• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Xã Hội: Người con nghèo của xứ Nghệ trong vòng xoáy "cơn lốc ly hương"

HMO

Administrator
Staff member
Tâm lý thích đi xa cùng với mong muốn bỏ nghề nông cho đỡ vất vả nên rất nhiều thanh niên ở các vùng nông thôn xứ Nghệ đã chọn con đường ly hương để lập nghiệp. Họ đổ xô và các KCN ở miền Nam làm thuê, thậm chí sang làm cửu vạn ở Lào, Thái Lan… Thế nhưng không có tay nghề cùng với trình độ hạn chế nên hầu hết thu nhập lao động bấp bênh, không đủ để trải cho một cuộc sống thường ngày… Ly hương vẫn nghèo… Một trong số hàng trăm khuôn mặt mà chúng tôi bắt gặp khi đang mang ba lô, ngơ ngác bắt xe vào Nam trên đường tránh Vinh vào ngày 8/2 vừa qua là em Phan Văn Tịnh quê ở xóm 12 xã Hưng Long. Em vừa tròn 19 tuổi, “đến tuổi đi làm rồi”- Tịnh nói. Em cùng với một số người trong xóm đang bắt xe khách vào miền Nam đi làm công nhân.

Tịnh kể: "Xóm em hầu hết thanh niên sau tết đều tìm cách đi xa lập nghiệp, chủ yếu là vào các tỉnh phía Nam. Cũng có nhiều người vào đó ăn nên làm ra nhưng cũng nhiều người, con cái để ở nhà cho bố mẹ chăm nom nhưng tết cũng không có tiền về. Nhưng dù sao cũng phải đi thử sức thôi chứ ở nhà làm nông vất vả mà lại không đủ sống”. Trong ánh mắt của Tịnh bừng sáng, nhen nhóm nhiều hy vọng.
slide.jpg
Tịnh (giữa) đang bắt xe vào miền Nam để lập nghiệp
Gặp vợ chồng anh Nguyễn Văn Hạnh cùng với 2 con nhỏ quê ở xóm Lam Giang xã Võ Liệt huyện Thanh Chương đang đỏ mắt chờ bắt xe khách vào miền Nam sau mấy ngày về quê ăn tết. "Làm ở miền Nam không ăn thua, vất vả và truân chuyên lắm”, anh Hạnh thở dài cho biết: lương của cả vợ chồng anh mỗi tháng cũng chỉ ngót ngét 8 - 10 triệu đồng/ tháng, nhưng ở “đất khách quê người” chi phí thường đắt đỏ, riêng tiền sinh hoạt điện, nước, xăng xe đi lại cùng với tiền con cái học hành đã chiếm trọn thu nhập của vợ chồng nên sau gần 10 năm xa nhà “Nam tiến”, nhẩm tính lại số tiền anh tiết kiệm được cũng chẳng là bao. “Bây giờ cũng đã có tuổi rồi, cứ vào Nam làm ăn dài dài đã chứ về quê cũng không biết làm gì vì không có vốn liếng”- anh Hạnh bày tỏ nỗi niềm.
Không “Nam tiến” như lựa chọn của Tịnh, anh Hạnh, anh Phan Văn Lan lại có giấc mơ ở miền đất khác: Thái Lan. Gặp anh làm thủ tục ở Phòng xuất nhập cảnh, anh nói: "Mấy năm nay, xóm tôi rộ mốt sang Lào và Thái làm thuê. Lương mỗi tháng cũng được 5-7 triệu đồng, còn đỡ hơn ở nhà làm ruộng làm nông”. Chính vì vậy thật dễ hiểu không chỉ những chuyến xe vào Nam những ngày sau tết chật ních người mà tại phòng xuất nhập cảnh những ngày sau tết cũng tấp nập người không kém.

