• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Nghệ An 7 người chết vì mưa lũ, nhiều vùng bị cô lập

HMO

Administrator
Staff member
Đến chiều 10/10, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có 7 người chết vì mưa lũ. Nhiều bản làng bị cô lập, tình trạng sạt lở xảy ra khắp nơi…
1 ngày 7 người chết

Theo báo cáo của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An, trong các ngày từ 9-10/11 mưa lũ đã gây ra thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Có 7 người bị thiệt mạng trong mưa lũ. Cụ thể: Ông Nguyễn Ngọc Quế (SN 1958, ngụ xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc) phát hiện đường dây điện hạ thế rơi xuống sân đã ra cầm dây lên để treo lại và bị điện giật tử vong.

Ông Nguyễn Trung Hải (SN 1966, trú xã Quang Sơn, huyện Đô Lương) đi đánh cá tại hồ cá Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc, bị nước cuốn trôi.


Người dân tổ chức tìm kiếm bà Hồ Thị Sáu bị nước cuốn trôi khi đi qua cống.
Tại xã Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp có cháu Lang Gia Huy (SN 2013) bị trượt chân ngã xuống suối gần nhà.

Tại huyện Yên Thành, cháu Lê Thị Huyền (SN 2015, trú xã Lý Thành) bị trượt chân ngã xuống vùng nước ngập trong ngõ trước nhà.

Tại xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp có bà Hồ Thị Sáu (SN 1993) đi qua cống bị trượt chân ngã và bị nước cuốn trôi.

Tại xã Quỳnh Vinh, TX Hoàng Mai, chị Lê Thị Ngoan (SN 1995) sáng sớm 10/10 chở cháu đi học không may bị nước cuốn trôi, đến chiều cùng ngày đã tìm thấy thi thể chị cách địa điểm lũ cuốn khoảng 200m.

Em Ngũ Văn Quyền, trú xã Khánh Sơn 2, theo bạn ra đồng bắt chuột bị nước cuốn. Đến chiều, thi thể em Quyền được tìm thấy.

Sạt lở khắp nơi, nhiều vùng bị cô lập
Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Nghệ An còn nhiều bản làng ở khắp các huyện miền núi vẫn bị cô lập; nhiều tuyến đường bị sạt lở, nước ngập cũng gây chia cắt…

Theo báo cáo của cơ quan chức năng mưa lũ đã làm cho 585 hộ dân bị ngập nước, 1 ngôi nhà bị sập, hơn 3.600 ha ngô và rau màu bị ngập hư hỏng; hơn 1.600 con gia cầm bị chết, cuốn trôi.

Mưa lớn làm nước sông lên cao, gây sạt lở bờ sông Lam, kè bảo vệ đê Tả Lam.

Bờ sông Lam sát nhà dân, thôn Lam Bồng, xã Bồng Khê, huyện Con Cuông bị sạt lở và có vết nứt dọc mép hành lang đường Quốc lộ 7 chiều dài khoảng 25m; 6 hồ đập bị ảnh hưởng, hơn 20.200 mét kênh mương bị sạt lở; 1.600 ha ao hồ bị ngập, gần 500 ha cá vụ 3 mất trắng...

Đặc biệt, từ chiều ngày 9/10 đến ngày 10/10, trên địa bàn huyện Thanh Chương xảy ra mưa lớn nên đoạn Quốc lộ 46B qua rú Nguộc thuộc địa bà xã Thanh Ngọc đã xảy ra sạt lở nghiêm trọng với hàng trăm khối đất đá từ trên ngọn núi cao rơi xuống. Đất đá rơi đã gây khó khăn cho các phương tiện khi tham gia giao thông qua đây. Sau khi bị sạt lở ban quản lý đường bộ Quốc lộ 46B đá kịp thời giải tỏa để đảm bào ATGT thông suốt.

Bên cạnh đó, QL48C, đoạn qua địa bàn xã Bắc Sơn, Quỳ Hợp ra tình trạng sạt lở đất, khiến cây cối, đất đá từ trên núi đổ xuống chắn ngang đường. Đơn vị quản lý giao thông, phối hợp chính quyền địa phương đã điều động máy móc, lực lượng đến giải phóng hiện trường, đảm bảo an toàn cho phương tiện lưu thông.

QL 48B đoạn qua địa bàn xã Quang Phong, Cắm Muộn và đường liên xã tại Cắm Muộn nước đã tràn qua, gây ách tắc giao thông.

Theo báo cáo nhanh của Sở Giao thông vận tải, hiện có khá nhiều tuyến giao thông bị ngập úng nhưng QL 48E đoạn Quỳnh Thắng, Quỳnh Lưu, và có 5 tràn trên tuyến này bị ngập người và phương tiện không thể qua được. QL 5 bị ngập đoạn xã Nghĩa Lộc, Nghĩa Đàn… QL 48D, QL 7B, QL 1A nhiều đoạn bị ngập nặng.

