Trong 3 người con của vợ chồng anh Thân thì duy nhất người con thứ hai là khỏe mạnh. Người chị đầu dù đã được mổ tim nhưng tình trạng sức khỏe cũng chỉ được 70%. Đau đớn hơn cháu Đặng Xuân Phúc sinh được 10 ngày tuổi cũng mang trong mình căn bệnh tim bẩm sinh hiểm nghèo.
Sự sống mong manh của cháu đang lay lắt từng giờ nếu không được mổ kịp thời. Tâm sự cùng PV Dân trí, anh Thân bảo: “Giờ sự sống cả hai đứa như “ngàn cân treo sợi tóc” không biết còn bấu víu vào đâu nữa…”.
Số phận nghiệt ngã
Chúng tôi tìm về gia đình anh Đặng Văn Thân và chị Đoàn Thị Lam (ở xóm 1, xã Diễn Bình, Diễn Châu, Nghệ An) với bao gian nan vất vả.
Gặp anh nơi cái quán nhỏ chưa đầy 10m2 ngay cổng chợ, hàng ngày mọi người vẫn thấy người đàn ông với dáng hình gầy gò, khắc khổ luôn tay quét dọn cho công việc mưu sinh ở đây. Quán bia, nước giải khát nhỏ bé với thu nhập ít ỏi là nguồn thu nhập chính để lo cho cả gia đình, trong đó hai đứa con nhỏ là nặng nhất khi mắc bệnh tim bẩm sinh.
Mặc dù mới được 1 tháng tuổi nhưng cháu Phúc bị căn bệnh tim bẩm sinh hành hạ.Nhắc đến hoàn cảnh vợ chồng anh Thân và chị Lam ai ở mảnh đất nghèo khổ Diễn Bình cũng thương xót cho số phận của đôi vợ chồng trẻ này. “Thằng Thân và con Lam nó hiền lành, tháo vát chịu khó làm ăn lắm đó. Nhưng số phận con cái của vợ chồng nó thì vất vả, gian nan lắm”, một người dân sống gần gia đình anh Thân chia sẻ.
Tâm sự cùng chúng tôi, anh Đặng Văn Thân không giấu được nỗi buồn về cuộc sống vốn nghiệt ngã đến với gia đình anh. Anh bảo: “Tôi và vợ kết hôn đã được hơn 10 năm rồi. Cuộc sống nơi vùng quê nghèo, gia đình ông bà cũng không giàu có dù đã cố gắng bươn chải, yêu thương nhau để cố gắng làm ăn, song số phận nghiệt ngã thật là quá đau lòng. Ba đứa sinh ra thì hai cháu bị bệnh tim bẩm sinh hiểm nghèo, sự sống của các cháu như “ngàn cân treo sợi tóc” nếu như không có tiền để chữa trị”.
Năm 2006, vợ anh sinh bé Đặng Thị Quế Anh trong niềm vui mừng hân hoan của gia đình, làng xóm. Cũng trong thời gian này, sau nhiều năm tích góp được ít tiền nên vợ chồng anh quyết định mua một miếng đất nhỏ và đang xây dựng cái nhà làm nơi an cư lạc nghiệp. Tuy nhiên, niềm vui đó chưa kịp mừng đã vụt tắt khi công việc xây căn nhà dở dang thì bé Đặng Thị Quế Anh bỗng dưng đau đớn. Vợ chồng anh Thân đưa con đi khám phát hiện bé Quế Anh bị tim bẩm sinh nặng (lúc này cháu tròn 9 tháng tuổi).
Người chị cháu Quế Anh cũng là "nạn nhân" của căn bệnh tim bẩm sinh, dù đã trải qua phẫu thuật nhưng nay sức khỏe chỉ được 70%. Giờ lại thêm đứa em út cũng mang căn bệnh tim bẩm sinh nặng. Hai chị em đang chờ vào một phép màu để thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” của căn bệnh tim bẩm sinh hành hạ.Gác lại chuyện làm nhà, vợ chồng anh đưa con ra Hà Nội để khám thì được bác sĩ cho biết bé Quế Anh bị tim bẩm sinh rất nặng.
