Không may phải cắt bỏ cả hai chân rồi dính vào ma túy sau tai nạn, nhưng ông Xuân đã 2 lần cai nghiện thành công và trở thành ông chủ sau nhiều năm trời ra khơi trên lưng vợ.
Hai lần cai nghiện thành công vì thương vợ con
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống đi biển, lên 14 tuổi, ông Lê Văn Xuân (55 tuổi, trú phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) đã bắt đầu cùng bố ra khơi.
Vừa tuổi trưởng thành, người đàn ông này được tuyển thẳng vào làm thợ máy ở Hợp tác xã tàu biển Hồng Hải. Tuy nhiên, ít năm sau, cuộc sống gắn liền với biển cả của ông Xuân phải bỏ ngang sau lần dẫm phải chiếc đinh bị oxy hóa dưới thuyền.
Tranh thủ ngồi nghỉ ngơi, kiểm tra lại lưới sau một chuyến ra khơi trở về, ông Xuân buỗn bã cho biết, do chủ quan, lại ham việc nên vết thương đó bị nhiễm trùng nặng vì lâu ngày, phải cắt bỏ một chân để đảm bảo mạng sống sau khi nhập viện.
“Do bị nhiễm trùng nặng nên tôi phải cắt bỏ chân trái. Chân phải sau đó cũng đã phải cắt bỏ do bị viêm tắc động mạch, đau nhức khắp cơ thể sau vụ tai nạn đáng tiếc đó”, ông Xuân nhớ lại.
Hai vợ chồng ông Xuân chuẩn bị lưới cho chuyến ra khơi mới Đánh mắt sang nhìn vợ với một nụ cười đầy hạnh phúc, ông Xuân rơm rớm nước mắt chia sẻ, những con đau quằn quại sau vụ tai nạn đó khiến mình không còn khả năng ra khơi nữa. Để giảm đau, ông Xuân được bác sỹ tiêm một loại thuốc giảm đau có chất gây nghiện tên Morphine.
Từ người đàn ông trụ cột trong gia đình, ông Xuân bỗng trở thành người tàn phế, phụ thuộc vào vợ con khiến ông càng thêm chán nản rồi sa vào con đường nghiện ngập lúc nào không hay.
Cuộc sống gia đình vốn chật vật từ khi ông Xuân mất đi khả năng lao động của mình nay càng chồng chất thêm khó khăn. Hơn một năm sa đà vào con đường nghiện ngập, ông Xuân bắt đầu tập trói buộc mình để cai nghiện khi thấy mọi tài sản trong nhà lần lượt ra đi để đáp ứng nhu cầu “làn khói trắng”, vợ con nheo nhóc cật lực đi kiếm ăn từng giờ.
Không chân, nhưng ông Xuân vẫn quyết tâm bám biển và làm tốt công việc trước sự ngỡ ngàng của mọi người Bà Hồ Thị Linh (vợ ông Xuân) cho biết, sau một thời gian quyết tâm, ông Xuân cũng đã tự mình cắt được cơn nghiện. Tuy nhiên, chỉ được thời gian, do những cơn đau của bệnh tật khiến ông lại tìm đến ma túy để giảm đau.
Ông kể, do không có tiền vào trại cai nghiện nên đã phải căn dặn vợ con mỗi lúc thấy ông bắt đầu lên cơn thì phải lấy dây trói chặt mình lại để không phá phách. Có những lúc lên cơn thèm thuốc quá, ông phá được cuộn dây rợ quanh mình, lao ra hất tung đồ đạc vỡ loảng choảng xuống nhà để tìm thuốc.
Nhưng sau đó nhìn vợ con ngồi ở góc tường với ánh mắt đờ đẫn, cam chịu thì tim ông đau nhói. Từ đó, ông quyết tâm đoạn tuyệt với “nàng tiên nâu”.
Ngày ngày cõng chồng đi “làm điều không tưởng”
Bà Linh cho biết, lúc người chồng dứt ra được khỏi ma túy cũng là lúc kinh tế của gia đình đã kiệt quệ. Tuy nhiên, khi nghe ông Xuân bàn đi vay mướn tiền về mua sắm thuyền để ra khơi làm lại sự nghiệp khiếng bà từ choáng váng đến rơi nước mắt. Nghe tin ông Xuân sắm tàu đi biển, nhiều người từ ngạc nhiên rồi hoài nghi, chế giễu.
“Người bình thường đầu tư chắc chi đã làm được huống chi không có chân mà mua thuyền đi đánh cá”, bà Linh nói và cho biết không những can ngăn mà còn tạo nhiều động lực, ngày ngày cõng chồng ra thuyền đi biển rồi lại cõng chồng về nhà sau mỗi chuyến.
Người vợ âm thầm cõng chồng đi xây dựng lại sự nghiệp mỗi ngày Rồi hình ảnh người phụ nữ khắc khổ cứ âm thầm cõng chồng gần một km đi “làm điều không tưởng” mà nhiều người vẫn bĩu môi cười. Hơn 3 năm sau ngày ra khơi trở lại, với sự quyết tâm và bằng kinh nghiệm nhiều năm trong nghề của mình, ông Xuân đã chứng tỏ cho mọi người thất bản thân không hề thua kém những ngư dân lành nghề khác.
Năm 2006, người đàn ông tật nguyền này quyết định dồn tất cả vốn liếng đầu tư một con tàu công suất 200 mã lực với giá 1,7 tỷ đồng ra khơi. Với tần suất ra khơi từ 20-25 chuyến mỗi năm, ông Xuân đã trả hết nợ nần, xây dựng lại nhà cửa khang trang cho vợ con khiến nhiều người nể phục.
