• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

Quế Phong Tiểu thương lao đao, chợ tiền tỷ 'đắp chiếu'

HMO

Administrator
Staff member
Thiết kế chợ bất hợp lý theo kiểu "lô cốt" khép kín, không điện, không nước, nên các tiểu thương đã từ chối vào chợ Tiền Phong (Quế Phong).

Tiểu thương chê chợ, xây tiền tỷ cũng thành nhà kho
Trái ngược với cảnh tất bật, nhộn nhịp kẻ bán người mua ở các khu chợ khác, tại chợ Tiền Phong lại xảy ra nghịch lý, chợ không người mua bán, việc họp chợ lại diễn ra ở ngoài...cổng chợ


Toàn bộ đình chợ Tiền Phong nhiều năm nay chỉ dùng để làm kho chứa hàng (ảnh Duy Ngợi)
Ngay khu đình chợ được xây dựng và đưa vào sử dụng từ giữa năm 2012 với trị giá hơn 2 tỷ đồng nhưng tại đây không hề có một tiểu thương nào thuê gian hàng để bán. Thay vào đó, toàn bộ diện tích trong đình của chợ Tiền Phong được dùng để làm nơi tập kết hàng hóa của các tiểu thương.

Lý giải điều này, một người phụ nữ tầm 50 tuổi ngồi ngay cạnh cửa ra vào cho biết: "Chợ được thiết kế theo kiểu khép kín, chẳng khác gì cái nhà kho. Nếu chúng tôi vào đó ngồi bán thì chẳng ai thấy để đến mua hàng. Với lại ở trong đình không có điện, không có nước để chúng tôi sử dụng thì vào đó làm gì".

Để bày bán hàng được ở ngoài, mỗi tiểu thương phải đóng từ 90-120 nghìn đồng/tháng. Không chỉ vậy, các tiểu thương ở đây phải bỏ tiền túi kéo điện dùng.

"Điện không có, nhà em phải đi mua điện trực tiếp trên điện lực, họ lấy 600 nghìn tiền công kéo dây, cộng tất cả là 4,6 triệu... Ở đây chợ vắng người lắm, không như ở trên thị trấn. Một ngày may lắm cũng chỉ kiếm được có hơn trăm nghìn, hàng bày ra rồi cũng chỉ để nhìn nhau", một tiểu thương nói.


Khu chợ cóc bên ngoài vắng tanh (ảnh Duy Ngợi).
Họ cứ yêu cầu vào trong đình ngồi nhưng trong đó làm gì có ai vào mua. Chúng tôi nói không vào thì họ nói không vào trong đình thì về nhà mà ngồi. Mà về nhà ruộng nương không có thì lấy chi mà ăn", tiểu thương này bức xúc.

Khuôn viên chợ Tiền Phong còn chịu cảnh "sống chung" với rác thải ngập ngụa. Bên hông chợ, một dãy ki-ốt được lợp bằng tấm xi-măng bị bỏ hoang và khu nhà vệ sinh ở sau đình rác thải ngập ngụa, mùi hôi thối nồng nặc.

Sẽ cải tạo, nâng cấp chợ cho phù hợp
Ông Võ Khánh Toàn, Chủ tịch UBND xã Tiền Phong cho biết: Chợ Tiền Phong được khánh thành vào tháng 10/2012 với kinh phí hơn 2 tỷ đồng nhằm phục vụ cho nhu cầu buôn trao đổi hàng hóa của người dân trên địa bàn xã và vùng phụ cận.


Ông Võ Khánh Toàn, Chủ tịch UBND xã Tiền Phong (ảnh Duy Ngợi).
Khi hỏi vì sao chợ xây xong, người dân lại họp chợ bên ngoài mà không vào trong đình? Ông Chủ tịch xã Tiền Phong phân trần: "Chợ có đặc thù nông thôn miền núi và xã đã hai lần đưa tiều thương vào trong đình chợ nhưng lượng người vào đây mua hàng rất ít. Nên được một thời gian, các tiểu thương lại ra ngoài để kinh doanh, buôn bán".

Thực tế, chợ thiết kế chưa phù hợp với tình hình địa phương và thói quen kinh doanh, buôn bán của người dân trong vùng nên chính quyền xã cũng đang xin ý kiến chỉ đạo của huyện để cải tạo, nâng cấp cho phù hợp để trong quý I năm 2016 sẽ đưa toàn bộ tiểu thương vào trong chợ. Tránh tình trạng kinh doanh, buôn bán lấn chiếm hành lang phía trước cổng chợ, ông Võ Khánh Toàn cho biết thêm.

Trong khi đó, ông Lô Hùng Cường, Phó Trưởng phòng Công thương huyện Quế Phong lại khẳng định: "Trước khi xây dựng, chợ Tiền Phong được thiết kế theo thẩm định của Sở Công thương và theo mẫu chung của chợ trên địa bàn vùng nông thôn. Thiết kế chợ như vậy là rất phù hợp rồi. Hiện đang phối hợp với xã làm các quy chế quản lý và phân công ngành hàng và phương án thu chi".

Chợ Tiền Phong được đầu tư tiền tỷ nhưng bị bỏ hoang, gây lãng phí ngân sách Nhà nước (ảnh Duy Ngợi).

Rác thải chất đầy ở chợ Tiền Phong (ảnh Duy Ngợi).

Dãy ki-ốt cạnh đình chợ từ lâu bị bỏ hoang, rác thải vứt đầy (ảnh Duy Ngợi).

Khu nhà vệ sinh chợ Tiền Phong cỏ mọc xung quanh (ảnh Duy Ngợi).

Đình chợ được xây theo kiểu "lô cốt" khép kín, tiểu thương không vào chợ vì không thể buôn bán, nhưng Phó Trưởng phòng Công thương vẫn khẳng định là "thiết kế như vậy là phù hợp rồi" (ảnh Duy Ngợi).
Theo PL+
 

Ads HMO

Ads HMO

Top