“Nghe bác sĩ nói vậy tôi như choáng váng không còn tin vào mình nữa. Nhìn con gái mới 9 tháng tuổi mắc tim bẩm sinh mà lòng tôi như lửa thiêu đốt. Rồi tôi động viên vợ cố kìm nén nỗi buồn để cả hai cố gắng kiếm tiền mà mổ tim cho con”, anh Thân tâm sự.
Sức khỏe của cháu càng ngày càng yếu dần, nhất là vào mùa đông da của cháu cứ bầm tím như quả cà tím, rồi thường xuyên lên cơn co giật, ngất xỉu...khiến vợ chồng anh càng thêm lo lắng. Thương con nhưng vợ chồng anh cũng không biết làm gì ngoài việc đưa cháu đi khám định kỳ và trông chờ vào những viên thuốc bảo hiểm.
Sau hai năm tình trạng sức khỏe cháu Quế Anh trở nên nghiêm trọng, theo lời khuyên của các bác sĩ thì cháu phải mổ sớm để có cơ hội sống. Tuy nhiên, số tiền để cho ca phẫu thuật của con cũng ngót 200 triệu đồng.
Cháu Đặng Thị Quế Anh là một học sinh xuất sắc nhưng cũng mang trong mình căn bệnh tim bẩm sinh nên con đường đến trường chưa biết dừng lại lúc nào.“Thương con, nhiều đêm hai vợ chồng tôi chỉ biết ôm cháu vào lòng mà khóc, vì không biết lấy đâu ra 200 triệu đồng để cho con phẫu thuật cho con?”, anh Thân nói ngắt quãng.
Để có tiền chữa bệnh cho con, vợ chồng anh Thân, chị Lam đã không ngại vất vả ngày đêm lam lũ đi làm thuê cuốc mướn từ công việc phụ hồ, làm công cả ngày lẫn đêm… .
Tháng 9/2009, sau gần 3 năm cố gắng chữa trị cho con theo kiểu nhờ vào bàn tay “đấng tối cao” nhưng bệnh tình của cháu không hề thuyên giảm. Trái lại ngày càng tồi tệ hơn.
Căn bệnh cháu Quế Anh đến mức báo động nên anh em, bạn bè đã cho vợ chồng anh chị mượn thêm tiền, ngoài cuốn sổ đỏ phải cầm cố ở ngân hàng nên anh đã quyết định đi mổ tim cho cháu. Với ca mổ kinh phí hết hơn 200 triệu đồng, cháu Quế Anh đã thoát được “lưỡi hái tử thần” nhưng tình trạng sức khỏe bây giờ cũng chỉ đạt 70%.
Hiện nay bé Quế Anh đã được 11 tuổi, nhưng sức khỏe vẫn chưa ổn định, thân hình gầy gò, 10 ngón tay lúc nào cũng thâm tím của di chứng bệnh tim. Dù mang bệnh tật nặng, nhưng hằng ngày cháu vẫn luôn cố gắng chăm học, năm nào cũng đều đạt học sinh giỏi, ngoan hiền, được thầy cô bạn bè mến thương.
Thương con nhưng không có tiền, vợ chồng anh Thân ôm con về nhà mặc cho số phận.“Dù bệnh tật nhưng cháu lại thích đi học. Nhiều năm liền cháu là học sinh xuất sắc của trường rồi... Nhưng với tình trạng sức khỏe như hiện tại thì con đường đến trường của cháu cũng không biết dừng lại lúc nào?”, chị Lam chia sẻ.
“Chú thấy đó năm nay cháu đậu vào trường chuyên của huyện, nhưng thầy cô khuyên không nên cho cháu học tại đây vì sợ cháu không bảo đảm sức khỏe” anh Thân buồn bã gạt nước mắt.
“Do người con đầu bị bệnh tim bẩm sinh nặng nên vợ chồng tôi cũng rất e dè trong chuyện sinh bé thứ hai. Nhưng được sự động viên của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp nên 8 năm sau vợ chồng tôi quyết định có thêm em bé. Khi vợ tôi mang thai, tôi rất lo lắng vì hàng ngày phải còn chăm sóc chị gái và phải uống thuốc thường xuyên. May mắn đã mỉm cười với gia đình tôi khi bé chào đời khỏe mạnh và đặt tên cháu là Đặng Thị Ly La. Tên này do một người đỡ đầu giúp đỡ cho bé Quế Anh trong thời gian chữa bệnh ở Hà Nội”, anh Thân chia sẻ thêm.
