• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

TP Vinh Hoàn cảnh nghèo lên đênh sông nước của gia đinh khó khắn

AnhXuNghe

Moderator
Staff member
Nhiều năm qua, cuộc sống của họ đã gắn với sông nước trên chiếc thuyền ở mạn sông Cửa Tiền (TP.Vinh). Trong xóm nhỏ lênh đênh trên sông ấy, gia cảnh khốn khó của vợ chồng anh Võ Quốc Việt, chị Trần Thị Nguyệt cùng 3 người con khiến nhiều người xót xa.


Cuộc đời cơ cực
Chúng tôi đến thăm gia đình chị Nguyệt vào một buổi chiều cuối tháng 9. Lúc này người phụ nữ ấy đang cặm cụi trong bếp. Gọi là bếp nhưng đó chỉ là cái lán nhỏ dựng tạm bợ trên bờ gần "ngôi nhà" là chiếc thuyền trên sông Cửa Tiền của anh chị.


Tạm dừng công việc, chị Nguyệt ra trò chuyện cùng chúng tôi với dáng vẻ tất bật. Người phụ nữ 30 tuổi ấy bắt đầu kể về cuộc đời mình, thỉnh thoảng giọng nghẹn lại xúc động. Chị và chồng là Võ Quốc Việt (SN 1980) quê ở Vinh tình cờ quen nhau ở Hà Tĩnh (quê chị Nguyệt). Sau đó một thời gian, qua trò chuyện, cảm thương, anh chị quyết định sống chung dưới một mái nhà để có cơ hội chăm sóc nhau nhiều hơn. Vui mừng có, lo âu cũng có bởi từ đây gánh nặng mưu sinh lại càng khó khăn hơn đối với anh chị.


Sau đám cưới, chị Nguyệt chuyển về chung sống tại nhà anh ở phường Cửa Nam - TP.Vinh, nhưng không phải mọi chuyện đều thuận lợi. Bố mẹ chồng cũng với gia cảnh không mấy khá giả, lại nghiện rượu nên chị Nguyệt chịu nhiều thiệt thòi. Lúc say cũng như khi tỉnh, hai ông bà lại ra sức đánh đập, đuổi chị ra khỏi nhà. Là phận con nên khó khăn, bức xúc thế nào, chị cũng nín nhịn để êm ấm cửa nhà. Trước đó, chị Nguyệt sáng sáng mưu sinh bằng việc bán rau ở khu chợ gần nhà. Thời gian sau đó, việc bị đánh chửi vẫn tiếp diễn, chị quyết định trở lại Đắk Lắk làm công nhân, nơi chị đã có thời gian làm việc 3 năm trước khi lấy chồng.



Con gái thứ 3 của anh chị.

Vào Nam được ít tháng, chị phát hiện có bầu lại thêm chi phí sinh hoạt đắt đỏ nên chị lại quay trở về quê hương. Sau cháu Võ Đình Lặc (SN 2007), 3 đứa con nữa tiếp tục ra đời. Những tưởng các cháu ra đời, ông bà nội có thêm niềm vui mới sẽ bớt hành hạ chị nhưng chị vẫn không được coi là người nhà. Chị đành ôm 2 đứa về ngoại, để lại hai đứa cho anh chăm sóc. Sau này, khi đã tiết kiệm, tích góp được một số tiền, hai anh chị mua được chiếc thuyền cũ làm nơi sinh sống, trú ngụ cho cả gia đình trên sông Cửa Tiền. Đã có những lúc, vì quá túng quẫn, chị ôm con ra thẫn thờ trên cầu Bến Thủy với ý định kết thúc cuộc đời, nhưng nghĩ đến tương lai các con, chị lại gắng gượng đứng lên...


Lấy nhau rồi, cái nghèo cái đói vẫn đeo bám gia đình anh chị. Chị học hết lớp 6 thì nghỉ, anh không biết chữ, lại chịu di chứng của chất độc da cam nên có phần ngớ ngẩn khiến cuộc sống rất khó khăn. Kinh tế phụ thuộc vào những đồng tiền ít ỏi mà anh kiếm được qua những lần đạp xích lô hàng ngày. Có khách thuê chở anh còn có đồng mang về, còn không hôm đó bữa cơm xem như chẳng có gì... Số tiền ấy chẳng thấm vào đâu để có thể lo cho những đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn.


Trong lúc anh chị chưa biết cách làm sao để vượt qua được cuộc sống đầy thử thách thì đứa con trai đầu của anh chị trèo lên nóc thuyền chơi bị rơi xuống sông chết đuối...


Chị Trần Thị Nguyệt với gương mặt già hơn tuổi.

Gạt nước mắt, chị kể tiếp về hoàn cảnh đáng thương của gia đình mình. Cuộc trò chuyện có những lần đứt đoạn vì chị đang dở tay nấu cơm... để cúng cơm chiều cho chính đứa con của mình.
"Tôi đau và xót thương nó lắm. Nó sắp vào lớp 1 rồi, không có tiền tôi cũng chạy vạy mua cho con nó bộ sách”. Nói đến đây, chị lại nghẹn ngào. Cách đây hơn một tháng, cháu đầu của anh chị là Võ Đình Lặc trong một lần chơi trên nóc thuyền đã không may rơi xuống sông. Vẫn nghĩ con thường hay tự đi chơi một mình trên đường cái nên chị không để ý. Hôm đó, mãi không thấy con về, chị cùng chồng và họ hàng đều đi tìm nhưng không có kết quả. Đến 2h chiều hôm sau, xác cháu mới nổi ở khúc sông gần đó...


