• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Xây dựng mô hình trường học mới

HMO

Administrator
Staff member
Năm học 2012 – 2013, Giáo dục chúng ta tiếp tục thực hiện vững chắc phổ cập GDTH đúng độ tuổi, phổ cập GD THCS theo Đề án của UBND tỉnh phê duyệt; chất lượng giáo dục toàn diện, đại trà và chất lượng học sinh giỏi tiếp tục nâng cao (tỷ lệ HS đạt điểm cao vào các trường ĐH, CĐ, HSG quốc gia giữ vững tốp dẫn đầu cả nước; có 2 em dự thi Olympic châu Á - Thái Bình Dương môn Vật lý và Tin học, đạt 1 Huy chương Đồng và 1 bằng khen).
Chăm chú nghe cô giảng bài. Ảnh: Minh Hằng
Đặc biệt, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu hiệu quả với Tỉnh ủy, UBND tỉnh và chỉ đạo thực hiện xuất sắc Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về các nhiệm vụ trọng tâm năm học của các bậc học, cấp học. Trong đó, nổi bật là đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục để thực hiện có hiệu quả các nội dung công tác: xây dựng TCQG, tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, triển khai Dự án mô hình trường học mới ở tiểu học và triển khai dạy học ngoại ngữ đến 2020 theo Đề án 1400 của Chính phủ.

B. Tình hình thực hiện công tác XHHGD ở Nghệ An trong thời gian vừa qua
1. Về quy mô phát triển: thực hiện Đề án quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, hệ thống giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An tiếp tục được củng cố với hệ thống trường, lớp ngày càng hợp lý. Cụ thể:
- Giáo dục mầm non có 515 trường (trong đó, có 499 trường công lập, 5 trường dân lập, 11 trường tư thục);
- Giáo dục tiểu học có 539 trường, trong đó, có 1 trường ngoài công lập;
- Giáo dục trung học cơ sở có 412 trường (trong đó có 24 trường phổ thông nhiều cấp học);
- Giáo dục trung học phổ thông có 92 trường; trong đó, công lập 69 trường, ngoài công lập 23 trường;
- Giáo dục chuyên nghiệp trực thuộc tỉnh có 1 trường đại học, 3 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp chuyên nghiệp;
- Giáo dục thường xuyên có 21 trung tâm; 480/480 xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng;

