• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Hai trẻ tử vong vì thạch rau câu và chúi đầu vào xô nước do bất cẩn của người lớn

HMO

Administrator
Staff member
Bệnh viện Nhi đồng 1 vừa thông tin về một số ca trẻ dưới 5 tuổi tử vong do không được sơ cứu kịp thời.

Sơ cứu đúng cách khi trẻ bị sặc, ngạt đường thở
Sáng 6/3, BS Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, mới có 2 ca bệnh nhi tử vong do ngạt thở tại nhà.

Trường hợp thứ nhất là một bé trai 5 tuổi (ngụ tại quận 10) tử vong do bị ngạt thở khi ăn rau câu. Theo BS Phương, bé trai đã dùng miệng để hút miếng rau câu ra khỏi vỏ, nhưng do lực hút quá mạnh, miếng rau câu không rơi vào thực quản mà rơi vào đường thở.

Đến khi bé có dấu hiệu khó thở và dần tím tái thì người nhà mới phát hiện, có thực hiện cấp cứu bằng cách vỗ lưng, ấn ngực nhưng không hiệu quả. Khi bệnh nhi chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1, bé đã tử vong, không thể cứu chữa được.

Trường hợp thứ 2 là một bệnh nhi 17 tháng tuổi (ngụ tại huyện Bình Chánh) tử vong do chúi đầu vào xô nước. Theo lời kể của người nhà, trong lúc người lớn không để ý, bệnh nhi chúi đầu vào xô nước để phía sau nhà. Do phát hiện trễ nên bệnh nhi đã bị chết não.

BS Đinh Tấn Phương cho biết, đối với trẻ nhỏ, thời gian vàng để cấp cứu các trường hợp ngưng tim, ngưng thở là 4 phút. Nếu quá thời gian trên, nếu có cứu được tính mạng cũng sẽ để lại di chứng lớn, có thể phải sống đời sống thực vật. Nếu sau 10 phút não không được cung cấp oxy, 100% trẻ sẽ tử vong.

BS Phương khuyến cáo: “Với thời gian 4 phút không có cách nào kịp đưa trẻ đến bệnh viện, do đó phụ huynh cần trang bị cho mình các kỹ thuật sơ cứu tại chỗ đề phòng những tình huống khẩn cấp như vậy”.

Theo đó, khi trẻ bị hóc dị vật, phụ huynh cần vỗ lưng, ấn ngực cho trẻ nhằm tăng áp lực đột ngột trong lồng ngực để tống dị vật ra khỏi đường thở.

Khi trẻ tím tái, ngưng thở cần hà hơi thổi ngạt, kích thích máu lưu thông, cung cấp oxy cho não. Việc thực hiện các động tác hồi sức cho trẻ cần thực hiện liên tục kể cả trên đường đi đến bệnh viện, đồng thời gọi cấp cứu 115 để được hỗ trợ.

Theo bộ TT & TT
 

Ads HMO

Ads HMO

Top