Hy vọng vào một phép màu
Người con thứ hai là bé Đặng Thị Ly La sinh ra khỏe mạnh, với gương mặt xinh xắn, đáng yêu... nhiều người thân, bạn bè đến chúc mừng vợ chồng anh chị. Và bé Ly La lớn lên trong vòng tay thương yêu của gia đình, anh em, bà con lối xóm và đặc biệt cháu phát triển bình thường. Để “có nếp có tẻ” nên vợ chồng anh Thân quyết định sinh thêm một cháu nữa.
Trong thời gian đầu mang thai, chị Lam vẫn thấy bình thường nhưng sang tháng thứ 7 trong một lần đi khám siêu âm ở bệnh viện. Khi cầm kết quả trên tay chị không dám tin vào mắt mình.
“Nghe bác sĩ kết luận, tôi như sét đánh ngang tai, tay chân rụng rời. Nhìn hình hài của đứa con bé xíu, đáng thương mà phải bỏ đi tôi thấy đau đớn vô cùng. Nghĩ đến người con gái đầu tôi đã xót xa nay đến đứa em cũng vậy tôi thực sự như muốn ngã quỵ...”, chị Lam chua xót nói.
Mặc dù mang thai đứa con dị tật, chưa chào đời nhưng không có cách nào khác là phải nhẫn tâm bỏ đi cái thai trong bụng. Nhưng chị nghĩ, còn hi vọng, “còn nước còn tát” chứ không thể nhẫn tâm “bỏ con” để rồi sau này hối hận cả đời. Biết đó là một thử thách cực kỳ lớn, nếu cháu ra đời thì càng thêm khó khăn trăm bề. Nhưng bỏ qua tất cả những lời thị phi, đàm tiếu cả những lời khuyên, anh chị vẫn quyết giữ bào thai và cho con một cơ hội sống, một cơ hội làm người dù biết rằng nếu đứa con của mình có sống thì cũng mang bệnh tật suốt đời.
Quán bia nhỏ chính là nguồn thu nhập chính cho cả gia đình. Nhưng cũng chỉ bán được bài ba cốc bia, dăm gói lạc, bánh khô...nên việc kiếm tiền để phẫu thuật tim cho con là cả một vấn đề lớn.Và cái ngày đứa con chào đời cũng đã đến. Trước hai ngày chuẩn bị cho ca mổ đẻ, các bác sĩ khuyên gia đình phải chuẩn bị lo hậu sự và tinh thần trước vì cơ hội sống sót của cháu chỉ 1%.
“Nghe theo lời bác sĩ, hôm vợ tôi chuẩn bị mổ gia đình đã lo hậu sự trước cho cháu. Mọi người ở nhà cũng đã đóng hộp chuẩn bị đón thi thể cháu về, còn trong bệnh viện các món đồ sơ sinh vợ chồng tôi mua trước đó tôi đã đi phát cho các em bé khác trước lúc cháu chào đời vì nghĩ con mình không được dùng…”, anh Thân nói trong nước mắt .
Và rồi mọi chuyện nằm ngoài sức tưởng tượng cháu sinh ra được 2,8kg, nước da hồng hào, cất tiếng khóc rất lớn trong nỗi bất ngờ của nhiều người. “Hôm đó vợ chồng tôi ôm nhau khóc trong niềm vui vô bờ bến và quyết định đặt tên cho cháu là Phúc. Vì tôi nghĩ ông trời đã ban cho vợ chồng tôi đứa con này còn hơn cả phần phúc nữa...., chị Lam chia sẻ thêm.
Nhưng thêm một lần nữa, niềm vui ấy với vợ chồng anh Thân chỉ đếm trên đầu ngón tay. Dù cháu Phúc ra đời không nguy kịch tính mạng nhưng trái lại căn bệnh tim bẩm sinh vẫn tái hiện như kết quả siêu âm ban đầu. Khi thăm khám cho cháu các bác sĩ khuyên vợ chồng anh Thân nên đưa cháu lên tuyến trên để chữa trị tốt hơn.
