• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Xã Hội: Vì sao người lao động lại phản ứng?

HMO

Administrator
Staff member
Từ nhiều tháng nay, người lao động (NLĐ) tại Công ty TNHH MTV nông nghiệp Sông Con (Tân Kỳ) đang rất hoang mang khi nhận được thông báo sẽ chuyển đổi mô hình sang Công ty TNHH 2TV nông công nghiệp Sông Con bằng việc cho phép Cty CP mía đường Sông Con góp 70% vốn. Việc chuyển đổi mô hình SX đối với các nông - lâm trường quốc doanh trong bối cảnh các đơn vị này đang làm ăn thua lỗ... theo tinh thần Nghị quyết 28/NQ của Bộ Chính trị là một việc làm đúng đắn. Thế nhưng nhận được thông báo này, hàng nghìn lao động ở đây lại phản ứng mạnh mẽ - vì sao?

Công ty TNHH MTV nông nghiệp Sông Con (gọi tắt là Cty NN Sông Con) được thành lập từ năm 1955 với tên gọi Nông trường Sông Con. Sau gần 60 năm, xây dựng và phát triển hiện đang quản lý 533 cán bộ công nhân viên với 1.500 lao động nhận khoán hợp đồng theo QĐ 135/CP.


Trụ sở Cty NN Sông Con
Cty được giao quản lí 1.937 ha đất các loại, trong đó có 1.546 ha đất nông nghiệp. Hiện Cty đang có gần 1.000 ha cao su (trong đó có gần 50% đã khai thác được gần 10 năm nay) và một nhà máy chế biến mủ cao su công suất 5 tấn mủ tươi/ngày.

Tổng doanh thu năm 2012 là 85 tỷ đồng, nộp ngân sách 1,5 tỷ đồng, thu nhập bình quân của NLĐ đạt 3,5 - 4 triệu đồng/tháng, 100% lao động được đóng BHXH và bảo hiểm y tế. Trong thời gian qua, hoạt động SX -KD của Cty luôn được đánh giá cao.

Từ 2010-2012 được UBND tỉnh Nghệ An tặng cờ “Tập thể lao động xuất sắc”, được Sở NN&PTNT xếp vào loại một trong những đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước của tỉnh Nghệ An năm 2012.

Theo ông Thái Bá Ất, Giám đốc Cty NN Sông Con, trong bối cảnh các nông lâm trường quốc doanh đao lao đao và có nguy cơ phá sản, Cty NN Sông Con vẫn có lãi, không nợ ngân hàng; có vốn đầu tư cho NLĐ vay với lãi suất ưu đãi để sản xuất là rất đáng ghi nhận.

Ngày 12/8/2013, UBND tỉnh Nghệ An có Tờ trình số 5584/TTr-UBND gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị “Chuyển Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Sông Con thành Cty TNHH 2TV với sự góp vốn của Cty CP mía đường Sông Con" đã làm cho tình hình ở đây bắt đầu căng thẳng.

Theo phương án được trình duyệt thì trên cơ sở chuyển giao nguyên trạng vốn, tài sản, đất đai, lao động... của Cty NN Sông Con cho công ty mới thành lập, tiếp nhận và thừa kế (cả quyền và nghĩa vụ).

Toàn bộ vốn và tài sản hiện có của Cty NN Sông Con sẽ được đánh giá, xác định lại theo giá thị trường tại thời điểm chuyển đổi. Khi chuyển sang công ty 2 thành viên, phần tài sản này của Nhà nước do UBND tỉnh Nghệ An làm chủ chủ sở hữu, Cty CP mía đường Sông Con góp vốn bằng tiền và đầu tư thiết bị, công nghệ tiên tiến trị giá 70% tổng giá trị tài sản.

Điều làm NLD tại Cty NN Sông Con ngạc nhiên và bất bình chính là phương án chuyển đổi nói trên đã được trình lên UBND tỉnh, các bộ, ngành TW và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi đưa xuống bàn bạc một cách dân chủ với NLĐ và có sự thống nhất giữa 2 doanh nghiệp.

Đặc biệt NLĐ ở đây phản ứng gay gắt khi bản phương án chuyển đổi đã công khai phủ nhận những đóng góp và thực tế vốn có của Cty NN Sông Con như: “Công ty TNHH-MTV NN Sông Con quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; máy móc thiết bị lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu đồng bộ, vốn ít, không có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Hiệu quả SXKD của công ty chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế hiện có”

Ông Thái Bà Ất, Giám đốc Cty NN Sông Con bức xúc cho biết: Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cty đã được UBND tỉnh phê duyệt thì việc tổ chức lại, sáp nhập Cty phải do Chủ tịch HĐTV Cty đề nghị chủ sở hữu xem xét, quyết định trên cơ sở qui định hiện hành của Nhà nước” và “người lao động hoặc đại diện của người lao động có quyền tham gia thảo luận, góp ý kiến trước khi chủ sở hữu quyết định.

