc gửi tới lãnh đạo Bộ Công thương. Sau khi gửi đơn bà Thoa xin nghỉ phép từ ngày 1/8.
Theo N.Huyền (Infonet/ bộ TTTT)
 

Ads HMO

Ads HMO

Top