2. Công tác tham mưu của Sở Giáo dục và Đào tạo
Tiếp tục quán triệt Nghị quyết Nghị quyết số 05/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao và các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định 6363/QĐ-UBND ngày 01/12/2009 phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2015 có tính đến năm 2020”.
Nội dung của Đề án trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện xã hội hóa GD theo tinh thần Nghị quyết 05 của Chính phủ, tiếp tục triển khai nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục giai đoạn 2010-2015. Tiếp theo, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các quyết định cụ thể trên các lĩnh vực như:
- Quyết định 70/QĐ- UBND, ngày 11/8/2009 quy định mức thu dạy thêm có tổ chức trong trường công lập và thu xã hội hóa trong dạy học 2 buổi/ngày, bán trú ở tiểu học;
- Quyết định số 07/2010/QĐ-UBND ngày 19/01/2010 của UBND tỉnh ban hành quy định một số chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Quyết định số 5600/QĐ-UBND.VX ngày 22 tháng 11 năm 2010 về việc phê duyệt “Kế hoạch dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2020”;
- Quyết định số 65/QĐ-UBND.VX ngày 07 tháng 01 năm 2011 về việc ban hành Quy định mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Quyết định số 4954/QĐ-UBND ngày 16/11/2011 về định mức hỗ trợ kinh phí trường đạt chuẩn quốc gia và trường trọng điểm;
- Quyết định số 565/QĐ-UBND.VX ngày 06/02/2013 phê duyệt Đề án về chống mù chữ, phổ cập giáo dục trên địa bàn Nghệ An giai đoạn 2012-2020;
- Quyết định số 865/QĐ-UBND.VX ngày 14/3/2013 về việc phê duyệt đề án Xây dựng xã hội học tập ở Nghệ An giai đoạn 2012-2020; vv
Các văn bản trên đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện của Sở GD&ĐT trên các lĩnh vực hoạt động. Đặc biệt, đã tạo cơ sở pháp lý cho việc vận động toàn xã hội tham gia giáo dục trên mọi phương diện đóng góp trí tuệ, nguồn lực và trực tiếp tham gia vào một số hoạt động giáo dục của nhà trường. Từ đó, đã tạo ra hiệu quả tích cực không những tạo thêm nguồn lực cho ngành mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục.
3. Đánh giá hiệu quả công tác XHHGD trên các lĩnh vực công tác:
a) Về xây dựng trường chuẩn quốc gia:
Xác định vận động XHHGD để xây dựng TCQG là giải pháp quản lý bền vững nhất nhằm phát triển giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu đưa nội dung xây dựng TCQG vào mục tiêu kế hoạch của nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh và Hội đồng nhân dân tỉnh cũng như kế hoạch hằng năm.
Vì vậy, xây dựng TCQG đã trở thành nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị; trong đó, ngành giáo dục là lực lượng nòng cốt trong tham mưu, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Các địa phương phân định rõ nhiệm vụ của chính quyền là xây dựng CSVC đảm bảo theo chuẩn và thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, nhiệm vụ của nhà trường là thực hiện tốt công tác quản lý, xây dựng đội ngũ, tổ chức dạy học đảm bảo chất lượng.
Hằng năm, các địa phương đều xây dựng lộ trình đạt chuẩn thông qua Hội đồng nhân dân làm căn cứ thực hiện. Nhờ tham mưu và thực hiện tốt công tác XHHGD nên mặc dù kinh tế, xã hội gặp nhiều khó khăn, đầu tư công cho giáo dục và đào tạo cơ bản bị cắt giảm nhưng tiến độ và hiệu quả xây dựng TCQG ở Nghệ An trong những năm gần đây vẫn đảm bảo; trung bình mỗi năm có thêm 50 – 60 trường đạt chuân QG.
Đến cuối năm học 2012 – 2013, toàn tỉnh có 815 trường đạt chuẩn quốc gia các cấp học, tỷ lệ 52,2% số trường trong tỉnh. Trong đó, tiểu học đạt 427/539 trường, tỷ lệ 80%; mầm non 241/515 trường, tỷ lệ 47%; THCS có 128/412 trường, tỷ lệ 31%; THPT 19/92 trường, tỷ lệ 21%). Cũng nhờ làm tốt công tác XHHGD nên huyện Quỳ Châu là đơn vị miền núi đặc biệt khó khăn nhưng có 100% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Nghệ An phấn đấu đến năm 2015 có trên 65% số trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học.