Mới được 3 ngày tuổi, vợ chồng anh Thân lại khăn gói đưa con ra Hà Nội để chữa trị. Tại đây sau khi được thăm khám các bác sĩ khuyên hai vợ chồng phải phẫu thuật cho cháu càng sớm càng tốt nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Thăm khám xong, không có tiền nên vợ chồng anh lại đưa con về quê chờ phép màu từ thượng đế. Vì anh chị nghĩ giờ lấy tiền đâu ra để phẫu thuật cho cháu.
“Nợ cũ những năm trước (khi đi mổ cho cháu đầu Quế Anh) nay trả chưa hết, tài sản duy nhất được căn nhà 3 gian thì đã cầm cố ở ngân hàng rồi, bây giờ biết bấu víu vào đâu nữa”, anh Thân buồn bã.
Hiện nay, cháu Đặng Xuân Phúc đã trong 1 tháng tuổi. Căn bệnh tim vẫn ngày đêm hành hạ. Cơ thể cháu gầy gò ốm yếu, da xanh ngắt như tàu chuối, thi thoảng cháu lại lên cơn rồi ngất lịm vì đuối sức.
Nhìn đứa con mới 1 tháng tuổi chống chọi với bệnh tật mà lòng quặn thắt. Cái quán nhỏ của gia đình chỉ bán được vài cốc bia, dăm ba cái bánh khô, gói lạc... còn đồng ruộng được vài sào lúa chưa đủ ăn, chứ nói đến chuyện tiền để phẫu thuật cho con là điều có nằm mơ cũng không thấy.
Do không có điều kiện để con nằm ở bệnh viện chữa trị, nên anh chị cố vay mượn được ít tiền của anh em mua một số thuốc cần thiết để hỗ trợ con trong điều trị bệnh tim gần 1 tháng qua. Tuy nhiên, đến nay số thuốc cũng cạn kiệt, tiền đi vay cũng không ai dám cho. Bởi nếu có cho vay, thì biết đến khi nào vợ chồng anh chị mới trả được.
Đơn xác nhận hoàn cảnh của gia đình anh Đặng Văn Thân gửi đến Báo Dân trí.“Bác sĩ bảo thằng cu nhà tôi bắt buộc phải phẫu thuật sớm, chi phí phẫu thuật lên tới cả trăm triệu chưa kể phí sau khi mổ. Vợ chồng tôi giờ bất lực rồi, đành ngậm ngùi đưa cháu về nhà vậy. Hạn đến ngày mổ thì đang cận kề mà chúng tôi chưa có lấy một xu nên đứng ngồi không yên chỉ mong nhận được sự giúp đỡ để cứu được cháu...”, anh Thân cầu cứu rong nước mắt.
Nhìn đứa con mới 1 tháng tuổi khóc ngặt từng cơn khi phải chịu những đau đớn của những mũi tiêm, của những đợt tiêm thuốc vào cơ thể khiến vợ chồng anh như cắt từng khúc ruột. Tâm sự với PV Dân trí, vợ chồng anh Thân khẩn khoản các nhà hảo tâm xin hãy cứu lấy con anh dù chỉ một lần. Còn nếu không anh chỉ mong vào phép màu từ đấng tối cao để cứu lấy người con trai của mình khi mà thời gian đang dần trôi nhanh và căn bệnh càng trở nên nặng hơn.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
- Anh Đặng Văn Thân ở xóm 1, xã Diễn Bình, Diễn Châu, Nghệ An.
- SĐT: 0973 488 698
Sự sống mong manh của cháu đang lay lắt từng giờ nếu không được mổ kịp thời. Tâm sự cùng PV Dân trí, anh Thân bảo: “Giờ sự sống cả hai đứa như “ngàn cân treo sợi tóc” không biết còn bấu víu vào đâu nữa…”.
Số phận nghiệt ngã
Chúng tôi tìm về gia đình anh Đặng Văn Thân và chị Đoàn Thị Lam (ở xóm 1, xã Diễn Bình, Diễn Châu, Nghệ An) với bao gian nan vất vả.
Gặp anh nơi cái quán nhỏ chưa đầy 10m2 ngay cổng chợ, hàng ngày mọi người vẫn thấy người đàn ông với dáng hình gầy gò, khắc khổ luôn tay quét dọn cho công việc mưu sinh ở đây. Quán bia, nước giải khát nhỏ bé với thu nhập ít ỏi là nguồn thu nhập chính để lo cho cả gia đình, trong đó hai đứa con nhỏ là nặng nhất khi mắc bệnh tim bẩm sinh.
