• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Xã Hội: Hương trầm Quỳ Châu vào vụ Tết

HMO

Administrator
Staff member
Về thị trấn Tân Lạc (huyện Quỳ Châu) những ngày này, khắp các ngả đường đều thoang thoảng mùi hương, gợi một không gian ấm cúng trong cái giá lạnh của mùa đông vùng cao. Cái Tết như đến sớm hơn với những làng nghề sản xuất hương trầm ở Quỳ Châu. Thương hiệu uy tín. Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm đến nhà ông Võ Minh Châu, khối 2B, thị trấn Tân Lạc. Ông Châu là con trai cụ Võ Lê Hải, người đầu tiên làm hương trầm ở mảnh đất Quỳ Châu. Trong không gian hương trầm ngan ngát, ông Châu kể: Câu chuyện về sự ra đời và phát triển của hương trầm nơi xứ Phủ Quỳ.
slide.jpg
Cơ sở sản xuất hương trầm Hà Loan

"Phát triển nghề hương trầm là mũi nhọn, lợi thế của địa phương, giúp người dân nơi đây thoát nghèo. Địa phương sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để bà con được vay vốn sản xuất cũng như liên hệ, tìm cơ sở tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ công nghệ, tăng cường quảng bá sản phẩm...”

Ông Đậu Công Hà
Phó chủ tịch UBND thị trấn Tân Lạc
Một buổi sáng, sau khi phát xong rẫy - công việc thường nhật, cụ Hải đốt đống cỏ dại thì bỗng thấy có mùi hương dịu dịu, nhẹ nhàng bay lên. Cụ tìm hiểu xung quanh thì thấy mùi hương tỏa ra từ rễ một loại cây thân mềm, có rễ chùm, cụ gọi đó là cây rễ hương. Chợt nghĩ rễ cây này nếu đem giã nhỏ, phơi khô rồi cuộn thành cây hương thắp sẽ thơm nên cụ mang rễ cây về và ngày đêm tìm cách pha chế. Để có hương thơm đặc biệt, cụ đã cho thêm vào những nguyên liệu khác nhau như: Quế, bột bã mía phơi khô rồi dùng giấy bản quấn vào thân cây phơi khô.

Thấy hương trầm của cụ Hải thơm ngát, bà con chòm xóm tìm đến hỏi mua, rồi “hữu xạ tự nhiên hương”, cây hương trầm của cụ Hải cũng được nhiều người miền xuôi tìm đến mua. “Ngày đó, nhiều người đi công tác qua Nghệ An ghé Quỳ Châu mua hương trầm của cha tôi làm, có lúc phải xếp hàng mà cũng không mua được, vì chỉ mình cha tôi làm, sản lượng rất ít”, ông Châu cho hay.

Vào năm 1937, khi vua Bảo Đại du ngoạn thắng cảnh ở Hang Bua thấy có mùi hương thơm dịu nhẹ nên đã hỏi thăm và hương trầm của cụ Hải đã được đưa về Cố đô Huế để dùng. Hương trầm Quỳ Châu từ đó bắt đầu con đường phát triển và khẳng định thương hiệu.

Nghề Thoát nghèo
Năm 2007, làng hương trầm Quỳ Châu được UBND huyện công nhận là làng nghề. Từ đây, phong trào làm hương trầm bắt đầu phát triển rầm rộ và ngày càng có nhiều gia đình xem đây là nghề chính để phát triển kinh tế. Hiện toàn huyện Quỳ Châu có 7 làng nghề hương trầm thuộc 5 xã, thị trấn sản xuất hương, trong đó riêng thị trấn Tân Lạc có 3 làng nghề, 2 làng nghề sản xuất hương trầm với gần 100 hộ, bình quân mỗi năm cung cấp hàng triệu cây hương ra thị trường. Nhờ nghề sản xuất hương trầm, bộ mặt thị trấn Tân Lạc ngày càng khang trang, sầm uất hơn, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư thêm các máy móc hiện đại để sản xuất hương trầm như máy chẻ chu, đập bột…

Chị Trần Thị Loan, chủ cơ sở Hà Loan - một trong những địa chỉ sản xuất hương trầm lớn nhất thị trấn Tân Lạc cho biết, gia đình bắt đầu làm hương từ năm 1988. Năm nay, cơ sở sản xuất trên 2 triệu que hương các loại, tăng 40 vạn so với năm ngoái. Hương trầm của gia đình được các thương lái miền xuôi lên mua sỉ rồi đưa đi bán ở các thị trường khác như: Vinh, Hà Tĩnh, Hà Nội… Mỗi ngày Hà Loan sản xuất được hàng trăm nén hương trầm, tạo việc làm cho hàng chục lao động có mức thu nhập từ 2,5-3 triệu đồng/người/tháng. “Hương trầm nhà tôi sản xuất đến đâu là bán hết đến đó, những ngày Tết này hương sản xuất không kịp bán. Nhờ vào cây hương trầm mà cuộc sống của gia đình tôi có những thay đổi rõ rệt.
Từ một hộ khó khăn, nay gia đình tôi đã có thu nhập từ 200-300 triệu đồng/năm, đời sống được nâng cao, các con có điều kiện học hành”, chị Loan chia sẻ. Gia đình ông Võ Minh Châu cũng thoát nghèo từ nghề truyền thống này. Ngôi nhà làm bằng gỗ, bên trong với đầy đủ vật dụng cần thiết chính là thành quả bao năm gắn bó với cây hương trầm của quê hương. “Nhờ vào cây hương trầm mà tôi đã nuôi được các con ăn học đàng hoàng, thoát nghèo khổ. Thời gian tới, gia đình tôi sẽ đẩy mạnh sản xuất hơn nữa”, ông Châu chia sẻ.

Theo GTVT.
 

Ads HMO

Ads HMO

Top