Tập thể NLĐ của Cty chưa hề biết gì về chủ trương chuyển đổi này, Chủ tịch HĐTV Cty cũng chưa có văn bản đề nghị chuyển đổi, sáp nhập thì UBND tỉnh Nghệ An căn cứ vào đâu để buộc chúng tôi phải chuyển đổi sang mô hình Cty TNHH 2 TV làm cho tình hình ở đây trở nên bất ổn?

Điều bức xúc thứ 2 là hiện Cty NN Sông Con đang sở hữu gần 1.000 ha cây cao su sẽ xử lý ra sao và lấy đâu diện tích để trồng tổng cộng 1.140 ha mía như phương án đã vạch ra?

Ai cũng biết chính cây cao su là cây trồng chủ đạo đang giúp người nhận khoán tại đơn vị này có thu nhập cao, ổn định, đồng thời nó cũng là nguồn thu chính để nuôi bộ máy quản lý của Cty NN Sông Con và nộp thuế cho nhà nước.

Phương án chuyển đổi ghi rõ "sau khi thành lập Cty TNHH 2TV nông công nghiệp Sông Con, thì trên diện tích đất của Công ty sẽ hình thành vùng nguyên liệu mía tập trung với diện tích là 1.140 ha, được đầu tư theo mô hình thâm canh công nghệ cao..."

Điều này đã khiến NLĐ bức xúc bởi họ hiểu rằng sau khi sát nhập thì gần 1.000 ha cao su đó sẽ phải chặt cây cao su để trồng mía. Và thế là công sức, tiền bạc của họ bỗng dưng bị đổ xuống sông, xuống biển nên họ không thể chấp nhận được(?!).

NLĐ quên đi một điều rằng trong lộ trình từ 2013 đến 2015, Cty TNHH 2 TV này sẽ đầu tư dây chuyền chế biến 10.000 tấn mủ cao su khô/năm, kèm theo chiến lược tiêu thụ sản phẩm này ra sao.

Điều tai hại là, sự hiểu lầm nói trên đã không được giải thích và làm rõ ngay tại cuộc đối thoại giữa Sở NN&PTNT Nghệ An, UBND huyện Tân Kỳ và Cty NN Sông Con khiến không khí tại cuộc đối thoại thêm căng thẳng và ngột ngạt.

Do không được tuyên truyền đầy đủ rằng việc sát nhập chính là sự góp vốn (người có đất, kẻ có tiền) là chuyện bình thường khi thực hiện NQ 28 của Bộ Chính trị, khiến NLĐ ở đây cho rằng họ đang bị ép để giúp Cty CP mía đường Sông Con thôn tính theo kiểu "cá lớn nuốt cá bé", nhằm tước đoạt mất diện tích đất mà họ đang được giao khoán...

Bởi thế, hầu hết các ý kiến của những người đăng đàn đều tập trung chỉ trích bản phương án của Sở NN&PTNT Nghệ An là làm ngược, mất dân chủ để bày tỏ sự không đồng tình của mình...

Trước sự bức xúc của cả nghìn người vào sáng ngày 26/11/2013, ông Vi Lưu Bình, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An cũng phải thừa nhận: Việc xây dựng phương án chuyển đổi vừa qua là làm theo quy trình ngược, từ trên xuống. Nhưng lại cho rằng trước đó (tháng 10/2010) lãnh đạo Sở NN&PTNT đã xuống công ty để bàn vấn đề này nhưng đã không nhận được sự ủng hộ của các đồng chí lãnh đạo nên buộc Sở NN&PTNT phải làm ngược lại(?!)

slide.jpg
NLĐ tham gia cuộc đối thoại phía ngoài hội trường (sáng 26/11/2013)


NLĐ ngồi kín hội trường
Ông Vi Lưu Bình khẳng định: Việc cấp trên cho phép sát nhập 2 công ty là để khai thác sức mạnh của 2 doanh nghiệp làm sao để đạt mục đích sử dụng hiệu quả tiềm năng đất 2 doanh nghiệp và người lao động. Tuy nhiên, nếu không có sự đồng tình của người dân thì sẽ rất khó khăn. Bởi thế, lãnh đạo 2 đơn vị buộc phải ngồi lại với nhau để bàn thảo và tìm ra một hình thức và lộ trình thích hợp, tạo được sự đồng thuận của người lao động.
Nguồn Nông Nghiệp.
 

Ads HMO

Ads HMO

Top