Đó là phát biểu của nhiều giáo viên (GV) Trường THPT tư thục Cù Chính Lan (Quỳnh Lưu) về bà Hiệu trưởng (HT) Võ Thị Nga tại phiên họp Hội đồng thành viên góp vốn ngày 30.10.2014. Bà Võ Thị Nga đã bị tố cáo về các hành vi tự tung tự tác trong nhân sự, tài chính, chuyên môn, có thái độ ứng xử vô văn hoá với giáo viên, nhân viên.
Trường THPT Cù Chính Lan (xã Quỳnh Bá, Quỳnh Lưu). Trường khó khăn, hiệu trưởng lộng hành
Trường THPT dân lập Cù Chính Lan thành lập năm 1998, từ năm 2011 chuyển sang loại hình tư thục, thu hút học sinh (HS) các xã ven biển huyện Quỳnh Lưu. Thời hưng thịnh, trường có quy mô lên gần 30 lớp. Nhưng mấy năm gần đây, số lượng HS giảm và quy mô trường liên tục thu hẹp. Năm học 2014 - 2015, trường chỉ còn 7 lớp với 297 HS, đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên 25 người. Thu nhập GV, nhân viên bấp bênh, trung bình từ vài trăm nghìn đồng đến 1-2 triệu đồng/tháng. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, đội ngũ GV nhà trường càng chán nản và bức xúc về bà Hiệu trưởng Võ Thị Nga (được phân công từ tháng 1.2014) có nhiều hành vi lạm quyền, tự tung tự tác.
Tại phiên họp hội đồng thành viên (HĐTV) góp vốn Trường THPT Cù Chính Lan do Trưởng ban Kiểm soát triệu tập ngày 30.10.2014, gồm 18 thành viên, tất cả các thành viên tham dự đã thống nhất kết luận bà Võ Thị Nga - Chủ tịch HĐQT (hội đồng quản trị) kiêm HT - đã tự ý cắt hợp đồng trái luật đối với 4 GV và 1 nhân viên văn thư, tự ý tuyển dụng 3 nhân viên mà không thông qua HĐQT.
Để cắt hợp đồng với GV, nhân viên, HT Nga đã thành lập “Hội đồng tuyển dụng”, tự ý ban hành tiêu chí chấm điểm và tổ chức thi tuyển. Trong đó, cô Hoàng Thị Lam là nhân viên văn phòng không tham gia thi (lý do bố bị ốm) nên đã bị cắt hợp đồng, và sau đó bà HT lại nhận người khác vào để thay thế. Trong khi đó, trường chỉ có duy nhất một nhân viên văn phòng, cô Lam đã công tác hơn 10 năm tại trường không có sai phạm.
Làm biên bản giả cuộc họp HĐQT
Việc tuyển người, đuổi người, HT Nga đều tự ý làm, không thông qua bất cứ tổ chức nào trong nhà trường, hoặc thông qua chỉ để thông báo. Thầy Ngô Văn Thế kể: Khi nhận lương tháng 8.2014, tôi chất vấn về một số vấn đề liên quan đến lương, bảo hiểm, thì HT Nga đe doạ: “Không làm nữa thì biến đi…”.
Còn cô Trần Thị Thúy Hằng (GV tiếng Anh), nhận được một loạt tin nhắn từ HT Nga: “Cuộc đời này tau (tao) tin nhầm người quá nhiều để rồi thất vọng. Thích công bằng thì cứ đợi đó”. Nhiều GV khác như cô Mai, cô Giang, cô Hải, cô Thanh… đều phản ánh bà HT Nga có những lời lẽ thiếu văn hoá.
Nghiêm trọng hơn, có 5/7 thành viên HĐQT nhà trường có đơn phản ánh việc HT Nga đã tự “sáng tác” ra biên bản họp HĐQT vào ngày 20.7.2014. Trong biên bản dài 4 trang này, có chữ ký của HT Nga (chủ trì) và bà Nguyễn Thị Huệ (thư ký). Nội dung biên bản khống ngày 20.7 ghi: HĐQT đã “thống nhất” các nội dung về nhân sự, tài chính… và “giao cho Ban giám hiệu (BGH) căn cứ tình hình thực hiện”, thực chất là để hợp thức hoá những hành vi tự tung tự tác của HT Nga hiện nay (như tuyển nhân viên, cắt hợp đồng…).
