“Tiếp tục ứng phó, cứu trợ kịp thời khu vực đang chịu ảnh hưởng bởi mưa lũ, không được để thiệt hại tiếp tục xảy ra. Đảm bảo an toàn cho các hồ đập, các di sản văn hóa tại các địa phương vùng lũ…”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo.
Tại Hội nghị trên, đại diện Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết, mưa lũ từ giữa tháng 10/2016 đến nay đã làm 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương; hơn 316.700 nhà bị ngập, hư hại; hơn 42.800 ha lúa, hơn 4.700 ha mạ và hơn 39.000 ha hoa màu bị ngập hư hại,… Tổng thiệt hại ước tính gần 8.600 tỷ đồng.
Riêng đợt mưa lũ từ ngày 12/12 đến ngày 16/12 đã làm 15 người chết, mất tích (Thừa Thiên Huế: 3 người chết, Bình Định 6 người chết, 5 người mất tích, Khánh Hòa: 1 người chết); 127 nhà bị sập đổ, tốc mái, hư hỏng; 111.851 nhà bị ngập nước; 10.059 ha lúa bị ngập, hư hại và nhiều thiệt hại về cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi.
Nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp: Bước đầu các tỉnh đề xuất Chính phủ xem xét hỗ trợ khẩn cấp như sau: Về lương thực: 5.850 tấn gạo và 5 tấn lương khô; Về thuốc khử trùng, vệ sinh môi trường, phòng dịch cho người: 8 tấn Cloruamin B và một số chủng loại khác.
Về hỗ trợ giống cây trồng phục vụ sản xuất: 300 tấn lúa giống, 20 tấn ngô giống và 5 tấn rau, đậu các loại (Thừa thiên Huế) và 102 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ lúa giống, hoa màu, cây trồng, vật nuôi và thủy sản (Quảng Nam 8 tỷ, Quảng Ngãi 7 tỷ, Bình Định 13 tỷ, Ninh Thuận 1 tỷ).
Về kinh phí hỗ trợ khắc phục cấp bách về hạ tầng, giao thông, thủy lợi: 1.282 tỷ đồng.
Ông Hoàng Đức Cường cho biết, miền Trung trong thời gian tới sẽ xuất hiện đợt mưa lũ mới.Nói về tình hình diễn biến mưa lũ trong thời gian tới, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, cho biết: Từ ngày hôm nay (17/12), mưa lũ ở khu vực Trung Bộ và Nam Trung Bộ, Tây Nguyên có xu hướng giảm. Tuy nhiên, từ ngày 18-20/12 mưa lớn lại tăng trở lại tại các tỉnh từ Quảng Nam – Ninh Thuận, nhưng lũ không tăng và đang giảm chậm.
Cũng theo ông Cường, khoảng từ ngày 23-24/12 một vùng áp thấp có khả năng vào Biển Đông kết hợp với không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ và gây mưa lớn.
“Từ ngày 26-28/12 các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa sẽ xuất hiện đợt mưa lũ mới ở mức xấp xỉ báo động 2 (BĐ2), có nơi ở mức BĐ 3. Đợt lũ này không kéo dài, hi vọng chỉ trong 2-3 ngày là chấm dứt) – ông Hoàng Đức Cường nói.
Không được để dân đói, khát và bệnh tật
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Không được người dân vùng lũ nào bị đói, khát và bệnh tật".Sau khi nghe cơ quan chức năng liên quan cũng như các địa phương báo cáo về tình hình mưa lũ, thiệt hại và công tác ứng phó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao các bộ, ngành trung ương và địa phương đã rất nỗ lực đối phó với đợt mưa lũ trong thời gian qua. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng gửi lời chia buồn sâu sắc tới các gia đình có người chết trong mưa lũ.
Trước tình hình mưa lũ còn diễn biến phức tạp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các bộ, ngành trung ương và địa phương một số vấn đề sau:
Tiếp tục ứng phó, cứu trợ kịp thời khu vực đang chịu ảnh hưởng bởi mưa lũ, không được để thiệt hại tiếp xảy ra. Đảm bảo an toàn cho các hồ đập, các di sản văn hóa tại các địa phương.
