Bị lừa bán sang Trung Quốc làm vợ người ta, chị sinh hạ hai đứa con nhưng bản thân luôn nung nấu ý định trở về nước. Được chồng cho về sau 12 năm làm vợ, chị Nguyễn Thị Sáu (SN 1970, trú tại xã Quỳnh Lập, TX Hoàng Mai) đã quyết định không trở lại dù người chồng sang tận nơi níu kéo.
Gần 7 năm sau ngày trở về từ Trung Quốc, hai mẹ con chị Sáu đã dần ổn định cuộc sống. Thế nhưng, hễ nhắc đến những ngày quá khứ trên đất khách là chị lại bật khóc, với chị quãng thời gian đó là cả một câu chuyện dài.
Sinh ra trong một gia đình kinh tế thuộc loại trung bình của địa phương, vì gia đình đông anh chị em nên chỉ được học “biết mặt con chữ”, hết lớp 5 chị phải nghỉ học. Vì các anh chị lớn đều lập gia đình ra riêng, người lại mẹ đau ốm triền miên nên mọi việc trong nhà đều do bàn tay chị gánh vác.
Thương mẹ phải nằm liệt giường một chỗ, chị không đành lòng bỏ mặc mẹ mà đi lấy chồng. Thế nên, ngày ngày người ta đều thấy chị đi biển kiếm tiền để chăm sóc cha mẹ già.
Chuyện yêu đương của chị theo năm tháng dần trôi, đã ngoài ba mươi vẫn chưa có cuộc tình nào. Rồi bố mẹ già cũng qua đời, hết vấn vương vì chữ hiếu, chị bắt đầu những chuyến buôn đồ biển xa nhà, và tấn bi kịch của cuộc đời chị cũng bắt đầu từ đó.
Trong những chuyến đưa hàng cá khô từ biển đi bán tại các huyện miền núi, chị gặp một người đang bà nói giọng Bắc khi đang ở huyện Yên Thành.
Hai mẹ con chị Sáu nương tựa vào nhau, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Qua nhiều lần tỷ tê, biết hoàn cảnh của chị Sáu nên người phụ nữ này có ý muốn giúp đỡ bằng cách đưa sang Trung Quốc làm thuê. Theo lời giới thiệu thì công việc tại xứ người nhẹ nhàng và lương cao, lại ăn sung mặc sướng nên chị Sáu cũng bùi tai và mong muốn được sang Trung Quốc làm ăn.
Chị Sáu không tiết lộ cho bất cứ ai biết về chuyến đi làm ăn xa lần này, với hy vọng kiếm được nhiều tiền, khi ổn định cuộc sống sẽ thông báo cho mọi người sau.
Cuối năm 1996, chị Sáu đã bí mật thu dọn đồ và lặng lẽ rời nhà. Hai người đến Quảng Ninh rồi đi thuyền theo đường tiểu ngạch sang bên kia biên giới. Sau 3 ngày 3 đêm chui lủi, mảnh đất trong mơ của chị hiện ra khác hẳn với những lời giới thiệu của người phụ nữ kia.
Chưa kịp hoàn hồn thì chị bị bắt nhốt trong một ngôi nhà và không cho ra ngoài, chị mới biết mình bị lừa thì đã muộn. Chị tiếp tục bị một nhóm người lạ mặt đưa lên thuyền và chở đến một vùng quê hẻo lánh của Trung Quốc bán cho một người đàn ông làm vợ. Mãi sau này chị mới biết đó là huyện Miền Xiên, tỉnh Hải Nam, một hòn đảo cực nam của Trung Quốc.
Vì bỏ tiền mua vợ, sợ chị bỏ trốn nên gia đình nhà chồng đã giam lỏng. Bất đồng ngôn ngữ, không hiểu về phong tục tập quán, quan trọng hơn là không hề biết đường về quê. Đó cũng chính là những ngày tủi nhục nhất của cuộc đời người phụ nữ thôn quê như chị.
Một năm sau ngày làm vợ, chị Sáu mang thai và sinh hạ đứa con trai là Hồ Xúy Căng, cũng từ đó gia đình nhà chồng cũng bớt xem chị là người dưng. Cũng vì sinh con nên chị cũng ít có thời gian để buồn, để tủi nữa mà một lòng chăm sóc con.