b) Về triển khai dạy học ngoại ngữ theo Đề án 1400 của Chính phủ:
Giáo dục Nghệ An nhiều năm được ghi nhận là địa phương có nhiều thành công trong giáo dục phổ thông nhưng thanh niên Nghệ An vào học các trường đại học, ra trường lập nghiệp luôn chịu thiệt thòi vì thiếu kỹ năng ngoại ngữ. Nhận thức được điều đó, Sở GD&ĐT đã chủ động tham mưu UBND tỉnh sớm có chủ trương về khuyến khích dạy học ngoại ngữ từ tiểu học.
Sau khi Chính phủ phê duyệt Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020, Sở GD&ĐT đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 5600/QĐ- UBND, ngày 22/11/2010 về Kế hoạch dạy học NN trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 – 2020. Tiếp theo đó, ngày 31/10/2012, UBND tỉnh ban hành Quyết định số: 4334/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đầu tư nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ trong trường phổ thông tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012-2015 với tổng mức đầu tư hơn 300 tỷ đồng trong thời gian 3 năm. Thực hiện các quyết định của UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo hàng năm đã triển khai kế hoạch tập trung vào các nội dung sau:
- Thứ nhất: tập trung công tác chuẩn bị và bồi dưỡng đội ngũ: phối hợp với các trường đại học Vinh, Đại học Huế tổ chức các khóa bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho GV; Tổ chức bồi dưỡng cho GV dự thi sát hạch bằng ngân sách của tỉnh; phối hợp với Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge tổ chức sát hạch trình độ đảm bảo chính xác, nghiêm túc và khách quan, tạo động lực cho GV tự bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ.
- Thứ hai: Triển khai trang bị TBDH, Phòng học ngoại ngữ theo Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Hàng năm, theo lộ trình triển khai, Sở tổ chức mua sắm và trang bị phòng học NN cho các trường có GV đạt chuẩn và tổ chức dạy học từ lớp 3. Đến năm học 2012 – 2013, có 100 trường tiểu học, 52 trường trung học và TTGDTX được trang bị phòng học ngoại ngữ đồng bộ.
Thứ ba: Đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa quá trình dạy học ngoại ngữ. Với chủ trương này, ngành GD đã tranh thủ được sự tham gia của phụ huynh ngày càng mạnh mẽ và đưa đến hiệu quả cao.
Nhờ làm tốt công tác tham mưu, công tác xã hội hóa GD mà Kế hoạch dạy học NN theo chương trình 10 năm từ tiểu học ở Nghệ An được triển khai đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng. Mỗi năm, có thêm khoảng 100 trường tiểu học có GV đạt chuẩn để triển khai dạy NN; đến năm 2015, 100% số trường vùng thuận lợi có đủ GV đạt chuẩn để dạy NN ở tiểu học. Bậc trung học triển khai dạy thí điểm lớp 6 ở 3 trường THCS và thí điểm dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở Trường THPT Lê Viết Thuật khá thành công.
Chất lượng dạy học NN ở phổ thông đã được cải thiện rõ rệt. Liên tục 3 năm, đoàn HS tiểu học Nghệ An tham gia giao lưu HSG nghe nói tiếng Anh đều đạt kết quả xuất sắc; tham gia cuộc thi quốc gia về tiếng Anh trên mạng INTERNET có 111 học sinh tham dự, kết quả đạt 8 HCV, 17 HCB, 36 HCĐ; tham gia cuộc thi Olympia Toán bằng tiếng Anh, đoàn nghệ An là một trong 2 đoàn dẫn đầu trong số các đơn vị tham gia.
c) Về tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học và THCS:
Từ năm học 2007 – 2008, Sở GD&ĐT đã tích cực tham mưu chuẩn bị CSVC, đội ngũ GV để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày từ tiểu học. Trong điều kiện ngân sách chưa đủ để bố trí biên chế theo Thông tư 35, ngành đã tham mưu cơ chế từ xã hội hóa nguồn lực và chỉ đạo các trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học.
Theo đó, biên chế được bố trí vùng khó khăn là 1,4 GV/lớp, vùng thuận lợi là 1,2 GV/lớp; các trường được thu từ phụ huynh 66.000đ/HS/tháng để hợp đồng thêm tối thiểu 1,5 GV/lớp. Kết quả sau 3 năm thực hiện, Nghệ An đã thực hiện thành công chủ trương dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học bằng nguồn kinh phí xã hội hóa.
