• Chào Khách! Khi bạn tham gia CỘNG ĐỒNG HOÀNG MAI (HMO) xin vui lòng đọc kỹ những điều khoản trong bản nội quy... (xem chi tiết)
  • Cộng Đồng Hoàng Mai (HoangMaiOnline) – HMO là một tổ chức Phi Lợi Nhuận, Phi Chính Phủ, Phi Tôn Giáo, nhằm kết nối các thành viên của Thị xã Hoàng Mai và Xứ Nghệ xích lại gần nhau.... (Xem chi tiết)
  • Chào Khách! Hiện nay Cộng Đồng Hoàng Mai, Nghệ An đang hoạt động tích cực, thiếu nhân sự quản lý và phát triển. Vậy BQT thông báo cần tuyển thêm Admin, Mods, PRs... (Xem chi tiết)

TP Vinh Tìm phương án thi hành án, gọi điện cho đương sự tới quán cà phê để "bàn bạc"?

HMO

Administrator
Staff member
Trong quá trình làm việc với đương sự, hai cán bộ gồm Chi Cục phó và chấp hành viên thuộc Chi cục Thi hành án dân sự TP Vinh (Nghệ An) đã làm trái quy định của pháp Luật. Không chỉ vậy, còn có những hành vi khiến đương sự hết sức bức xúc.

Theo đó, quá trình làm việc liên quan tới việc thi hành án một bản án dân sự thì Chi cục Phó chi Cục thi hành án dân sự TP. Vinh là bà Nguyễn Thị Oanh và chấp hành viên Nguyễn Thị Tình đã không tuân thủ theo đúng quy định chung của nghành cũng như quy định tại Chỉ thị số 01/CT-BTP ngày 11/02/2014 của Bộ tư pháp.

Cụ thể, đó là việc bà Oanh đã chủ động gọi điện cho đương sự là chị Nguyễn Thị L.( trú tại TP Vinh, Nghệ An) tới quán cà phê Giáng Xưa trên địa bàn TP Vinh để gặp chấp hành viên tên là Tình – cán bộ trực tiếp được giao nhiệm vụ xử lý nội dung thi hành án vụ việc, để “bàn bạc” tìm phương án thi hành án theo nội dung bản án mà chị L. là người phải chịu thi hành án trong bản án đã nêu sao cho hợp lý.

Bà Oanh Chi cục phó Chi cục Thi hành án và chị Tình (bên trái ảnh) chấp hành viên gọi đương sự ra quán cà phê để "bàn bạc" công việc (Ảnh:HP)
Việc làm nêu trên của Phó Chi cục thi hành án dân sự TP Vinh và chấp hành viên là đi ngược lại với quy định được nêu rõ tại Chỉ thị số 01/CT-BTP ngày 11/02/2014 của Bộ tư pháp về việc tăng cường phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự.

“…tất cả công chức thi hành án khi tiếp, làm việc với tổ chức, cá nhân liên quan phải đeo thẻ công chức. Chỉ tiếp đương sự tại phòng tiếp công dân, phòng khách, các địa điểm do pháp luật quy định; nghiêm cấm tiếp đương sự tại nhà riêng, phòng làm việc, những nơi khác không đúng quy định.” – trong Chỉ thị nêu rõ.

Phân trần về sự việc, bà Oanh cho rằng: “Thật sự đó là do sơ suất, hết sức đáng tiếc. Sau khi lãnh đạo Chi cục nhận được phản ánh về sự việc cũng đã họp, kiểm điểm và nhắc nhở chúng tôi”.

Mặc dù, nội dung liên quan tới việc thi hành bản án đối với chị L. được giao cho chấp hành viên là chị Tình thụ lý, thế nhưng chẳng biết vì lý do nào mà bà Oanh lại “nhiệt tình” tham gia, rồi còn chủ động hẹn đương sự ra quán cà phê gặp cấp dưới của mình để bàn bạc tìm hướng giúp đương sự như vậy?. Biết là sai, nhưng vẫn cố tình làm(!?).

Mặc dù biết rõ cán bộ cấp dưới vi phạm quy định của Bộ tư pháp nhưng vi phạm điều nào, khoản nào thì ông Hải không nắm được (Ảnh:HP)
Trao đổi với PV, ông Đặng Văn Hải – Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án TP Vinh cho biết: “Sau khi nghe phản ánh về việc chị Oanh, Chi cục phó và chị Tình là chấp hành viên đã làm sai quy định của Bộ. Trong cuộc họp giao ban đầu tuần qua, chúng tôi cũng đã kiểm điểm và nhắc nhở hai đồng chí.”

Mặc dù sai phạm của hai cán bộ cấp dưới là rõ ràng và nghiêm trọng bởi lẽ đi ngược lại với Chỉ thị của Bộ tư pháp. Hơn nữa một trong hai cán bộ mắc sai phạm lại là Chi cục phó, thế nhưng, quá trình xử lý chỉ là nhắc nhở trước một cuộc họp giao ban đầu tuần.

Liên quan tới việc làm trái pháp luật của cán bộ Chi cục Thi hành án dân sự TP Vinh, trước đó vào ngày 12/11/2013 CA TP Vinh cũng đã bắt khẩn cấp ba cán bộ thuộc Chi cục này, gồm: Đinh Thị Trà Giang (thủ kho), Đặng Ngọc Thế (nhân viên) và Tạ Đức Anh (bảo vệ) về hành vi biển thủ 200 kg ngà voi là tang vật một vụ án được cất giữ tại kho của Chi cục.

Liên quan tới việc xử lý sai phạm, Chỉ thị số 01/CT-BTP ngày 11/02/2014 của Bộ tư pháp, nêu rõ:
Yêu cầu xử lý nghiêm những trường hợp tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự, kể cả những trường hợp bao che hoặc phát hiện có tiêu cực, tham nhũng nhưng không báo cáo, không có biện pháp ngăn chặn hoặc không xử lý triệt để, bất kể người đó là ai và ở cương vị nào; công chức có hành vi tiêu cực, tham nhũng thì tùy theo tính chất, múc độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự; cán bộ càng cao, trách nhiệm càng lớn, càng phải xử lý nặng. Trong trường hợp bị kết án có hành vi tiêu cực, tham nhũng và bản án có hiệu lưc pháp luật thì bị buộc thôi việc; trường hợp có hành vi tiêu cực, tham nhũng bị kỷ luật chưa đến mức buộc thôi việc thì bố trí sang làm nhiệm vụ khác trong thời hạn ít nhất 02 năm; không xét thi đua, khen thưởng đối với các đơn vị có công chức bị xử lý vi phạm kỷ luật do tiêu cực, tham nhũng trong 01 năm.
Theo PL & XH
 

Ads HMO

Ads HMO

Top