Chồng cũng một mực yêu thương chị và con, chị cũng không phải vất vả làm lụng như trước nữa. Nhưng dù chồng có yêu thương nhiều đến bao nhiêu đi nữa thì nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương khiến chị luôn đau đáu ý định trốn về quê cha đất tổ.
“Bên đó là một hòn đảo, muốn bỏ trốn cũng phải đi bằng thuyền mà cái đó rất khó vì mình là người từ nơi khác đến. Dù đã nhiều lần dò la đường về nhưng cũng vô vọng vì sau những cánh rừng là biển mênh mông, tôi không biết hướng nào để đi…” chị Sáu kể.
Ngôi làng chị Sáu sống khi ấy cũng có nhiều người Việt Nam bị bán sang làm vợ người Trung Quốc nên cũng có những người để chia sẻ nỗi niềm.
Tuy nhiên, không ai dám bỏ trốn về vì không ai biết đường, không rành tiếng và cũng không thoát được vì đây là một hòn đảo. Đứa con thứ hai cũng chào đời sau đó gần 10 năm, cuộc sống của chị với tình thương con nên kế hoạch bỏ trốn về quê, chị cũng chưa dám nghĩ đến.
Ngày về đẫm nước mắt
Nhiều đêm tâm sự với chồng, xa cách 10 năm nên muốn về thăm quê, rồi ước nguyện cũng được người chồng thấu hiểu và đồng ý. Năm 2009, chị được chồng cho mang theo con trai thứ hai là Hồ Xuy Dũng.
Sau bao ngày đợi chờ, mong ngóng tháng 7/2009, chị Nguyễn Thị Sáu và con trai được một người Việt đang làm ăn sinh sống ở Trung Quốc đưa về nước. Ngày về đến nhà, sau 12 năm ly biệt anh chị em trong nhà ôm nhau khóc nức nở.
Sau 12 năm mất tích bí ấn, cảnh làng xóm đã đổi thay nhiều, những lớp trẻ sau này lớn lên không còn ai nhớ đến chị nữa, nhiều người trong làng cũng trở nên lạ lẫm với chị. Ngôi nhà của bố mẹ sau nhiều năm chị không có tin tức cũng đã bán đi, hai mẹ con phải nương nhờ anh chị em để sống.
Hết thời gian người chồng cho về nước thăm gia đình, cũng là quang thời gian chị Sáu đấu tranh tâm lý và đưa ra quyết định không quay trở lại Trung Quốc nữa. Dù bên đó vẫn còn người con trai đầu lòng do chị sinh ra, người chồng vẫn một mực thương yêu chị. Thế rồi, chị đi làm lại giấy khai sinh cho con trai, xin cho con đi học và làm lại từ đầu trên mảnh đất quê hương mình.
Sau 5 năm trở về Việt Nam, người chồng đã dò được địa chỉ và tìm sang Việt Nam đến năn nỉ chị về với gia đình nhưng chị đã cương quyết không trở lại. Không níu kéo vợ trở về được, người chồng đành ngậm ngùi tạm biệt con trai và một mình khăn gói trở về Trung Quốc.
Ngày 19/5, Hội Liên hiệp phụ nữ TX. Hoàng Mai, Nghệ An đã tổ chức lễ bàn giao nhà mái ấm tình thương cho chị Nguyễn Thị Sáu trị giá 130 triệu đồng, được xây dựng trên diện tích 60m2. Bản thân thường xuyên bị đau ốm, nhưng ngày ngày chị vẫn ra biển, xuống bãi cá làm thuê kiếm them thu nhập.
Chị Sáu cho biết “Giờ cũng nhiều tuổi rồi, đứa con trai là món quà, cũng là chỗ dựa duy nhất của tui bây giờ. Tui sẽ không lấy chồng nữa, vì những mùi vị của hôn nhân gia đình cũng đã nếm trải đủ rồi. Cám ơn sự quan tâm của nhà nước và xã hội, không bỏ rơi mẹ con tui là tui cảm động lắm rồi. Có khó khăn chi nữa thì tui cũng cố gắng nuôi con ăn học đến nơi đến chốn…”.
Ngôi nhà mái ấm tình thương của hai mẹ con mới khánh thành đưa vào sử dụng. Theo ông Lê Bá Vân, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lập cho biết, từ ngày nhận được tin mẹ con chị Sáu trở về quê nhà, chính quyền đã đến động viên. Khi chị làm hộ khẩu mới, chính quyền cũng đã tạo điều kiện cho chị, làm CMND và những thủ tục cho con cái.