Gia tài quý nhất của người cha người mẹ là những đứa con, 4 đứa nay còn 3, anh chị đã mất đi cậu con trai cả. "Đứa con gái thứ hai nay bước sang tuổi thứ 4 nhưng nặng chưa đầy 10kg, lại bị hở hàm ếch, thương lắm". Cạnh đó, đứa con gái thứ ba được 3 tuổi rưỡi, hiếu động chạy quanh nhà, cậu con trai thứ tư hơn 1 tuổi đang ngủ trên tay mẹ. Cái chết thương tâm của cậu con trai 6 tuổi khiến người mẹ ấy như muốn ngã quỵ thêm một lần nữa...


Bấp bênh “ngôi nhà” trên sóng nước...
Nhìn chị Nguyệt nhanh nhẹn nhặt từng bó củi để nhóm bếp, gương mặt mệt mỏi cùng với những vất vả chồng chất mà chị đang trải qua, không ai nghĩ chị mới 30 tuổi. Có lẽ, gánh nặng mưu sinh đã khiến người phụ nữ ấy già trước tuổi. Dường như con thuyền số phận của chị cũng đang lênh đênh như chính con thuyền anh chị dùng làm nhà vậy...



"Ngôi nhà" nổi là nơi trú ngụ của gia đình chị Nguyệt.

Gọi là nhà nhưng đó là chiếc thuyền cũ mua của người ta được lợp lại để làm nơi trú mưa che nắng cho cả nhà. Mùa hè còn không sao nhưng đến mùa đông, thuyền không kín gió, gió lùa buốt lạnh cả da thịt. Lối dẫn vào thuyền chỉ là những tấm ván, cánh cửa mục để ghép lại tạm bợ. Những tấm bạt lợp trên trần hay ở những ô cửa sổ là những tấm áp phích khổ lớn được anh và chị đi xin về lợp lại mong tránh được mưa nắng cuộc đời. ấy là "căn nhà" mà người lớn không thể đứng thẳng người, chỉ có thể lom khom đi lại. Trong "căn nhà" chật hẹp ấy, áo quần, xoong chảo... được để vào một đầu khoang thuyền, đầu thuyền còn lại được tận dụng làm bàn thờ cậu con trai, khoang giữa là chỗ ngủ của cả nhà. Chị vừa đặt mâm cơm lên bàn thờ con trai đầu, bữa cơm cúng chiều nay cũng chỉ là một bát canh rau cải lõng bõng và một chén cơm.


Chị Nguyệt buồn tủi nói rằng: "Hôm nào có tiền thì còn mua thêm cho cháu nó được miếng đậu phụ, còn không cơm cúng cũng chỉ thế này. Giờ có ai thuê gì em cũng làm. Con lớn thì vừa mất, 3 đứa còn lại còn quá nhỏ nên em chưa xin làm ở đâu được cả. Chỉ mong có việc làm để có thể mua chút thức ăn cho con".


Ở đây, nước sinh hoạt muốn dùng cũng phải đi mua của những hộ dân sống gần đó với mức giá 2000 đồng/xô. Hôm nào hết tiền, anh chị chỉ biết mang xô chậu đi xin về dùng tạm. Gạo thì do bà ngoại ở quê hỗ trợ, thức ăn hàng ngày thì ai cho gì ăn nấy, hôm có tiền thì mua thêm mớ rau ở chợ... Chị thêm buồn vì chiếc xe đạp cũ kỹ mua lại của người ta, có lẽ là tài sản quý giá nhất trong nhà cũng đã bị trộm lấy đi tối hôm trước. Giờ đây, tài sản lớn nhất của anh chị chẳng có gì ngoài 3 đứa con thơ.


Thắp lên bàn thờ cháu bé xấu số nén hương, chào chị ra về, chúng tôi vẫn không khỏi xót xa bởi nỗi đau còn hiện rõ trên khuôn mặt chị.


Đã làm đơn đề nghị xét hộ nghèo
Bà Nhung (cô của chị Nguyệt) chia sẻ: "Vợ chồng nó chắc khổ nhất ở xóm ven sông này, vừa mất con, mẹ lại không có việc làm nên thu nhập chính của gia đình phụ thuộc vào Việt. Hai bên nội ngoại cũng đều nghèo nên không ai giúp được gì. Mong sao các nhà hảo tâm biết đến mà giúp được gia đình nó…". Hiện nay, anh Việt, chị Nguyệt cũng đã viết đơn gửi lên UBND phường Cửa Nam để được xét hộ nghèo, mong chính quyền hỗ trợ để vượt qua giai đoạn khó khăn.

Theo Người Đưa Tin.
 

Ads HMO

Ads HMO

Top