Vô lý là cuộc họp này diễn ra sau khi đã có kết quả tuyển dụng (tuyển dụng nhân sự diễn ra ngày 15.7) và cuộc họp thông báo kết quả tuyển dụng diễn ra ngày 18.7. Như vậy là BGH làm xong rồi mới được HĐQT cho chủ trương? Cô Hồ Thị Trà Giang khẳng định không tham gia họp, nhưng biên bản cuộc họp lại ghi ý kiến của cô. Những điều đó đủ để thấy rằng biên bản cuộc họp này đã được lập khống.
Trao đổi với Báo Lao Động ngày 28.11, HT Nga không thừa nhận mình sai, mà cho rằng tất cả những việc trong trường bà đều đã thông qua BGH, Hội đồng sư phạm và HĐQT. Bà Nga thừa nhận việc thành lập “Hội đồng tuyển dụng” để cắt hợp đồng GV, nhân viên là chưa đúng; thừa nhận việc chưa báo trước 45 ngày cho người bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng không chịu nhận trách nhiệm cá nhân.
Về biên bản họp HĐQT ngày 20.7.2014, ban đầu bà Nga khẳng định là có họp, 7 thành viên đều nhất trí giao cho BGH thực hiện các công việc đã bàn. Khi chúng tôi chất vấn có 5 người gửi đơn phản ánh họ không tham gia họp theo như biên bản, bà Nga thản nhiên: “Bây giờ 5 người nói không, 2 người nói có, không biết ai đúng ai sai” (?).
Bà Nga cũng phủ nhận các hành vi xúc phạm GV, nhân viên. Khi chúng tôi nói sự việc có nhiều người làm chứng, bà Nga cũng không chấp nhận và yêu cầu phải có bằng chứng ghi âm. Chúng tôi đọc ý kiến của cô Phạm Thị Hằng (thủ quỹ) phản ánh trong kỳ thi tốt nghiệp năm 2013 - 2014, bà Nga đã yêu cầu cô Hằng đưa cho bà 13 triệu đồng để “bồi dưỡng” cho lãnh đạo Hội đồng coi thi. Bà Nga phủ nhận: “Tôi là chủ tài khoản, tôi không sử dụng tiền” (?).
Trong cuộc làm việc, HT Nga cầm một cuốn ghi biên bản họp dày cộp để trả lời. Tuy nhiên, với biên bản “họp HĐQT” ngày 20.7 mà có 5/7 thành viên phủ nhận, thì khó mà tin vào những "biên bản” mà bà Nga có.
Trường THPT dân lập Cù Chính Lan thành lập năm 1998, từ năm 2011 chuyển sang loại hình tư thục, thu hút học sinh (HS) các xã ven biển huyện Quỳnh Lưu. Thời hưng thịnh, trường có quy mô lên gần 30 lớp. Nhưng mấy năm gần đây, số lượng HS giảm và quy mô trường liên tục thu hẹp. Năm học 2014 - 2015, trường chỉ còn 7 lớp với 297 HS, đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên 25 người. Thu nhập GV, nhân viên bấp bênh, trung bình từ vài trăm nghìn đồng đến 1-2 triệu đồng/tháng. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, đội ngũ GV nhà trường càng chán nản và bức xúc về bà Hiệu trưởng Võ Thị Nga (được phân công từ tháng 1.2014) có nhiều hành vi lạm quyền, tự tung tự tác.
Tại phiên họp hội đồng thành viên (HĐTV) góp vốn Trường THPT Cù Chính Lan do Trưởng ban Kiểm soát triệu tập ngày 30.10.2014, gồm 18 thành viên, tất cả các thành viên tham dự đã thống nhất kết luận bà Võ Thị Nga - Chủ tịch HĐQT (hội đồng quản trị) kiêm HT - đã tự ý cắt hợp đồng trái luật đối với 4 GV và 1 nhân viên văn thư, tự ý tuyển dụng 3 nhân viên mà không thông qua HĐQT.
Để cắt hợp đồng với GV, nhân viên, HT Nga đã thành lập “Hội đồng tuyển dụng”, tự ý ban hành tiêu chí chấm điểm và tổ chức thi tuyển. Trong đó, cô Hoàng Thị Lam là nhân viên văn phòng không tham gia thi (lý do bố bị ốm) nên đã bị cắt hợp đồng, và sau đó bà HT lại nhận người khác vào để thay thế. Trong khi đó, trường chỉ có duy nhất một nhân viên văn phòng, cô Lam đã công tác hơn 10 năm tại trường không có sai phạm.