Mặc dù mới được 1 tháng tuổi nhưng cháu Phúc bị căn bệnh tim bẩm sinh hành hạ.
Tâm sự cùng chúng tôi, anh Đặng Văn Thân không giấu được nỗi buồn về cuộc sống vốn nghiệt ngã đến với gia đình anh. Anh bảo: “Tôi và vợ kết hôn đã được hơn 10 năm rồi. Cuộc sống nơi vùng quê nghèo, gia đình ông bà cũng không giàu có dù đã cố gắng bươn chải, yêu thương nhau để cố gắng làm ăn, song số phận nghiệt ngã thật là quá đau lòng. Ba đứa sinh ra thì hai cháu bị bệnh tim bẩm sinh hiểm nghèo, sự sống của các cháu như “ngàn cân treo sợi tóc” nếu như không có tiền để chữa trị”.
Năm 2006, vợ anh sinh bé Đặng Thị Quế Anh trong niềm vui mừng hân hoan của gia đình, làng xóm. Cũng trong thời gian này, sau nhiều năm tích góp được ít tiền nên vợ chồng anh quyết định mua một miếng đất nhỏ và đang xây dựng cái nhà làm nơi an cư lạc nghiệp. Tuy nhiên, niềm vui đó chưa kịp mừng đã vụt tắt khi công việc xây căn nhà dở dang thì bé Đặng Thị Quế Anh bỗng dưng đau đớn. Vợ chồng anh Thân đưa con đi khám phát hiện bé Quế Anh bị tim bẩm sinh nặng (lúc này cháu tròn 9 tháng tuổi).
Người chị cháu Quế Anh cũng là "nạn nhân" của căn bệnh tim bẩm sinh, dù đã trải qua phẫu thuật nhưng nay sức khỏe chỉ được 70%. Giờ lại thêm đứa em út cũng mang căn bệnh tim bẩm sinh nặng. Hai chị em đang chờ vào một phép màu để thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” của căn bệnh tim bẩm sinh hành hạ.
“Nghe bác sĩ nói vậy tôi như choáng váng không còn tin vào mình nữa. Nhìn con gái mới 9 tháng tuổi mắc tim bẩm sinh mà lòng tôi như lửa thiêu đốt. Rồi tôi động viên vợ cố kìm nén nỗi buồn để cả hai cố gắng kiếm tiền mà mổ tim cho con”, anh Thân tâm sự.
Sức khỏe của cháu càng ngày càng yếu dần, nhất là vào mùa đông da của cháu cứ bầm tím như quả cà tím, rồi thường xuyên lên cơn co giật, ngất xỉu...khiến vợ chồng anh càng thêm lo lắng. Thương con nhưng vợ chồng anh cũng không biết làm gì ngoài việc đưa cháu đi khám định kỳ và trông chờ vào những viên thuốc bảo hiểm.
Sau hai năm tình trạng sức khỏe cháu Quế Anh trở nên nghiêm trọng, theo lời khuyên của các bác sĩ thì cháu phải mổ sớm để có cơ hội sống. Tuy nhiên, số tiền để cho ca phẫu thuật của con cũng ngót 200 triệu đồng.
Cháu Đặng Thị Quế Anh là một học sinh xuất sắc nhưng cũng mang trong mình căn bệnh tim bẩm sinh nên con đường đến trường chưa biết dừng lại lúc nào.
Để có tiền chữa bệnh cho con, vợ chồng anh Thân, chị Lam đã không ngại vất vả ngày đêm lam lũ đi làm thuê cuốc mướn từ công việc phụ hồ, làm công cả ngày lẫn đêm… .
Tháng 9/2009, sau gần 3 năm cố gắng chữa trị cho con theo kiểu nhờ vào bàn tay “đấng tối cao” nhưng bệnh tình của cháu không hề thuyên giảm. Trái lại ngày càng tồi tệ hơn.
Căn bệnh cháu Quế Anh đến mức báo động nên anh em, bạn bè đã cho vợ chồng anh chị mượn thêm tiền, ngoài cuốn sổ đỏ phải cầm cố ở ngân hàng nên anh đã quyết định đi mổ tim cho cháu. Với ca mổ kinh phí hết hơn 200 triệu đồng, cháu Quế Anh đã thoát được “lưỡi hái tử thần” nhưng tình trạng sức khỏe bây giờ cũng chỉ đạt 70%.