Sau ngày trở về sau chuyến đi định mệnh đó, dù cuộc sống trên quê hương còn nhiều khó khăn nhưng chị và con trai vẫn rất hạnh phúc. Bỏ qua lời níu kéo của người chồng và đứa con trai, chị vẫn đưa ra quyết định ở lại nơi mảnh đất chôn rau cắt rốn, nuôi con và sống quãng đời còn lại.
Chị Sáu và ký ức những ngày tháng sống trên đất khách quê người.
12 năm trên đất khách vẫn nung nấu ngày vềGần 7 năm sau ngày trở về từ Trung Quốc, hai mẹ con chị Sáu đã dần ổn định cuộc sống. Thế nhưng, hễ nhắc đến những ngày quá khứ trên đất khách là chị lại bật khóc, với chị quãng thời gian đó là cả một câu chuyện dài.
Sinh ra trong một gia đình kinh tế thuộc loại trung bình của địa phương, vì gia đình đông anh chị em nên chỉ được học “biết mặt con chữ”, hết lớp 5 chị phải nghỉ học. Vì các anh chị lớn đều lập gia đình ra riêng, người lại mẹ đau ốm triền miên nên mọi việc trong nhà đều do bàn tay chị gánh vác.
Thương mẹ phải nằm liệt giường một chỗ, chị không đành lòng bỏ mặc mẹ mà đi lấy chồng. Thế nên, ngày ngày người ta đều thấy chị đi biển kiếm tiền để chăm sóc cha mẹ già.
Chuyện yêu đương của chị theo năm tháng dần trôi, đã ngoài ba mươi vẫn chưa có cuộc tình nào. Rồi bố mẹ già cũng qua đời, hết vấn vương vì chữ hiếu, chị bắt đầu những chuyến buôn đồ biển xa nhà, và tấn bi kịch của cuộc đời chị cũng bắt đầu từ đó.
Trong những chuyến đưa hàng cá khô từ biển đi bán tại các huyện miền núi, chị gặp một người đang bà nói giọng Bắc khi đang ở huyện Yên Thành.
Hai mẹ con chị Sáu nương tựa vào nhau, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Chị Sáu không tiết lộ cho bất cứ ai biết về chuyến đi làm ăn xa lần này, với hy vọng kiếm được nhiều tiền, khi ổn định cuộc sống sẽ thông báo cho mọi người sau.
Cuối năm 1996, chị Sáu đã bí mật thu dọn đồ và lặng lẽ rời nhà. Hai người đến Quảng Ninh rồi đi thuyền theo đường tiểu ngạch sang bên kia biên giới. Sau 3 ngày 3 đêm chui lủi, mảnh đất trong mơ của chị hiện ra khác hẳn với những lời giới thiệu của người phụ nữ kia.
Chưa kịp hoàn hồn thì chị bị bắt nhốt trong một ngôi nhà và không cho ra ngoài, chị mới biết mình bị lừa thì đã muộn. Chị tiếp tục bị một nhóm người lạ mặt đưa lên thuyền và chở đến một vùng quê hẻo lánh của Trung Quốc bán cho một người đàn ông làm vợ. Mãi sau này chị mới biết đó là huyện Miền Xiên, tỉnh Hải Nam, một hòn đảo cực nam của Trung Quốc.
Vì bỏ tiền mua vợ, sợ chị bỏ trốn nên gia đình nhà chồng đã giam lỏng. Bất đồng ngôn ngữ, không hiểu về phong tục tập quán, quan trọng hơn là không hề biết đường về quê. Đó cũng chính là những ngày tủi nhục nhất của cuộc đời người phụ nữ thôn quê như chị.
Một năm sau ngày làm vợ, chị Sáu mang thai và sinh hạ đứa con trai là Hồ Xúy Căng, cũng từ đó gia đình nhà chồng cũng bớt xem chị là người dưng. Cũng vì sinh con nên chị cũng ít có thời gian để buồn, để tủi nữa mà một lòng chăm sóc con.
Chồng cũng một mực yêu thương chị và con, chị cũng không phải vất vả làm lụng như trước nữa. Nhưng dù chồng có yêu thương nhiều đến bao nhiêu đi nữa thì nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương khiến chị luôn đau đáu ý định trốn về quê cha đất tổ.