Năm học 2012- 2013, toàn tỉnh có 98,5% số học sinh được học 2 buổi/ngày; nguồn thu từ xã hội hóa đạt hằng năm khoảng 160 tỷ bổ sung cho chi lương GV hợp đồng và các hoạt động chuyên môn của nhà trường. Nhờ nguồn thu này, ngành đã chỉ đạo thành công dạy học ngoại ngữ, tin học ở 86% số trường tiểu học, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số và chất lượng giáo dục toàn diện với các chương trình giáo dục linh hoạt, phù hợp như đưa hát dân ca, trò chơi dân gian, thể dục EROBIC, giáo dục vệ sinh học đường bằng chương trình rửa tay với xà phòng vào trường học, xây dựng thư viện và Văn hóa đọc ở trường tiểu học nhằm phát triển các năng lực và kỹ năng sống cho học sinh.
Ở cấp THCS, ngành chỉ đạo các trường có đủ GV dạy học tăng thời lượng trên 6 buổi/tuần nhằm giản thời lượng học tập, củng cố KT- KN cho học sinh.
d) Về triển khai Dự án Mô hình trường học mới:
Năm học 2012 – 2013, GD tiểu học Nghệ An có 73 trường thực hiện Dự án, chủ yếu ở các huyện miền núi. Nhận thức đây là cơ hội để đổi mới quá trình tổ chức dạy học, giáo dục, đổi mới sư phạm theo hướng dạy học tích cực, Sở GD&ĐT đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh và chỉ đạo các trường tích cực chuẩn bị các điều kiện về CSVC, đội ngũ GV cho việc triển khai Dự án.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động xã hội hóa, ngay từ ngày đầu triển khai, mặc dù chưa có sự hỗ trợ từ Dự án, các trường đã nhận được sự quan tâm to lớn của phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội. Các phòng học được bổ sung phương tiện dạy học, hoạt động cho học sinh, khu giáo dục thể chất, khu vệ sinh được trang bị thêm các thiết bị vui chơi vận động, bồn rửa tay để thực hiện giáo dục kỹ năng rửa tay với xà phòng.
Mỗi trường thực hiện Dự án được nhân dân hỗ trợ hàng trăm triệu đồng để bổ sung CSVC. Tiêu biểu như huyện miền núi Quỳ Châu, Tân Kỳ có 100% trường tiểu học thực hiện Dự án được phụ huynh góp công, góp tiền xây dựng công trình vệ sinh nước sạch và hệ thống thiết bị rửa tay với xà phòng.
Vấn đề trọng tâm của Dự án Mô hình trường học mới là tổ chức lại quá trình sư phạm trong dạy học, giáo dục được ngành quan tâm chỉ đạo ngay từ đầu với phương châm “giáo viên dạy ít để học sinh được học nhiều hơn”.
Giáo viên được tập huấn kỹ lưỡng, được tham gia các hoạt động bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm như hội thảo, dự giờ đúc rút kinh nghiệm nên đã nhanh chóng nắm được phương pháp, kỷ thuật dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục.
Đến thời điểm này, chúng tôi hoàn toàn yên tâm với hướng đi và hiệu quả tác động của Dự án về sự phát triển nhanh, bền vững về các kỹ năng cốt lõi và năng lực của học sinh. Dự án ngay từ năm đầu đã có sức lan tỏa nhanh và mạnh đến cả hệ thống GD tiểu học trên địa bàn tỉnh.
C. Bài học kinh nghiệm
Từ điều kiện là một tỉnh nghèo, nguồn lực đầu tư từ Nhà nước còn ở mức thấp nhưng người dân quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, ngành giáo dục Nghệ An đã chủ động làm tốt công tác tham mưu, tích cực chỉ đạo đẩy mạnh công tác, vân động, tuyên truyền, công tác xã hội hóa giáo dục để tranh thủ mọi đóng góp, hỗ trợ từ xã hội về trí lực, nhân lực và tài lực cho giáo dục.
Nhờ vậy, các mục tiêu về xây dựng TCQG, dạy học 2 buổi/ngày, dạy học ngoại ngữ và triển khai Dự án Mô hình trường học mới ở Nghệ An được triển khai thực hiện khá vững chắc, mang lại hiệu quả đích thực cho phát triển giáo dục ở địa phương. Từ kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm được đúc kết là:
Thứ nhất: Phải chủ động, sáng tạo trong công tác tham mưu, tuyên truyền vận động;
Thứ hai: Xây dựng được các mô hình tiên tiến ở các điều kiện GD khác nhau;
Thứ ba: Chỉ đạo tập trung, kịp thời đánh giá và nhân rộng kết quả trong toàn ngành.
Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An
 

Ads HMO

Ads HMO

Top