Hiện nay bé Quế Anh đã được 11 tuổi, nhưng sức khỏe vẫn chưa ổn định, thân hình gầy gò, 10 ngón tay lúc nào cũng thâm tím của di chứng bệnh tim. Dù mang bệnh tật nặng, nhưng hằng ngày cháu vẫn luôn cố gắng chăm học, năm nào cũng đều đạt học sinh giỏi, ngoan hiền, được thầy cô bạn bè mến thương.
Thương con nhưng không có tiền, vợ chồng anh Thân ôm con về nhà mặc cho số phận.
“Chú thấy đó năm nay cháu đậu vào trường chuyên của huyện, nhưng thầy cô khuyên không nên cho cháu học tại đây vì sợ cháu không bảo đảm sức khỏe” anh Thân buồn bã gạt nước mắt.
“Do người con đầu bị bệnh tim bẩm sinh nặng nên vợ chồng tôi cũng rất e dè trong chuyện sinh bé thứ hai. Nhưng được sự động viên của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp nên 8 năm sau vợ chồng tôi quyết định có thêm em bé. Khi vợ tôi mang thai, tôi rất lo lắng vì hàng ngày phải còn chăm sóc chị gái và phải uống thuốc thường xuyên. May mắn đã mỉm cười với gia đình tôi khi bé chào đời khỏe mạnh và đặt tên cháu là Đặng Thị Ly La. Tên này do một người đỡ đầu giúp đỡ cho bé Quế Anh trong thời gian chữa bệnh ở Hà Nội”, anh Thân chia sẻ thêm.
Hy vọng vào một phép màu
Người con thứ hai là bé Đặng Thị Ly La sinh ra khỏe mạnh, với gương mặt xinh xắn, đáng yêu... nhiều người thân, bạn bè đến chúc mừng vợ chồng anh chị. Và bé Ly La lớn lên trong vòng tay thương yêu của gia đình, anh em, bà con lối xóm và đặc biệt cháu phát triển bình thường. Để “có nếp có tẻ” nên vợ chồng anh Thân quyết định sinh thêm một cháu nữa.
Trong thời gian đầu mang thai, chị Lam vẫn thấy bình thường nhưng sang tháng thứ 7 trong một lần đi khám siêu âm ở bệnh viện. Khi cầm kết quả trên tay chị không dám tin vào mắt mình.
“Nghe bác sĩ kết luận, tôi như sét đánh ngang tai, tay chân rụng rời. Nhìn hình hài của đứa con bé xíu, đáng thương mà phải bỏ đi tôi thấy đau đớn vô cùng. Nghĩ đến người con gái đầu tôi đã xót xa nay đến đứa em cũng vậy tôi thực sự như muốn ngã quỵ...”, chị Lam chua xót nói.
Mặc dù mang thai đứa con dị tật, chưa chào đời nhưng không có cách nào khác là phải nhẫn tâm bỏ đi cái thai trong bụng. Nhưng chị nghĩ, còn hi vọng, “còn nước còn tát” chứ không thể nhẫn tâm “bỏ con” để rồi sau này hối hận cả đời. Biết đó là một thử thách cực kỳ lớn, nếu cháu ra đời thì càng thêm khó khăn trăm bề. Nhưng bỏ qua tất cả những lời thị phi, đàm tiếu cả những lời khuyên, anh chị vẫn quyết giữ bào thai và cho con một cơ hội sống, một cơ hội làm người dù biết rằng nếu đứa con của mình có sống thì cũng mang bệnh tật suốt đời.
Quán bia nhỏ chính là nguồn thu nhập chính cho cả gia đình. Nhưng cũng chỉ bán được bài ba cốc bia, dăm gói lạc, bánh khô...nên việc kiếm tiền để phẫu thuật tim cho con là cả một vấn đề lớn.
