Tổng thống Philippines Duterte ra lệnh quân đội chiếm đóng tất cả các thực thể Philippines có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông mà chưa bị bên nào chiếm đóng.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu HằngNgày 9-4, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ra lệnh quân đội chiếm đóng tất cả các thực thể Philippines có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông mà chưa bị bên nào chiếm đóng cũng như tuyên bố sẽ thăm đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong thời gian tới, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ Việt Nam rất quan tâm và đang theo dõi, xác minh các thông tin vừa nêu.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mọi hành vi của quốc gia khác tại hai quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị.
Bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ lập trường nhất quán của Việt Nam về vấn đề Biển Đông đó là mọi tranh chấp được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
"Trong khi chờ đợi tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài cho tranh chấp, các bên cần kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình hay mở rộng tranh chấp, phù hợp với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002”- bà Hằng nhấn mạnh.
Tổng thống Rodrigo Duterte ngày 6-4 cho biết đã ra lệnh Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) đóng quân ở mọi hòn đảo mà Philippines tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Ông Duterte cho biết đã ra lệnh cho quân đội xây dựng một số công trình và cắm cờ Philippines trên các hòn đảo mà nước này tuyên bố chủ quyền. Ông Duterte nói thêm rằng ông dự định thăm đảo Pag-asa (đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Philippines chiếm đóng trái phép) vào Ngày Quốc khánh (12 -6).
Theo trang tin Rappler, quyết định của Tổng thống Duterte có thể chọc giận Trung Quốc giữa lúc ông nỗ lực cải thiện quan hệ với Bắc Kinh. Động thái trên cũng trái với quan điểm trước đó của ông Duterte về vấn đề biển Đông. Hồi tháng 9-2016, cố vấn an ninh quốc gia Hermogenes Esperon Jr nói rằng ông Duterte muốn “phi quân sự hóa” khu vực này để cải thiện cơ hội giải quyết tranh chấp hàng hải bằng biện pháp hòa bình.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mọi hành vi của quốc gia khác tại hai quần đảo này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị.
Bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ lập trường nhất quán của Việt Nam về vấn đề Biển Đông đó là mọi tranh chấp được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
"Trong khi chờ đợi tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài cho tranh chấp, các bên cần kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình hay mở rộng tranh chấp, phù hợp với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002”- bà Hằng nhấn mạnh.
Tổng thống Rodrigo Duterte ngày 6-4 cho biết đã ra lệnh Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) đóng quân ở mọi hòn đảo mà Philippines tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Ông Duterte cho biết đã ra lệnh cho quân đội xây dựng một số công trình và cắm cờ Philippines trên các hòn đảo mà nước này tuyên bố chủ quyền. Ông Duterte nói thêm rằng ông dự định thăm đảo Pag-asa (đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Philippines chiếm đóng trái phép) vào Ngày Quốc khánh (12 -6).
Theo trang tin Rappler, quyết định của Tổng thống Duterte có thể chọc giận Trung Quốc giữa lúc ông nỗ lực cải thiện quan hệ với Bắc Kinh. Động thái trên cũng trái với quan điểm trước đó của ông Duterte về vấn đề biển Đông. Hồi tháng 9-2016, cố vấn an ninh quốc gia Hermogenes Esperon Jr nói rằng ông Duterte muốn “phi quân sự hóa” khu vực này để cải thiện cơ hội giải quyết tranh chấp hàng hải bằng biện pháp hòa bình.
Theo NLĐ