Tập trung cứu dân, tuyệt đối không được người dân nào đói, khát và bệnh tật. Các địa phương đặc biệt chú ý, nước rút đến đâu cần chỉ đạo làm tốt công tác dọn vệ sinh đến đó, tránh nguy cơ phát sinh dịch bệnh do mưa lũ.
Các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và địa phương cần huy động được các đoàn thanh niên nơi ít bị ảnh hưởng thiên tai cần hỗ trợ khu vực đang bị thiệt hại nặng hơn, với các công việc cụ thể như dựng lại nhà cho các hộ dân bị đổ sập, không để người dân nào trong tình trạng “màn trời chiếu đất”.
Các địa phương tập trung khắc phục hạ tầng cơ sở bị thiệt hại, đặc biệt chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho vụ sản xuất vụ Đông Xuân mới, để người dân vùng lũ có cuộc sống bình yên hơn trong năm 2017.
Ở các địa phương phải đảm bảo giao thông đi lại thuận tiện, an toàn, xử lý ngay các hạ tầng quan trọng bị hư hỏng. Đồng thời, các địa phương cần tập hợp thiệt hại gửi lên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, sau đó báo cáo lên Chính phủ với những đề xuất cụ thể.
Các Bộ, ngành trung ương và địa phương với từng nhiệm vụ được phân công cụ thể cần khẩn trương xuống các địa phương bị thiệt hại mưa lũ để có những hỗ trợ, chỉ đạo khắc phục kịp thời.
Cần làm tốt công tác truyền thông, tuyên dương những tấm gương người tốt việc tốt hỗ trợ nhau trong mưa lũ. Trong lúc khó khăn do thiệt hại mưa lũ, các địa phương cần làm tốt công tác an ninh, hỗ trợ những gia đình bị thiệt hại, vận động cộng đồng nhân dân phát huy truyền thống tương thân tương ái để cùng chung tay giúp người dân vùng lũ khắc phục thiệt hại.
Miền Trung: 15 người chết và mất tích, 10 người bị thương do mưa lũ
Báo cáo của Chi cục phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung và Tây Nguyên sáng 17/12 – cho biết, trong đợt mưa lũ từ ngày 12/112 đến 17h ngày 16/12 đã khiến 9 người chết, 6 người mất tích và 10 người bị thương.
Trong đó, TT Huế có 2 người chết, 1 người mất tích; Bình Định: 6 người chết, 5 người mất tích; Khánh Hòa: 1 người chết; Quảng Nam: 2 người bị thương; Quảng Ngãi: 2 người bị thương; Phú Yên: 6 người bị thương.
Mưa lũ cũng làm sập đổ 75 ngôi nhà (Quảng Nam: 13 nhà, Quảng Ngãi: 4 nhà, Bình Định: 42 nhà, Phú Yên: 5 nhà, Khánh Hòa: 11 nhà); 49 ngôi nhà bị hư hỏng (Quảng Ngãi: 3 nhà, Bình Định: 26 nhà, Phú Yên: 20 nhà); 116.829 ngôi nhà bị ngập; 8.799 ha diện tích lúa bị ngập, úng; 6.093 ha diện tích rau, hoa màu bị ngập, hư hại; 848 con gia súc bị chết; 49.937 con gia cầm bị chết.
Ước tổng thiệt hại bằng tiền: Khánh Hòa: 56 tỷ đồng, Phú Yên: 37,3 tỷ đồng, các tỉnh khác đang tiếp tục cập nhật.
Mưa lũ khiến nhiều tuyến đường ở Quảng Ngãi bị ngập (ảnh Bảo An)Tại Thừa Thiên Huế: Quốc lộ 49B từ Km47+400 đến Km48 đoạn qua xã Hương Phong, TX Hương Trà ngập sâu 0,5m từ 16h ngày 15/12; các tuyến đường khu vực Bắc, Nam sông vẫn còn ngập; các tuyến đường trên địa bàn huyện Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà vẫn còn ngập cục bộ, gây chia cắt giao thông.