“Bên đó là một hòn đảo, muốn bỏ trốn cũng phải đi bằng thuyền mà cái đó rất khó vì mình là người từ nơi khác đến. Dù đã nhiều lần dò la đường về nhưng cũng vô vọng vì sau những cánh rừng là biển mênh mông, tôi không biết hướng nào để đi…” chị Sáu kể.
Ngôi làng chị Sáu sống khi ấy cũng có nhiều người Việt Nam bị bán sang làm vợ người Trung Quốc nên cũng có những người để chia sẻ nỗi niềm.
Tuy nhiên, không ai dám bỏ trốn về vì không ai biết đường, không rành tiếng và cũng không thoát được vì đây là một hòn đảo. Đứa con thứ hai cũng chào đời sau đó gần 10 năm, cuộc sống của chị với tình thương con nên kế hoạch bỏ trốn về quê, chị cũng chưa dám nghĩ đến.
Ngày về đẫm nước mắt
Nhiều đêm tâm sự với chồng, xa cách 10 năm nên muốn về thăm quê, rồi ước nguyện cũng được người chồng thấu hiểu và đồng ý. Năm 2009, chị được chồng cho mang theo con trai thứ hai là Hồ Xuy Dũng.
Sau bao ngày đợi chờ, mong ngóng tháng 7/2009, chị Nguyễn Thị Sáu và con trai được một người Việt đang làm ăn sinh sống ở Trung Quốc đưa về nước. Ngày về đến nhà, sau 12 năm ly biệt anh chị em trong nhà ôm nhau khóc nức nở.
Sau 12 năm mất tích bí ấn, cảnh làng xóm đã đổi thay nhiều, những lớp trẻ sau này lớn lên không còn ai nhớ đến chị nữa, nhiều người trong làng cũng trở nên lạ lẫm với chị. Ngôi nhà của bố mẹ sau nhiều năm chị không có tin tức cũng đã bán đi, hai mẹ con phải nương nhờ anh chị em để sống.
Hết thời gian người chồng cho về nước thăm gia đình, cũng là quang thời gian chị Sáu đấu tranh tâm lý và đưa ra quyết định không quay trở lại Trung Quốc nữa. Dù bên đó vẫn còn người con trai đầu lòng do chị sinh ra, người chồng vẫn một mực thương yêu chị. Thế rồi, chị đi làm lại giấy khai sinh cho con trai, xin cho con đi học và làm lại từ đầu trên mảnh đất quê hương mình.
Sau 5 năm trở về Việt Nam, người chồng đã dò được địa chỉ và tìm sang Việt Nam đến năn nỉ chị về với gia đình nhưng chị đã cương quyết không trở lại. Không níu kéo vợ trở về được, người chồng đành ngậm ngùi tạm biệt con trai và một mình khăn gói trở về Trung Quốc.
Ngày 19/5, Hội Liên hiệp phụ nữ TX. Hoàng Mai, Nghệ An đã tổ chức lễ bàn giao nhà mái ấm tình thương cho chị Nguyễn Thị Sáu trị giá 130 triệu đồng, được xây dựng trên diện tích 60m2. Bản thân thường xuyên bị đau ốm, nhưng ngày ngày chị vẫn ra biển, xuống bãi cá làm thuê kiếm them thu nhập.
Chị Sáu cho biết “Giờ cũng nhiều tuổi rồi, đứa con trai là món quà, cũng là chỗ dựa duy nhất của tui bây giờ. Tui sẽ không lấy chồng nữa, vì những mùi vị của hôn nhân gia đình cũng đã nếm trải đủ rồi. Cám ơn sự quan tâm của nhà nước và xã hội, không bỏ rơi mẹ con tui là tui cảm động lắm rồi. Có khó khăn chi nữa thì tui cũng cố gắng nuôi con ăn học đến nơi đến chốn…”.
Ngôi nhà mái ấm tình thương của hai mẹ con mới khánh thành đưa vào sử dụng.
Sau ngày trở về sau chuyến đi định mệnh đó, dù cuộc sống trên quê hương còn nhiều khó khăn nhưng chị và con trai vẫn rất hạnh phúc. Bỏ qua lời níu kéo của người chồng và đứa con trai, chị vẫn đưa ra quyết định ở lại nơi mảnh đất chôn rau cắt rốn, nuôi con và sống quãng đời còn lại.
Theo báo Pháp Luật