“Nghe theo lời bác sĩ, hôm vợ tôi chuẩn bị mổ gia đình đã lo hậu sự trước cho cháu. Mọi người ở nhà cũng đã đóng hộp chuẩn bị đón thi thể cháu về, còn trong bệnh viện các món đồ sơ sinh vợ chồng tôi mua trước đó tôi đã đi phát cho các em bé khác trước lúc cháu chào đời vì nghĩ con mình không được dùng…”, anh Thân nói trong nước mắt .
Và rồi mọi chuyện nằm ngoài sức tưởng tượng cháu sinh ra được 2,8kg, nước da hồng hào, cất tiếng khóc rất lớn trong nỗi bất ngờ của nhiều người. “Hôm đó vợ chồng tôi ôm nhau khóc trong niềm vui vô bờ bến và quyết định đặt tên cho cháu là Phúc. Vì tôi nghĩ ông trời đã ban cho vợ chồng tôi đứa con này còn hơn cả phần phúc nữa...., chị Lam chia sẻ thêm.
Nhưng thêm một lần nữa, niềm vui ấy với vợ chồng anh Thân chỉ đếm trên đầu ngón tay. Dù cháu Phúc ra đời không nguy kịch tính mạng nhưng trái lại căn bệnh tim bẩm sinh vẫn tái hiện như kết quả siêu âm ban đầu. Khi thăm khám cho cháu các bác sĩ khuyên vợ chồng anh Thân nên đưa cháu lên tuyến trên để chữa trị tốt hơn.
Mới được 3 ngày tuổi, vợ chồng anh Thân lại khăn gói đưa con ra Hà Nội để chữa trị. Tại đây sau khi được thăm khám các bác sĩ khuyên hai vợ chồng phải phẫu thuật cho cháu càng sớm càng tốt nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Thăm khám xong, không có tiền nên vợ chồng anh lại đưa con về quê chờ phép màu từ thượng đế. Vì anh chị nghĩ giờ lấy tiền đâu ra để phẫu thuật cho cháu.
“Nợ cũ những năm trước (khi đi mổ cho cháu đầu Quế Anh) nay trả chưa hết, tài sản duy nhất được căn nhà 3 gian thì đã cầm cố ở ngân hàng rồi, bây giờ biết bấu víu vào đâu nữa”, anh Thân buồn bã.
Hiện nay, cháu Đặng Xuân Phúc đã trong 1 tháng tuổi. Căn bệnh tim vẫn ngày đêm hành hạ. Cơ thể cháu gầy gò ốm yếu, da xanh ngắt như tàu chuối, thi thoảng cháu lại lên cơn rồi ngất lịm vì đuối sức.
Nhìn đứa con mới 1 tháng tuổi chống chọi với bệnh tật mà lòng quặn thắt. Cái quán nhỏ của gia đình chỉ bán được vài cốc bia, dăm ba cái bánh khô, gói lạc... còn đồng ruộng được vài sào lúa chưa đủ ăn, chứ nói đến chuyện tiền để phẫu thuật cho con là điều có nằm mơ cũng không thấy.
Do không có điều kiện để con nằm ở bệnh viện chữa trị, nên anh chị cố vay mượn được ít tiền của anh em mua một số thuốc cần thiết để hỗ trợ con trong điều trị bệnh tim gần 1 tháng qua. Tuy nhiên, đến nay số thuốc cũng cạn kiệt, tiền đi vay cũng không ai dám cho. Bởi nếu có cho vay, thì biết đến khi nào vợ chồng anh chị mới trả được.
Đơn xác nhận hoàn cảnh của gia đình anh Đặng Văn Thân gửi đến Báo Dân trí.
Nhìn đứa con mới 1 tháng tuổi khóc ngặt từng cơn khi phải chịu những đau đớn của những mũi tiêm, của những đợt tiêm thuốc vào cơ thể khiến vợ chồng anh như cắt từng khúc ruột. Tâm sự với PV Dân trí, vợ chồng anh Thân khẩn khoản các nhà hảo tâm xin hãy cứu lấy con anh dù chỉ một lần. Còn nếu không anh chỉ mong vào phép màu từ đấng tối cao để cứu lấy người con trai của mình khi mà thời gian đang dần trôi nhanh và căn bệnh càng trở nên nặng hơn.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
- Anh Đặng Văn Thân ở xóm 1, xã Diễn Bình, Diễn Châu, Nghệ An.
- SĐT: 0973 488 698
Theo Nguyễn Duy (dantri.com.vn)