Ông Trần Ngọc Hà, Chủ tịch UBND Phường Quỳnh Phương, cho biết dù tật nguyền nhưng ông Xuân đã chứng tỏ được một nghị lực phi thường, xứng đáng là một tấm gương cho nhiều người. Từ một người nghiện ngập, hiện ông đã trở thành một chủ thuyền lớn, tạo việc làm thường xuyên cho 15 thuyền viên với thu nhập trung bình từ 7-8 triệu đồng/tháng, và hàng chục lao động thời vụ khác.
Hai lần cai nghiện thành công vì thương vợ con
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống đi biển, lên 14 tuổi, ông Lê Văn Xuân (55 tuổi, trú phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) đã bắt đầu cùng bố ra khơi.
Vừa tuổi trưởng thành, người đàn ông này được tuyển thẳng vào làm thợ máy ở Hợp tác xã tàu biển Hồng Hải. Tuy nhiên, ít năm sau, cuộc sống gắn liền với biển cả của ông Xuân phải bỏ ngang sau lần dẫm phải chiếc đinh bị oxy hóa dưới thuyền.
Tranh thủ ngồi nghỉ ngơi, kiểm tra lại lưới sau một chuyến ra khơi trở về, ông Xuân buỗn bã cho biết, do chủ quan, lại ham việc nên vết thương đó bị nhiễm trùng nặng vì lâu ngày, phải cắt bỏ một chân để đảm bảo mạng sống sau khi nhập viện.
“Do bị nhiễm trùng nặng nên tôi phải cắt bỏ chân trái. Chân phải sau đó cũng đã phải cắt bỏ do bị viêm tắc động mạch, đau nhức khắp cơ thể sau vụ tai nạn đáng tiếc đó”, ông Xuân nhớ lại.
Hai vợ chồng ông Xuân chuẩn bị lưới cho chuyến ra khơi mới
Từ người đàn ông trụ cột trong gia đình, ông Xuân bỗng trở thành người tàn phế, phụ thuộc vào vợ con khiến ông càng thêm chán nản rồi sa vào con đường nghiện ngập lúc nào không hay.
Cuộc sống gia đình vốn chật vật từ khi ông Xuân mất đi khả năng lao động của mình nay càng chồng chất thêm khó khăn. Hơn một năm sa đà vào con đường nghiện ngập, ông Xuân bắt đầu tập trói buộc mình để cai nghiện khi thấy mọi tài sản trong nhà lần lượt ra đi để đáp ứng nhu cầu “làn khói trắng”, vợ con nheo nhóc cật lực đi kiếm ăn từng giờ.
Không chân, nhưng ông Xuân vẫn quyết tâm bám biển và làm tốt công việc trước sự ngỡ ngàng của mọi người
Ông kể, do không có tiền vào trại cai nghiện nên đã phải căn dặn vợ con mỗi lúc thấy ông bắt đầu lên cơn thì phải lấy dây trói chặt mình lại để không phá phách. Có những lúc lên cơn thèm thuốc quá, ông phá được cuộn dây rợ quanh mình, lao ra hất tung đồ đạc vỡ loảng choảng xuống nhà để tìm thuốc.
Nhưng sau đó nhìn vợ con ngồi ở góc tường với ánh mắt đờ đẫn, cam chịu thì tim ông đau nhói. Từ đó, ông quyết tâm đoạn tuyệt với “nàng tiên nâu”.
Ngày ngày cõng chồng đi “làm điều không tưởng”
Bà Linh cho biết, lúc người chồng dứt ra được khỏi ma túy cũng là lúc kinh tế của gia đình đã kiệt quệ. Tuy nhiên, khi nghe ông Xuân bàn đi vay mướn tiền về mua sắm thuyền để ra khơi làm lại sự nghiệp khiếng bà từ choáng váng đến rơi nước mắt. Nghe tin ông Xuân sắm tàu đi biển, nhiều người từ ngạc nhiên rồi hoài nghi, chế giễu.
“Người bình thường đầu tư chắc chi đã làm được huống chi không có chân mà mua thuyền đi đánh cá”, bà Linh nói và cho biết không những can ngăn mà còn tạo nhiều động lực, ngày ngày cõng chồng ra thuyền đi biển rồi lại cõng chồng về nhà sau mỗi chuyến.
Người vợ âm thầm cõng chồng đi xây dựng lại sự nghiệp mỗi ngày
Năm 2006, người đàn ông tật nguyền này quyết định dồn tất cả vốn liếng đầu tư một con tàu công suất 200 mã lực với giá 1,7 tỷ đồng ra khơi. Với tần suất ra khơi từ 20-25 chuyến mỗi năm, ông Xuân đã trả hết nợ nần, xây dựng lại nhà cửa khang trang cho vợ con khiến nhiều người nể phục.
Ông Trần Ngọc Hà, Chủ tịch UBND Phường Quỳnh Phương, cho biết dù tật nguyền nhưng ông Xuân đã chứng tỏ được một nghị lực phi thường, xứng đáng là một tấm gương cho nhiều người. Từ một người nghiện ngập, hiện ông đã trở thành một chủ thuyền lớn, tạo việc làm thường xuyên cho 15 thuyền viên với thu nhập trung bình từ 7-8 triệu đồng/tháng, và hàng chục lao động thời vụ khác.
Theo Phunuonline