Tại Quảng Nam: Có 15.231 nhà bị ngập tại các huyện Duy Xuyên, Quế Sơn, Đại Lộc, Hội An, Nông Sơn, Đông Giang.
Tại Quảng Ngãi: Hiện có 54 phường, xã/06 huyện: Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, TP. Quảng Ngãi đang bị ngập lụt.
Tại Bình Định: Hiện có 87 phường, xã/11 huyện: TP. Quy Nhơn, Tuy Phước, TX An Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, Hoài Nhơn, An Lão, Vân Canh, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh bị ngập.
Tại Phú Yên: Lũ trên các triền sông lên nhanh đã gây ngập lụt, cô lập cục bộ một số khu dân cư trên địa bàn các huyện Tây Hòa, Đông Hòa, Đồng Xuân, Tuy An và thị xã Sông Cầu ngập trở lại. Tính đến 16 giờ ngày 16/12 đã có 20 xã, 45 thôn đã bị ngập lũ, chia cắt với số nhà bị ngập: 3.605 nhà.
Tại Gia Lai: Một số ngầm tràn bị ngập sâu, giao thông bị chia cắt, một số khu dân cư thuộc huyện Kbang, huyện Kông Chro và thị xã An Khê bị ngập, chia cắt. Trong đó huyện Kông Chro có 14 làng/5 xã bị cô lập.
Báo cáo của Chi cục phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung và Tây Nguyên cũng - cho biết, lũ trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận và Gia Lai đang xuống. Tình trạng ngập lụt sâu, diện rộng nghiêm trọng vẫn tiếp diễn tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai; các tỉnh Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Khánh Hòa giảm dần.
Cảnh báo: Nguy cơ cao xảy ra tình trạng sạt lở đất các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định và Gia Lai. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 2- 3.
Hiện nay (17/12), gió mùa đông bắc kết hợp với nhiễu động gió đông trên cao đang hoạt động yếu dần.
Dự báo: Trong đêm nay và ngày mai, mưa to đến rất to ở các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Khánh Hòa giảm nhanh; tổng lượng mưa trong 24 giờ tới (tính đến 19 giờ ngày 17/12) phổ biến khoảng 40-80mm. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Từ ngày 18-20/12, mưa vừa, mưa to có khả năng tăng trở lại ở các tỉnh từ Quảng Nam đến Ninh Thuận với tổng lượng mưa phổ biến 100-150mm, riêng Bình Định đến Khánh Hòa 200-250mm.
Quang cảnh Hội nghị.
Đó là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ miền Trung diễn ra tại Hà Nội, sáng ngày 17/12.Tại Hội nghị trên, đại diện Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết, mưa lũ từ giữa tháng 10/2016 đến nay đã làm 111 người chết và mất tích, 121 người bị thương; hơn 316.700 nhà bị ngập, hư hại; hơn 42.800 ha lúa, hơn 4.700 ha mạ và hơn 39.000 ha hoa màu bị ngập hư hại,… Tổng thiệt hại ước tính gần 8.600 tỷ đồng.
Riêng đợt mưa lũ từ ngày 12/12 đến ngày 16/12 đã làm 15 người chết, mất tích (Thừa Thiên Huế: 3 người chết, Bình Định 6 người chết, 5 người mất tích, Khánh Hòa: 1 người chết); 127 nhà bị sập đổ, tốc mái, hư hỏng; 111.851 nhà bị ngập nước; 10.059 ha lúa bị ngập, hư hại và nhiều thiệt hại về cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi.
Nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp: Bước đầu các tỉnh đề xuất Chính phủ xem xét hỗ trợ khẩn cấp như sau: Về lương thực: 5.850 tấn gạo và 5 tấn lương khô; Về thuốc khử trùng, vệ sinh môi trường, phòng dịch cho người: 8 tấn Cloruamin B và một số chủng loại khác.
