Xuất phát từ niềm đam mê, sau 3 năm nghiên cứu kỹ thuật trồng lan, anh Nguyễn Trọng Dũng, ở khối 9, thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và hiện sở hữu vườn lan đẹp mắt, có giá trị lớn.
Anh Dũng thổ lộ anh vốn đam mê phong lan từ nhỏ, nên năm 2013, sau khi tốt nghiệp đại học ngành tài chính ngân hàng, anh không ở lại Thủ đô tìm việc mà về quê lập nghiệp. Những ngày đầu, anh lên rừng tìm cây lan về trồng và đến các tỉnh bạn tìm mua các loại lan rừng quý hiếm để nhân giống. Do thiếu kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc lan nên anh nhân giống không thành công.
Thất bại nhưng không nhụt ý chí, anh miệt mài tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Dần dần, anh nắm vững kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhân giống từng loại lan. Với diện tích vườn chỉ có 80m2 nhưng nhờ khéo léo bố trí, sắp xếp khoa học, hiện nay vườn nhà anh có tới 250 giò lan của gần 20 giống lan các loại. “Riêng tại địa bàn huyện Tân Kỳ có loại lan quế Lan Hương rất đẹp. Đây là giống lan đặc trưng của địa phương, hoa nở vào tháng 8, mùi hương rất quyến rũ, thơm tựa mùi quế…”- anh Dũng thổ lộ.
Anh Nguyến Trọng Dũng hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc hoa lan rừng. Ảnh: Cẩm TúBằng bàn tay khéo léo, chăm sóc công phu, tỉ mẩn cộng với niềm đam mê, giờ đây anh Dũng đang có những giò phong lan quý hiếm với nhiều loại, nhiều kiểu dáng khác nhau, được bạn hàng các nơi ưa chuộng. Giá bán mỗi giò phong lan tùy vào sự quyến rũ, quý hiếm của từng loài, thấp nhất là 300.000 đồng, cao nhất tới vài triệu đồng. Anh Dũng chia sẻ: “Trồng lan vừa giúp mình thỏa mãn niềm đam mê, vừa đem lại nguồn thu nhập cho gia đình. Vừa chơi, vừa làm, nhưng mỗi năm tôi cũng có khoảng 150 triệu đồng từ vườn lan…”.
Theo anh Dũng, điểm đặc trưng của phong lan rừng là có sức sống bền bỉ. Phong lan rừng đưa về trồng trong vườn thường ưa sống trên thân cây nhãn, vú sữa, nở hoa chủ yếu vào tháng 2, tháng 3 hàng năm. Hiện nay nhiều khách hàng không chỉ tìm đến nhà anh Dũng để mua lan mà còn để học hỏi kinh nghiệm trồng, chăm sóc lan.
Anh Dũng thổ lộ anh vốn đam mê phong lan từ nhỏ, nên năm 2013, sau khi tốt nghiệp đại học ngành tài chính ngân hàng, anh không ở lại Thủ đô tìm việc mà về quê lập nghiệp. Những ngày đầu, anh lên rừng tìm cây lan về trồng và đến các tỉnh bạn tìm mua các loại lan rừng quý hiếm để nhân giống. Do thiếu kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc lan nên anh nhân giống không thành công.
Thất bại nhưng không nhụt ý chí, anh miệt mài tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Dần dần, anh nắm vững kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhân giống từng loại lan. Với diện tích vườn chỉ có 80m2 nhưng nhờ khéo léo bố trí, sắp xếp khoa học, hiện nay vườn nhà anh có tới 250 giò lan của gần 20 giống lan các loại. “Riêng tại địa bàn huyện Tân Kỳ có loại lan quế Lan Hương rất đẹp. Đây là giống lan đặc trưng của địa phương, hoa nở vào tháng 8, mùi hương rất quyến rũ, thơm tựa mùi quế…”- anh Dũng thổ lộ.
Anh Nguyến Trọng Dũng hướng dẫn khách hàng cách chăm sóc hoa lan rừng. Ảnh: Cẩm Tú
Theo anh Dũng, điểm đặc trưng của phong lan rừng là có sức sống bền bỉ. Phong lan rừng đưa về trồng trong vườn thường ưa sống trên thân cây nhãn, vú sữa, nở hoa chủ yếu vào tháng 2, tháng 3 hàng năm. Hiện nay nhiều khách hàng không chỉ tìm đến nhà anh Dũng để mua lan mà còn để học hỏi kinh nghiệm trồng, chăm sóc lan.
Theo Dân Việt