Tính đến thời điểm này vẫn đang còn 7 tuyến QL và 11 tuyến đường tỉnh lộ tại một số vị trí đang bị ngập úng, sạt lở.


Hồ Vực Mấu xả lũ.
Sở Giao thông vận tải Nghệ An đang chỉ đạo các đơn vị quản lý, phối hợp với lực lượng Thanh tra giao thông, chính quyền địa phương xử lý đảm bảo giao thông bước I tại các vị trí sạt lở, tổ chức phân luồng đảm bảo trật tự, an toàn tại các vị trí trên. Đồng thời tiếp tục theo dõi trên các tuyến để có phương án xử lý khi có sự cố xảy ra.

Từ đêm qua, lượng mưa bình quân trong vùng lòng hồ Vực Mấu đạt 180ml, lượng nước dồn về lòng hồ với tốc độ 900 m3/s. Cho đến sáng 10/10, lượng nước trong lòng hồ đã lên đến 21,7m, vượt ngưỡng cốt cho phép là 21m. Mặc dù dung tích hồ chứa đã hơn 87 triệu m3/75 triệu m3 so với thiết kế nhưng do vùng hạ du bị mưa lớn trên diện rộng kết hợp với triều cường nên đơn vị vận hành hồ chỉ tiến hành xả 2 cửa tràn để tránh ngập úng cho hạ lưu.

Vấn đề đáng lưu tâm chính là công tác kiểm tra, giám sát và đảm bảo an toàn cho hơn 500 hồ đập nhỏ do các địa phương huyện và xã quản lý. Trong đó, công tác bảo vệ an toàn các hồ đập vận hành an toàn theo đúng quy trình cần phải được theo dõi một cách chặt chẽ để tránh xảy ra thiệt hại cho người dân.

Trước diễn biến phức tạp của mưa, lũ, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh Nghệ An đề nghị:

1. Các địa phương tiếp tục thực hiện khẩn trương, có hiệu quả nội dung các Công điện của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh;

2. Triển khai khẩn trương công tác khắc phục hậu quả thiệt hại do mưa lũ, thăm hỏi gia đình có người bị chết, hỗ trợ nhà bị sập, để ổn định đời sống nhân dân và khôi phục sản xuất;

3. Kiểm tra tình hình sự cố hư hỏng các công trình đê điều, hồ đập và các thiệt hại khác do mưa lũ gây ra để chủ động đối phó theo phương án được duyệt. Đến thời điểm này các hồ trên địa bàn tỉnh đã tích đầy nước, yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị, giám đốc các công ty thủy lợi mỗi hồ cắt cử 01 đến 02 đồng chí hàng ngày kiểm tra phát hiện sự cố báo cáo kịp thời về Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh (qua Văn phòng Thường trực) để có giải pháp xử lý kịp thời.

4. Vận hành các công trình tiêu úng, trục tiêu, kênh tiêu, phối hợp chặt chẽ với các công ty Thủy lợi để vận hành tiêu úng kịp thời cho khu vực đô thị cũng như khu vực dân cư và sản xuất nông nghiệp,

5. Các địa phương triển khai phương án phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; các vị trí có nguy cơ sạt lở, ngầm, tràn, tắc đường để cảnh báo cho nhân dân biết; huy động phương tiện, lực lượng trực gác để hướng dẫn giao thông, cảnh giới, cấm đường để đảm bảo an toàn.

6. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ từ tỉnh đến cơ sở để chủ động xử lý các tình huống có thể xảy ra.


Đất đá từ trên núi Nguộc lở xuống quốc lộ 46B.

Tình trạng sạt lở xảy ra khắp nơi.

Đất từ trên núi sạt lở xuống nhà ông Trần Văn Tải ở xã Vĩnh Sơn làm hư hỏng nhiều tài sản.

Người dân đến giúp gia đình ông Trần Văn Tải khắc phục thiệt hại

Một nhà dân ở xã Châu Thái, huyện Quỳ Hợp bị đất sạt lở đè lên nhà (Ảnh: Minh Nguyệt)

Nhiều địa bàn vẫn bị chia cắt.

Khe suối tại xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu sạt lở nghiêm trọng ăn lấn vào đường rất nguy hiểm.

Bản làng bị chia cắt.

Cây đổ từ trên núi chắn ngang QL 16 đoạn qua xã Đồng Văn, huyện Quế Phong. (Ảnh: Văn Trường).
Theo Nguyễn Duy (dantri.com.vn)
 

Ads HMO

Ads HMO

Top