• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Kinh Tế: Cân Nhắc Xây Dựng Thêm Nhà Máy Chế Biến Sắn

HMO

Administrator
Staff member

Thời gian gần đây, tỉnh Nghệ An cho phép hai doanh nghiệp khảo sát xây dựng thêm các nhà máy chế biến sắn ở hai huyện miền núi Anh Sơn và Quế Phong, trong khi nguồn nguyên liệu chưa đáp ứng đủ, dẫn đến nhiều bất cập. Do đó, tỉnh cần phải cân nhắc kỹ, tránh đầu tư lãng phí.

Nhà máy chế biến tinh bột sắn Intimex ở huyện Thanh Chương, công suất 32 nghìn tấn/năm.
Do đặc điểm 11 huyện, thị xã miền núi Nghệ An có thổ nhưỡng phù hợp với cây sắn, thời gian qua tỉnh đã chọn một số huyện để quy hoạch phát triển cây sắn phục vụ cho các nhà máy chế biến. Đến nay, mỗi năm các huyện đã trồng khoảng 20 nghìn ha sắn, tập trung ở: Quỳ Hợp, Quế Phong, Quỳ Châu, Nghĩa Đàn, Kỳ Sơn, Tương Dương, Anh Sơn, Tân Kỳ, Thanh Chương, Yên Thành. Ngoài hai nhà máy chế biến sắn ở Thanh Chương và Yên Thành đang hoạt động, mới đây tỉnh Nghệ An đã cho phép hai doanh nghiệp khảo sát xây dựng thêm hai nhà máy chế biến sắn ở các huyện Anh Sơn và Quế Phong. Việc cho phép xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn, sản lượng 20 nghìn tấn tinh bột/năm, để tạo thêm việc làm cho hàng trăm lao động và góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông sản do bà con làm ra là cần thiết. Tuy nhiên, vì lĩnh vực chế biến nông sản được coi là "nhạy cảm", do đó cần cân nhắc kỹ trước khi đầu tư.

Huyện Anh Sơn có tổng diện tích tự nhiên 60.292 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chỉ hơn 14.445 ha, chiếm hơn 23% tổng diện tích. Trong số diện tích đất nông nghiệp hiện có đã bố trí hơn 3.500 ha đất sản xuất lúa nước, gần hai nghìn ha đất bãi ven sông trồng các loại cây đậu, lạc. Gần 10 nghìn ha còn lại gồm đất màu đồng, đất màu đồi, thung lèn và đất đồi rất phù hợp với việc phát triển cây nguyên liệu, cây công nghiệp. Nhận thấy được thế mạnh này, huyện Anh Sơn tập trung phát triển ba loại công nghiệp chủ lực gồm: chè, mía và cao-su bước đầu khẳng định hiệu quả kinh tế.

Như vậy, trong quy hoạch vùng nguyên liệu sắn cho nhà máy, ngoài Anh Sơn sẽ bố trí thêm ở ba huyện: Tương Dương, Con Cuông và Kỳ Sơn. Nhiều ý kiến cho rằng, bố trí như vậy sẽ có nguy cơ phá vỡ "thế chân kiềng" của ba loại cây công nghiệp nêu trên, bởi cây sắn sẽ len lỏi vào vùng nguyên liệu đã quy hoạch trồng một số loại cây khác, làm hỏng kết cấu nguồn đa vi lượng trong đất và phá vỡ quy hoạch cây lâm nghiệp trên địa bàn các huyện còn lại. Mặt khác, với sản lượng 20 nghìn tấn tinh bột/năm, tương đương công suất chế biến 500 tấn sắn củ/ngày thì diện tích quy hoạch cần hơn ba nghìn ha sắn. Đây là điều rất khó khả thi, bởi tại huyện Anh Sơn, ngoài một số diện tích sắn trồng "chui" hiện có, đất sản xuất nông nghiệp gần như đã khép kín quy hoạch. Bên cạnh đó, vấn đề xử lý ô nhiễm là vấn đề người dân quan tâm, lo sợ nhất. Thực tế thời gian qua, hai nhà máy chế biến tinh bột sắn công suất tương đối lớn là Nhà máy chế biến tinh bột sắn Intimex ở huyện Thanh Chương và Nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Thành đang trở thành những điểm "nóng" về ô nhiễm môi trường. Đối với Nhà máy tinh bột sắn Intimex sản lượng 32 nghìn tấn/năm, trong 10 năm hoạt động đã có đến hơn nửa thời gian nhà máy phải vật lộn với việc khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường. Với sự hỗ trợ của Tập đoàn năng lượng AES (Hoa Kỳ), nhà máy đã đưa vào vận hành khu xử lý nước thải công nghệ CDM - công nghệ vi sinh thì vấn đề môi trường mới được xử lý. Nhà máy tinh bột sắn Yên Thành có công suất chỉ bằng một nửa Nhà máy chế biến tinh bột sắn Intimex cũng đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và phải áp dụng công nghệ CDM mới giảm được tình trạng ô nhiễm môi trường.

Việc cho đầu tư xây dựng hai nhà máy chế biến sắn ở Anh Sơn và Quế Phong đều nằm ở thượng nguồn cách sông không xa, về lâu dài chắc chắn sẽ tác động xấu đến nguồn nước sinh hoạt của người dân ở hạ lưu sông Lam. Để tạo được lợi ích từ hai phía, nhất là đời sống người dân, tỉnh Nghệ An cần cân nhắc kỹ việc cho phép nhà đầu tư xây dựng hai nhà máy chế biến sắn nói trên.

Theo Nhandan.org.vn
 

Ads HMO

Ads HMO

Top