Dự án nhà máy xi măng Tân Thắng có công suất 5.000 tấn clinker/ngày, tương đương 1,98 triệu tấn xi măng/năm được xây dựng tại Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An thuộc vùng Bắc Trung Bộ, cách cảng biển nước sâu Nghi Sơn khoảng 30km; cách cảng biển Đông Hồi khoảng 20km.
Ảnh minh họa.
Đây là dự án trọng điểm của tỉnh Nghệ An, thuộc danh mục quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29/08/2011.
Dự án với tổng mức đầu tư 4.544 tỷ đồng, trong đó vốn tự có là 1.071 tỷ đồng, vốn vay với giá trị tối đa là 3.150 tỷ đồng (trong đó, vốn vay từ Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) là 2.400 tỷ đồng, và Ngân hàng Bắc Á (BacA Bank) là 750 tỷ đồng).
Sản phẩm đầu ra của dự án là xi măng PCB 50 và PCB 40 chất lượng cao với thị trường chính là khu vực các tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh, khu vực Nam Trung bộ,Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ và khoảng 30% phần sản phẩm sẽ được xuất khẩu sang Lào và nước ngoài.
Theo Bộ Xây dựng, năm 2015, dự tính nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành khoảng 72 - 74 triệu tấn, tăng 1,5 - 2% so với năm 2014. Trong đó, tiêu thụ nội địa khoảng 53 - 54 triệu tấn; xuất khẩu 19 - 20 triệu tấn.
Trong đó 6 tháng đầu năm 2015, sản lượng xi măng tiêu thụ ước đạt 34,16 triệu tấn (bằng 106% so với cùng kỳ năm 2014), đạt 47% kế hoạch năm 2015. Trong đó, tiêu thụ nội địa ước đạt 25,97 triệu tấn (bằng 105% so cùng kỳ năm 2014); xuất khẩu ước đạt 8,19 triệu tấn (bằng 107,7% so với cùng kỳ năm 2014).
Nếu tiêu thụ cả năm duy trì ở mức này thì năm 2015 ngành xi măng sẽ sản xuất và tiêu thụ được khoảng 91% tổng công suất thiết kế của các nhà máy.
Dự báo nguồn cung xi măng của cả nước từ nay đến năm 2016 vẫn đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ, có một lượng nhất định cho xuất khẩu khoảng 15 - 16 triệu tấn mỗi năm và có một lượng dự trữ khoảng 10 - 15% do đặc điểm địa hình, khí hậu, mùa vụ... của nước ta để bình ổn thị trường xi măng của cả nước, đặc biệt là khu vực phía Nam.
Ảnh minh họa.
Đây là dự án trọng điểm của tỉnh Nghệ An, thuộc danh mục quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29/08/2011.
Dự án với tổng mức đầu tư 4.544 tỷ đồng, trong đó vốn tự có là 1.071 tỷ đồng, vốn vay với giá trị tối đa là 3.150 tỷ đồng (trong đó, vốn vay từ Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) là 2.400 tỷ đồng, và Ngân hàng Bắc Á (BacA Bank) là 750 tỷ đồng).
Sản phẩm đầu ra của dự án là xi măng PCB 50 và PCB 40 chất lượng cao với thị trường chính là khu vực các tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh, khu vực Nam Trung bộ,Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ và khoảng 30% phần sản phẩm sẽ được xuất khẩu sang Lào và nước ngoài.
Theo Bộ Xây dựng, năm 2015, dự tính nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành khoảng 72 - 74 triệu tấn, tăng 1,5 - 2% so với năm 2014. Trong đó, tiêu thụ nội địa khoảng 53 - 54 triệu tấn; xuất khẩu 19 - 20 triệu tấn.
Trong đó 6 tháng đầu năm 2015, sản lượng xi măng tiêu thụ ước đạt 34,16 triệu tấn (bằng 106% so với cùng kỳ năm 2014), đạt 47% kế hoạch năm 2015. Trong đó, tiêu thụ nội địa ước đạt 25,97 triệu tấn (bằng 105% so cùng kỳ năm 2014); xuất khẩu ước đạt 8,19 triệu tấn (bằng 107,7% so với cùng kỳ năm 2014).
Nếu tiêu thụ cả năm duy trì ở mức này thì năm 2015 ngành xi măng sẽ sản xuất và tiêu thụ được khoảng 91% tổng công suất thiết kế của các nhà máy.
Dự báo nguồn cung xi măng của cả nước từ nay đến năm 2016 vẫn đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ, có một lượng nhất định cho xuất khẩu khoảng 15 - 16 triệu tấn mỗi năm và có một lượng dự trữ khoảng 10 - 15% do đặc điểm địa hình, khí hậu, mùa vụ... của nước ta để bình ổn thị trường xi măng của cả nước, đặc biệt là khu vực phía Nam.
Theo Diễn Đàn Đầu Tư