Làm biên bản giả cuộc họp HĐQT
Việc tuyển người, đuổi người, HT Nga đều tự ý làm, không thông qua bất cứ tổ chức nào trong nhà trường, hoặc thông qua chỉ để thông báo. Thầy Ngô Văn Thế kể: Khi nhận lương tháng 8.2014, tôi chất vấn về một số vấn đề liên quan đến lương, bảo hiểm, thì HT Nga đe doạ: “Không làm nữa thì biến đi…”.
Còn cô Trần Thị Thúy Hằng (GV tiếng Anh), nhận được một loạt tin nhắn từ HT Nga: “Cuộc đời này tau (tao) tin nhầm người quá nhiều để rồi thất vọng. Thích công bằng thì cứ đợi đó”. Nhiều GV khác như cô Mai, cô Giang, cô Hải, cô Thanh… đều phản ánh bà HT Nga có những lời lẽ thiếu văn hoá.
Nghiêm trọng hơn, có 5/7 thành viên HĐQT nhà trường có đơn phản ánh việc HT Nga đã tự “sáng tác” ra biên bản họp HĐQT vào ngày 20.7.2014. Trong biên bản dài 4 trang này, có chữ ký của HT Nga (chủ trì) và bà Nguyễn Thị Huệ (thư ký). Nội dung biên bản khống ngày 20.7 ghi: HĐQT đã “thống nhất” các nội dung về nhân sự, tài chính… và “giao cho Ban giám hiệu (BGH) căn cứ tình hình thực hiện”, thực chất là để hợp thức hoá những hành vi tự tung tự tác của HT Nga hiện nay (như tuyển nhân viên, cắt hợp đồng…).
Vô lý là cuộc họp này diễn ra sau khi đã có kết quả tuyển dụng (tuyển dụng nhân sự diễn ra ngày 15.7) và cuộc họp thông báo kết quả tuyển dụng diễn ra ngày 18.7. Như vậy là BGH làm xong rồi mới được HĐQT cho chủ trương? Cô Hồ Thị Trà Giang khẳng định không tham gia họp, nhưng biên bản cuộc họp lại ghi ý kiến của cô. Những điều đó đủ để thấy rằng biên bản cuộc họp này đã được lập khống.
“Tôi là chủ tài khoản nên không sử dụng tiền”
Trao đổi với Báo Lao Động ngày 28.11, HT Nga không thừa nhận mình sai, mà cho rằng tất cả những việc trong trường bà đều đã thông qua BGH, Hội đồng sư phạm và HĐQT. Bà Nga thừa nhận việc thành lập “Hội đồng tuyển dụng” để cắt hợp đồng GV, nhân viên là chưa đúng; thừa nhận việc chưa báo trước 45 ngày cho người bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng không chịu nhận trách nhiệm cá nhân.
Về biên bản họp HĐQT ngày 20.7.2014, ban đầu bà Nga khẳng định là có họp, 7 thành viên đều nhất trí giao cho BGH thực hiện các công việc đã bàn. Khi chúng tôi chất vấn có 5 người gửi đơn phản ánh họ không tham gia họp theo như biên bản, bà Nga thản nhiên: “Bây giờ 5 người nói không, 2 người nói có, không biết ai đúng ai sai” (?).
Bà Nga cũng phủ nhận các hành vi xúc phạm GV, nhân viên. Khi chúng tôi nói sự việc có nhiều người làm chứng, bà Nga cũng không chấp nhận và yêu cầu phải có bằng chứng ghi âm. Chúng tôi đọc ý kiến của cô Phạm Thị Hằng (thủ quỹ) phản ánh trong kỳ thi tốt nghiệp năm 2013 - 2014, bà Nga đã yêu cầu cô Hằng đưa cho bà 13 triệu đồng để “bồi dưỡng” cho lãnh đạo Hội đồng coi thi. Bà Nga phủ nhận: “Tôi là chủ tài khoản, tôi không sử dụng tiền” (?).
Trong cuộc làm việc, HT Nga cầm một cuốn ghi biên bản họp dày cộp để trả lời. Tuy nhiên, với biên bản “họp HĐQT” ngày 20.7 mà có 5/7 thành viên phủ nhận, thì khó mà tin vào những "biên bản” mà bà Nga có.
Theo Lao Động