Phòng Xuất nhập cảnh những ngày đầu năm luôn quá tải
Theo số liệu từ phòng Quản lý Xuất nhập cảnh tỉnh Nghệ An, chỉ mới 2 ngày đầu của năm mới, phòng đã xử lý được hơn 1500 hồ sơ cho công dân đến làm hộ chiếu và giấy thông hành. Có những xóm ở Hưng Nguyên như Hưng Tân, Hưng Lĩnh hay ở Nghi Thiết, Nghi Lộc có nhiều xóm được gọi là xóm “xuất ngoại”. Có nhiều gia đình có 5 người con thì có tới 4 đứa đi làm thuê ở Thái Lan hoặc Lào.

Và nỗi niềm …
Mang theo giấc mộng đổi đời ở những miền đất hứa nhưng cũng có nhiều người trở về tay trắng, chưa kể mang theo nhiều bi kịch. Đó là sự nghi kỵ, ghen tuông đổ vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình có vợ hoặc chồng sau một thời gian đi XKLĐ. Hay như trường hợp em Nguyễn Thị H ở xã Võ Liệt sau một thời gian đi làm công nhân trở về với một đứa con nhỏ mà không có chồng, thậm chí có những trường hợp bị tai nạn lao động và trở về thành gánh nặng cho người thân.

“Đúng là có sướng, có khổ nhưng tâm lý của thanh niên nông thôn bây giờ là thích ly nông nên ở xóm bây giờ muốn tìm ra thanh niên ưu tú để làm nòng cốt cho Đoàn, cho Đảng rất khó…, một Bí thư một chi bộ xóm ở xã Võ Liệt ở huyện Thanh Chương cho biết.

Ông Nguyễn Văn Hùng, nguyên là xóm trưởng xóm 12 xã Hưng Long huyện Hưng Nguyên kể: do đặc thù của xóm là làm nông nhưng vùng này trũng nên năm nào cũng bị lụt ngập vì thế đa phần thanh niên trong làng cứ lớn lên là đi làm ăn xa. Có những năm trong làng chỉ còn lại người già và trẻ con ở nhà. Tuy nhiên, do làm ăn ở Nam vừa xa, thu nhập lại thấp nên gần đây xu hướng “Nam tiến” giảm dần.

Thay vào đó, họ sang Lào, và Thái Lan. Hiện trong xóm có khoảng 30 người đang lao động ở nước ngoài nhưng việc đi cũng chỉ tự phát qua con đường tiểu ngạch cứ không phải qua công ty chính thống nào hết. Do đó, cũng không thể lường hết được rủi ro. Và cũng có rất nhiều những câu chuyện buồn của nhiều lao động trẻ chọn con đường ly hương để lập nghiệp.

Thanh niên đi làm thuê nên xóm 12 xã Hưng Long nhiều nhà chỉ còn lại trẻ em và người già
Thật vậy, “cơn lốc ly hương”, đã khiến cho nhiều thôn, xóm vùng quê ở xứ Nghệ sau tết rơi vào cảnh im lìm, vắng lặng. Vào làng chỉ thấy bóng người già và trẻ em. Nhiều cụ ông, cụ bà ngoài công việc đồng áng còn phải chăm sóc con trẻ, bởi bố mẹ của các cháu đều bận đi làm ăn xa. Có rất nhiều nỗi niềm phía quê nhà của bao ông già hay bà lão không biết bày tỏ cùng ai?...

Theo số liệu thông kê từ phía Sở LĐ,TB &XH thì hiện độ tuổi từ 16-30 ở Nghệ An có tới hơn 1 triệu người, trong đó thanh niên trong độ tuổi lao động chiếm tới hơn 48,83% và có rất nhiều người tay nghề không có, trình độ hạn chế trong khi đó nhiều chính sách hộ trỡ vốn thanh niên chưa được tiếp cận, những mô hình phát triển ngành nghề cho thanh niên chưa được đẩy mạnh. Do đó “ Ly nông bất ly hương” vẫn là bài toán đang cần lời giải.
Theo Giadinh.net.vn​
 

Ads HMO

Ads HMO

Top