Mùa Xuân, khi tiết trời ấm áp, bà con người Thái ở miền Tây Nghệ An cũng bước vào mùa quăng chài, bắt cá. Khắp các khúc sông, khe suối, mọi người đi như trẩy hội.
Chài được xem như vật dụng gắn liền với người đàn ông đồng bào Thái. Với đặc tính sống ven khe suối, hầu như gia đình người Thái nào cũng sở hữu chài, vinh. Có gia đình sở hữu từ 5 đến 10 chiếc chài.
Chài có thể được đan bằng dây cước hoặc bằng dây dù. Phía chân của những chiếc chài được đính những chiếc trì (có thể làm bằng chì hoặc bằng sắt, thép...) làm nhiệm vụ kéo cho chiếc chài xuống nước nhanh để úp cá. Ảnh: Hồ Phương.
Ngoài mùa nước lũ thì mùa xuân được xem là “mùa cá”. Vào những ngày này, họ thường rủ nhau đi đánh bắt cá trên các khúc sông. Ảnh: Hồ Phương.
Các “chài thủ” đứng thành vòng, để dồn cho đàn cá về 1 chỗ và cùng nhau tung chài ra để bắt. Ảnh: Hồ Phương.
Không chỉ mang về tôm cá, mà việc đánh bắt cá theo kiểu truyền thống này còn thể hiện sức khỏe, sự dẻo dai của những người đàn ông Thái. Ảnh Lâm Mạnh.
Những mớ cá được bà con dân chài đánh về và thả xuống nước để chờ thương lái đến thu mua.
Chài có thể được đan bằng dây cước hoặc bằng dây dù. Phía chân của những chiếc chài được đính những chiếc trì (có thể làm bằng chì hoặc bằng sắt, thép...) làm nhiệm vụ kéo cho chiếc chài xuống nước nhanh để úp cá. Ảnh: Hồ Phương.
Ngoài mùa nước lũ thì mùa xuân được xem là “mùa cá”. Vào những ngày này, họ thường rủ nhau đi đánh bắt cá trên các khúc sông. Ảnh: Hồ Phương.
Các “chài thủ” đứng thành vòng, để dồn cho đàn cá về 1 chỗ và cùng nhau tung chài ra để bắt. Ảnh: Hồ Phương.
Không chỉ mang về tôm cá, mà việc đánh bắt cá theo kiểu truyền thống này còn thể hiện sức khỏe, sự dẻo dai của những người đàn ông Thái. Ảnh Lâm Mạnh.
Những mớ cá được bà con dân chài đánh về và thả xuống nước để chờ thương lái đến thu mua.
Theo Báo Nghệ An