Về hỗ trợ giống cây trồng phục vụ sản xuất: 300 tấn lúa giống, 20 tấn ngô giống và 5 tấn rau, đậu các loại (Thừa thiên Huế) và 102 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ lúa giống, hoa màu, cây trồng, vật nuôi và thủy sản (Quảng Nam 8 tỷ, Quảng Ngãi 7 tỷ, Bình Định 13 tỷ, Ninh Thuận 1 tỷ).
Về kinh phí hỗ trợ khắc phục cấp bách về hạ tầng, giao thông, thủy lợi: 1.282 tỷ đồng.
Ông Hoàng Đức Cường cho biết, miền Trung trong thời gian tới sẽ xuất hiện đợt mưa lũ mới.
Cũng theo ông Cường, khoảng từ ngày 23-24/12 một vùng áp thấp có khả năng vào Biển Đông kết hợp với không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ và gây mưa lớn.
“Từ ngày 26-28/12 các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa sẽ xuất hiện đợt mưa lũ mới ở mức xấp xỉ báo động 2 (BĐ2), có nơi ở mức BĐ 3. Đợt lũ này không kéo dài, hi vọng chỉ trong 2-3 ngày là chấm dứt) – ông Hoàng Đức Cường nói.
Không được để dân đói, khát và bệnh tật
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Không được người dân vùng lũ nào bị đói, khát và bệnh tật".
Trước tình hình mưa lũ còn diễn biến phức tạp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các bộ, ngành trung ương và địa phương một số vấn đề sau:
Tiếp tục ứng phó, cứu trợ kịp thời khu vực đang chịu ảnh hưởng bởi mưa lũ, không được để thiệt hại tiếp xảy ra. Đảm bảo an toàn cho các hồ đập, các di sản văn hóa tại các địa phương.
Tập trung cứu dân, tuyệt đối không được người dân nào đói, khát và bệnh tật. Các địa phương đặc biệt chú ý, nước rút đến đâu cần chỉ đạo làm tốt công tác dọn vệ sinh đến đó, tránh nguy cơ phát sinh dịch bệnh do mưa lũ.
Các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và địa phương cần huy động được các đoàn thanh niên nơi ít bị ảnh hưởng thiên tai cần hỗ trợ khu vực đang bị thiệt hại nặng hơn, với các công việc cụ thể như dựng lại nhà cho các hộ dân bị đổ sập, không để người dân nào trong tình trạng “màn trời chiếu đất”.
Các địa phương tập trung khắc phục hạ tầng cơ sở bị thiệt hại, đặc biệt chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho vụ sản xuất vụ Đông Xuân mới, để người dân vùng lũ có cuộc sống bình yên hơn trong năm 2017.
Ở các địa phương phải đảm bảo giao thông đi lại thuận tiện, an toàn, xử lý ngay các hạ tầng quan trọng bị hư hỏng. Đồng thời, các địa phương cần tập hợp thiệt hại gửi lên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, sau đó báo cáo lên Chính phủ với những đề xuất cụ thể.
Các Bộ, ngành trung ương và địa phương với từng nhiệm vụ được phân công cụ thể cần khẩn trương xuống các địa phương bị thiệt hại mưa lũ để có những hỗ trợ, chỉ đạo khắc phục kịp thời.
Cần làm tốt công tác truyền thông, tuyên dương những tấm gương người tốt việc tốt hỗ trợ nhau trong mưa lũ. Trong lúc khó khăn do thiệt hại mưa lũ, các địa phương cần làm tốt công tác an ninh, hỗ trợ những gia đình bị thiệt hại, vận động cộng đồng nhân dân phát huy truyền thống tương thân tương ái để cùng chung tay giúp người dân vùng lũ khắc phục thiệt hại.
Miền Trung: 15 người chết và mất tích, 10 người bị thương do mưa lũ
Báo cáo của Chi cục phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung và Tây Nguyên sáng 17/12 – cho biết, trong đợt mưa lũ từ ngày 12/112 đến 17h ngày 16/12 đã khiến 9 người chết, 6 người mất tích và 10 người bị thương.
Trong đó, TT Huế có 2 người chết, 1 người mất tích; Bình Định: 6 người chết, 5 người mất tích; Khánh Hòa: 1 người chết; Quảng Nam: 2 người bị thương; Quảng Ngãi: 2 người bị thương; Phú Yên: 6 người bị thương.
Mưa lũ cũng làm sập đổ 75 ngôi nhà (Quảng Nam: 13 nhà, Quảng Ngãi: 4 nhà, Bình Định: 42 nhà, Phú Yên: 5 nhà, Khánh Hòa: 11 nhà); 49 ngôi nhà bị hư hỏng (Quảng Ngãi: 3 nhà, Bình Định: 26 nhà, Phú Yên: 20 nhà); 116.829 ngôi nhà bị ngập; 8.799 ha diện tích lúa bị ngập, úng; 6.093 ha diện tích rau, hoa màu bị ngập, hư hại; 848 con gia súc bị chết; 49.937 con gia cầm bị chết.
Ước tổng thiệt hại bằng tiền: Khánh Hòa: 56 tỷ đồng, Phú Yên: 37,3 tỷ đồng, các tỉnh khác đang tiếp tục cập nhật.
Mưa lũ khiến nhiều tuyến đường ở Quảng Ngãi bị ngập (ảnh Bảo An)
Tại Quảng Nam: Có 15.231 nhà bị ngập tại các huyện Duy Xuyên, Quế Sơn, Đại Lộc, Hội An, Nông Sơn, Đông Giang.
Tại Quảng Ngãi: Hiện có 54 phường, xã/06 huyện: Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, TP. Quảng Ngãi đang bị ngập lụt.
Tại Bình Định: Hiện có 87 phường, xã/11 huyện: TP. Quy Nhơn, Tuy Phước, TX An Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, Hoài Nhơn, An Lão, Vân Canh, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh bị ngập.
Tại Phú Yên: Lũ trên các triền sông lên nhanh đã gây ngập lụt, cô lập cục bộ một số khu dân cư trên địa bàn các huyện Tây Hòa, Đông Hòa, Đồng Xuân, Tuy An và thị xã Sông Cầu ngập trở lại. Tính đến 16 giờ ngày 16/12 đã có 20 xã, 45 thôn đã bị ngập lũ, chia cắt với số nhà bị ngập: 3.605 nhà.
Tại Gia Lai: Một số ngầm tràn bị ngập sâu, giao thông bị chia cắt, một số khu dân cư thuộc huyện Kbang, huyện Kông Chro và thị xã An Khê bị ngập, chia cắt. Trong đó huyện Kông Chro có 14 làng/5 xã bị cô lập.
Báo cáo của Chi cục phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung và Tây Nguyên cũng - cho biết, lũ trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận và Gia Lai đang xuống. Tình trạng ngập lụt sâu, diện rộng nghiêm trọng vẫn tiếp diễn tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai; các tỉnh Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Khánh Hòa giảm dần.
Cảnh báo: Nguy cơ cao xảy ra tình trạng sạt lở đất các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định và Gia Lai. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 2- 3.
Hiện nay (17/12), gió mùa đông bắc kết hợp với nhiễu động gió đông trên cao đang hoạt động yếu dần.
Dự báo: Trong đêm nay và ngày mai, mưa to đến rất to ở các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Khánh Hòa giảm nhanh; tổng lượng mưa trong 24 giờ tới (tính đến 19 giờ ngày 17/12) phổ biến khoảng 40-80mm. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Từ ngày 18-20/12, mưa vừa, mưa to có khả năng tăng trở lại ở các tỉnh từ Quảng Nam đến Ninh Thuận với tổng lượng mưa phổ biến 100-150mm, riêng Bình Định đến Khánh Hòa 200-250mm.
Theo Dân Trí